Xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 91 - 100)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.4. Xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch nhân lực

Công tác quy hoạch cán bộ nói chung và quy hoạch đội ngũ công chức nhằm mục đích phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý; đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính

trị trước mắt và lâu dài của từng đơn vị nói riêng và của ngành KTNN nói chung. Để quy hoạch công chức sát với thực tiễn và có tính khả thi, phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch (trình độ, ngành nghề, lĩnh vực công tác, độ tuổi, nam, nữ...); phải nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có, dự báo được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, trên cơ sở đó mới tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch. Để thực hiện quy hoạch đội ngũ công chức có hiệu quả cần đánh giá đội ngũ công chức trước khi đưa vào quy hoạch về phẩm chất đạo đức, chính trị đạo đức lối sống, năng lực thực tiễn và chiều hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra để tạo động lực cho đội ngũ công chức phấn đấu và cũng đảm bảo cơ hội công bằng cho tất cả mọi người thì quy hoạch đội ngũ công chức phải là quy hoạch “mở” và “động” có nghĩa là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng KTNN khu vực hoặc KTNN chuyên ngành, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở đơn vị khác trong ngành. Ngoài ra còn xét trên cơ sở quá trình rèn luyện thực tế nếu người nào ở trong quy hoạch mà kết quả không cao thì có thể đưa ra khỏi quy hoạch và bổ sung đối tượng đủ điều kiện vào quy hoạch. Việc cử công chức trong đơn vị đi đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ.

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ nguồn dài hạn, từ đó đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu luân chuyển, tăng cường cán bộ về cơ sở.

Công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, từ thực trạng đội ngũ công chức để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc.

Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo theo mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức cho việc thực thi công vụ.

4.3.5. Giải pháp tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài lực và vật lực của ngành Kiểm toán để xây dựng và phát triển nhân lực

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với công chức, kiểm toán viên là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành kiểm toán nói chung và của KTNN khu vực II nói riêng. Xây dựng chính sách ưu tiên để tạo bước mạnh mẽ trong việc huy động nguồn lực nhằm đảm bảo cơ sở vật chất mang tính đặc thù cho toàn hệ thống KTNN. Việc xây dựng cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, Kiểm toán viên của KTNN cần tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Xây dựng, trang bị đầy đủ hệ thống trụ sở, phương tiện làm việc cho KTNN ở trung ương và các địa phương theo tiến độ phát triển của KTNN, chú trọng việc đầu tư thiết bị phục vụ công tác kiểm toán. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xong và cơ bản trang bị đầy đủ, đồng bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc KTNN theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định.

- KTNN cần phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách và phương tiện phù hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động kiểm toán và chức trách, nhiệm vụ của Kiểm toán viên. Đảm bảo đầy đủ kinh

phí cho các hoạt động kiểm toán, có chế độ đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các phương tiện, máy tính, công cụ trợ giúp hoạt động kiểm toán. + Đẩy mạnh việc huy động, khai thác có hiệu quả nguồn vốn tài trợ, viện trợ quốc tế nhằm trang bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động của KTNN.

4.3.6. Thực hiện hiệu quả việc điều động, luân chuyển nhân lực trong toàn ngành KTNN

Trong 02 năm qua KTNN đã thực hiện điều động, luân chuyển nguồn nhân lực trong toàn ngành có hiệu quả. KTNN khu vực II đã được điều động 20 công chức cán bộ cấp phòng làm nòng cốt cho các khu vực mới thành lập, tiếp nhận 03 công chức luân chuyển là lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng.

Do vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của KTNN nói chung và KTNN khu vực II nói riêng, tạo điều kiện để công chức trưởng thành, phát triển nhanh và toàn diện hơn, chủ động xây dựng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, có năng lực lãnh đạo, quản lý và có bản lĩnh để bố trí, bổ sung tăng cường cho các vị trí, các đơn vị còn thiếu cán bộ, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn tới thì KTNN cần tiếp tục thực hiện chính sách luân chuyển gắn với bổ nhiệm cán bộ; coi công tác luân chuyển là khâu đột phá trong công tác cán bộ.

Trong quá trình điều động luân chuyển cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Một là: Phải tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức cũng như trong hành động của từng cấp ủy Đảng và trong đơn vị, bộ phận đến toàn thể công chức trong từng đơn vị; đề cao vai trò và trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị và ý thức tự giác của cán bộ, công chức;

Hai là: Phải giải quyết hài hòa giữa luân chuyển với sự ổn định và kế thừa của đội ngũ công chức trong đơn vị;

Ba là: Công tác luân chuyển đối với cán bộ, công chức phải được tiến hành đồng bộ và gắn với công tác nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Bốn là: Trong quá trình thực hiện luân chuyển đối với cán bộ, công chức phải bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công tâm, phải được bàn và thống nhất từ nhận thức đến tổ chức thực hiện;

Năm là: Phải có sự chuẩn bị kỹ và xây dựng đề án triển khai thực hiện, trong đó chú ý đến chế độ chính sách có liên quan và cán bộ, công chức thuộc diện chính sách;

Sáu là: Đối tượng luân chuyển chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo các cấp của KTNN.

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1 Những kiến nghị chung

Để phát huy có hiệu quả nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức của KTNN khu vực II cần phải tạo ra yếu tố môi trường thích hợp, bao gồm: Cơ sở pháp lý, yếu tố về các điều kiện vật chất cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động kiểm toán,...

4.4.1.1 Kiến nghị đối với nhà nước:

- Quốc Hội, Chính phủ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất để KTNN có thể độc lập theo đúng nghĩa và thực hiện hoạt động kiểm toán theo đúng chuẩn mực “độc lập, khách quan, chính trực”.

- Thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi, bổ sung: Việc sửa đổi bổ sung theo hướng quy định rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn của KTNN trong quá trình tác nghiệp, đồng thời quy định rõ hơn chức trách nhiệm vụ của

từng ngạch công chức KTV cũng như yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với từng ngạch theo hướng đi sâu vào các lĩnh vực kiểm toán cụ thể (Kiểm toán thu ngân sách, kiểm toán chi đầu tư XDCB, kiểm toán chi thường xuyên,...).

- Chính phủ cần có quy định rõ hơn về trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán đồng thời có chế tài xử lý phù hợp và tăng tỷ lệ trích thưởng đối với KTNN trên tổng số kiến nghị xử lý.

- Cần tăng cường về cơ sở vật chất và kinh phí cho Kiểm toán Nhà nước để Kiểm toán Nhà nước bảo đảm phục vụ tốt hơn công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán ngân sách cấp xã nói riêng, góp phần làm trong sạch và lành mạnh nền tài chính Quốc gia, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Nhà nước cũng phải hoàn thiện thể chế quản lý, nhất là quản lý tài chính bằng hệ thống các Luật phù hợp với thực tiễn. Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra để tránh chồng chéo trong kiểm tra. Tăng cường cải cách hành chính công để xây dựng bộ máy quản lý hành chính tại các cấp các ngành gọn nhẹ và hiệu quả. Đặc biệt chỉ đạo các cấp các ngành nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm toán nhà nước và có những chế tài xử lý nghiêm đối với những tổ chức cá nhân không thực hiện và không thực hiện tốt kết luận và kiến nghị kiểm toán.

4.4.1.2 Kiến nghị đối với KTNN

- Cần xây dựng một chiến lược nhân sự từ thu hút, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn ứng viên qua quá trình tuyển dụng;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.

- Thực hiện chế độ đào tạo theo chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020.

- Tổ chức các cuộc hội thảo về nguồn nhân lực để giúp cho các KTNN khu vực có được thông tin cơ bản về nguồn ứng viên có trình độ cao từ đó đăng ký nhu cầu tuyển dụng cho phù hợp;

- Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của bộ phận nhân sự đặc biệt là Vụ tổ chức cán bộ (đối với toàn ngành kiểm toán) hoặc là bộ phận tổ chức cán bộ (đối với các đơn vị KTNN chuyên ngành hoặc khu vực) để thu hút và tuyển dụng được đội ngũ công chức có trình độ và duy trì đội ngũ này một cách có hiệu quả.

4.4.2 Các kiến nghị cụ thể về một số chính sách ưu đãi của ngành kiểm toán đối với xây dựng và phát triển năng lực đội ngũ công chức của KTNN khu vực II

- Tăng cường năng lực và hiệu quả của bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho kiểm toán viên;

- Xây dựng hệ thống thang bảng lương riêng phù hợp với đặc thù công việc hoạt động kiểm toán;

- Có cơ chế khuyến khích thích hợp tạo động lực cho sự nỗ lực phấn đấu của các cá nhân như chính sách đi tham quan học tập ở nước ngoài theo các dự án của toàn ngành kiểm toán, chính sách hỗ trợ nhà ở công vụ, chính sách nâng lương trước thời hạn, chính sách thưởng đột xuất… nhằm tạo động lực nâng cao năng lực đội ngũ công chức của KTNN khu vực II.

KẾT LUẬN

Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán của KTNN khu vực II là một yêu cầu cần thiết. Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng lực của đội ngũ công chức là một trong những nhân tố có tác động đến chất lượng của hoạt động kiểm toán. Nội dung của luận văn đã đặt ra những vấn đề về quản lý nhân lực trong đó chú trọng định hướng, quan điểm và giải pháp quản lý nhân lực mà cụ thể là nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức KTNN khu vực II; cùng với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả như: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nhân lực, năng lực đội ngũ công chức của KTNN khu vực II. Tổng kết kinh nghiệm của KTNN nước ngoài và các KTNN khu vực trong nâng cao năng lực của đội ngũ công chức; phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của nguồn nhân đội đội ngũ công chức của Kiểm toán Nhà nước Khu vực II, chỉ ra những hạn chế về năng lực của đội ngũ công chức KTV; đề xuất những phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực của nhân lực đội ngũ công chức của KTNN khu vực II; đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước: Tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của KTNN trong hoạt động kiểm toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Nội vụ, 2014. Những vẫn đề cơ bản về hành chính nhà nước và

chế độ công vụ, công chức. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

2. Đ xuất bản Vănvà Nguy xuất bản V, 2001. Phát trit bản Văn hóa Thông tin.h nhà nước và. Nhà xuit bản Văn hóa Thông tin.h nhà nư

3. Trần Kim Dung, 2005. Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản thống kê. 4. Thành Duy, 2002. Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

5. PGS.TS. Phan Huy Đường, 2014. Quản lý công. Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội 1. Phạm Minh Hạc, 2001. Về phát triển toàn diện con

người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

6. PGS.TS. Phan Huy Đường, 2014. Lãnh đạo các khu vực công. Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. TS. Nguyễn Thanh Hội và TS. Phan Thăng, 2006. Quản trị học. Nhà xuất bản thống kê.

8. INTOSAI, 2004. Tuyên bố Lima về các chỉ dẫn kiểm toán. Tài liệu dịch, Kiểm toán Nhà nước.

9. INTOSAI, 2004. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán. Tài liệu dịch, Kiểm toán Nhà nước.

10. Kiểm toán Nhà nước khu vực II, 2009 - 2014. Cácbáo cáo tổng kết công tác năm từ 2009-2014.

11. Kiểm toán Nhà nước Khu vực II, 2009 – 2013. Báo cáo kiểm toán ngân sách tỉnh Nghệ An từ năm 2009-2013.

12. Kiểm toán Nhà nước Khu vực II, 2010 – 2013. Kế hoạch kiểm toán

năm 2010, 2011,2012, 2013 tỉnh Nghệ An.

13. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, 2002. Vai trò của KTNN trong quản lý vỹ mô nền kinh tế quốc dân. Đề tài cấp Bộ.

14. Quốc hội XI, 2005. Luật Kiểm toán Nhà nước.

15. Quốc hội XI, 2006. Nghị quyết 1002/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 3/3/2006 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

16. Quốc hội XII, 2008. Luật Cán bộ, Công chức.

17. Quốc hội XI, 2010. Nghị quyết 927/2010/UBTVQH12 ngày

19/4/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020.

18. Quốc hội XIII, 2013. Hiến pháp nước CHXHCNVN.

19. Đoàn Xuân Tiên, 2011. Mục tiêu chiến lược phát triển KTNN đến

2020 và kế hoạch hành động.

B. Tài liệu nƣớc ngoài

1. Boyatzis, RE, 1982. The Competent Manager: A model for Effective

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)