Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nƣớc khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 78 - 88)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nƣớc khu

thực hiện theo trên 03 phương diện đó là: Bình xét vào dịp tổng kết cuối năm công tác, bình xét theo đợt thi đua do ngành, đơn vị phát động và khen thưởng đột xuất. Nhìn chung công tác khen thưởng của đơn vị đã thực hiện theo trihf tự từ cơ sở lên, đảm bảo dân chủ, công khai, có kế thừa nên đã lựa chọn được các cá nhân, tập thể có những đóng góp thực sự trong công tác chuyên môn và công tác đảng, đoàn thể để khen thưởng, nó thực sự có ý nghĩa lan tỏa trong đơn vị. Qua 13 năm xây dựng và phát triển KTNN khu vực II đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3, Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua và được Tổng KTNN tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Có 04 cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng 3, có 06 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều cá nhân được Tổng KTNN tặng Bằng khen,được Kiểm toán trưởng tặng Giấy khen.

Do làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thấm nhuần đạo đức Hồ Chí Minh, ý thức chấp hành nghiêm các quy định của Luật và quy chế, chuẩn mực của ngành nên trong những năm qua đơn vị chưa để xảy ra trường hợp nào vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác nhất là trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên vẫn có 05 trường hợp vi phạm chính sách dân số KHH gia đình. Khi phát hiện đơn vị đã chủ động báo cáo và thực hiện nghiêm túc theo quy định. Các chế tài xử phạt bổ sung như chậm tăng lương 06 tháng, đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ quản lý ...được đơn vị áp dụng nghiêm khắc.

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực II khu vực II

3.3.1. Những ưu điểm

Nhân lực đang làm việc tại cơ quan KTNN khu vực II trong những năm qua là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả triển khai

công tác mà trọng tâm là nhiệm vụ kiểm toán; giúp đơn vị thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được Tổng KTNN giao.

Nhìn chung, đội ngũ công chức của KTNN khu vực II trong những năm quan có những có lập trường, tư tưởng vững vàng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, luôn ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, vươn lên trong công tác và cuộc sống.

Phần lớn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá đồng đều (thể hiện có trên 30 công chức có trình độ Thạc sỹ và đang theo học Thạc sỹ, nhiều công chức có 02 bằng đại học..) đặc biệt nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức đã có nhiều năm kinh qua, trưởng thành từ cơ sở nên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác.

Nhân lực KTNN khu vực II có độ tuổi trung bình trẻ, trình độ đào tạo bài bản, ý chí vươn lên sức trẻ cũng là nhân tố quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ Tổng KTNN giao.

Ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, quy chế nên mặc dù với sự nhạy cảm của nghề nghiệp trong môi trường dễ bị cám dỗ trước những lợi ích vật chất nhưng từ khi thành lập đến nay chưa có công chức nào bị thi hành kỷ luật do vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ kiểm toán.

Mô hình tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hóa bước đầu cũng đã phát huy được năng lực, sở trường công tác cho công chức.

Có được các kết quả trên là do những yếu tố sau đây:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành của Ban cán sự đảng, Tổng KTNN, BCH đảng ủy, lãnh đạo KTNN khu vực II, các tổ chức đoàn thể trực thuộc đã luôn được coi trọng, sâu sát và đã phát huy tác dụng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Ý thức trách nhiệm trong công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản và thái độ nghề nghiệp nghiêm túc (tinh thần tự giác, cầu thị có tác phong làm việc đúng Luật Công chức, Luật Lao động, Quy chế hoạt động của ngành và của cơ quan) của từng công chức tác dộng đến những ưu điểm trên.

- Công tác đào tạo được lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo cấp phòng quan tâm và là việc làm thường xuyên:

 Đào tạo và nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý điều hành  Tập huấn nghiệp vụ từ 18-20 lớp /năm cho cho đội ngũ công chức

 Cử cán bộ chủ chốt tham dự các hội thảo, tập huấn nghiệp vụ do bộ

ngành tổ chức( ví dụ như kỹ năng kiểm toán quyết toán ngân sách địa đương, kỹ năng kiểm toán dự án đầu tư XDCB, kỹ năng thuyết trình, khai thác ứng dụng tin học trong kiểm toán…).

 Cử cán bộ tham gia các đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm tại một

số KTNN khu vực trong ngành và một số quốc gia trên thế giới theo hợp tác

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

- Về số lượng nhân lực: Quy hoạch nguồn nhân lực của KTNN khu vực II được duyệt là từ 120-130 biên chế đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2010-2015 đảm bảo từ 100-110 biên chế. Tuy nhiên đến nay (gần hết năm 2015 đơn vị vẫn chỉ được giao biên chế từ cuối năm 2013 là 85 người). Do không đủ nguồn nhân lực để thành lập được các đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương, các Tổng công ty, các Ban quản lý dự án để triển hoạt động kiểm toán thường niên theo quy định của luật mà đang thực hiện 02 năm/01 lần và không đủ nhân lực theo cơ cấu tổ chức hoạt động được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán.

Bên cạnh đó thì việc tuyển dụng, bố trí số lượng công chức làm công tác tham mưu tại Văn phòng, phòng Tổng hợp còn thiếu theo quy định nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

- Về chất lượng nhân lực: Chất lượng đội ngũ KTV của KTNN khu vực II còn chưa thực sự đồng đều cả về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực ứng xử và phẩm chất chính trị đạo đức, cụ thể:

+ Vẫn còn có những công chức còn hạn chế về năng lực trong thực thi công vụ. Một số công chức trẻ mới vào ngành chưa có đủ kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; thiếu những kỹ năng về ứng xử, thiếu những kỹ xảo nghề nghiệp vì vậy hiệu quả công việc chưa cao. Do đặc thù của hoạt động kiểm toán là theo Tổ kiểm toán và Nhóm kiểm toán vì vậy điều quan trọng là kỹ năng làm việc theo nhóm; thực tiễn cho thấy kỹ năng này của một số công chức KTV chưa được quan tâm đúng mức chỉ dừng lại ở sự phân công giao nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán.

+ Về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức của một số công chức KTV còn có những hạn chế nhất định, một số công chức còn thiếu nhiệt tình trong công tác, ý thức trách nhiệm chưa cao, không yên tâm công tác. Hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn của một số công chức chưa cao, về tác phong, lề lối làm việc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của Ngành và với việc thực thi công vụ trong hoạt động kiểm toán.

+ Lòng yêu nghề và tự trọng nghề nghiệp của một bộ phận công chức KTV còn chưa cao, vì vậy chưa có sự đam mê trong công việc; một số công chức chưa tận dụng hết thời gian khi không đi kiểm toán để tự nghiên cứu, học tập nâng cao kiến thức nghề nghiệp, nhằm tạo đà phát triển nghề nghiệp cho chính bản thân, để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng kiểm toán của toàn đơn vị.

lực chuyên sâu (tầm chuyên gia), đặc biệt thiếu chuyên gia có khả năng tổng hợp, phân tích mang tính vĩ mô liên quan đến điều hành kinh tế xã hội của từng địa phương được kiểm toán. Đơn vị chưa có công chức được đào ta ̣o chuyên môn về kiểm toán hoạt động.

+ Cơ cấu công chức theo độ tuổi, theo trình độ và theo giới tính còn có sự mất cân đối (có ảnh hưởng đặc thù của nghề kiểm toán) phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực của đội ngũ công chức KTNN khu vực II.

+ Việc tuyển dụng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận chưa được thực hiện tốt; số cán bộ trẻ, cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo còn ít; cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ chưa nhiều.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Qua phân tích có thể khái quát một số nguyên nhân của các hạn

chế như sau:

Nhóm nguyên nhân khách quan:

- Mặc dù quy hoạch phát triển ngành KTNN đến 2020 đã được UBTVQH phê duyệt nhưng quá trình triển khai các hoạt động vẫn chưa đạt như trong lộ trình trong đó có liên quan đến tổ chức bộ máy như: chưa thành lập đủ số lượng KTNN khu vực, biên chế không được giao theo kế hoạch (mà đang dừng lại từ năm 2013 đến nay…) nên ảnh hưởng đến số lượng biên chế của KTNN khu vực II;

- Việc thay đổi cơ cấu bộ máy từ năm 2014, chuyển đổi mô hình tổ chức cấp phòng từ cơ cấu đủ ngành nghề đa lĩnh vực trong 01 phòng sang mô hình chuyên nghiệp hóa cũng ít nhiều xáo trộn, làm ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn có khả năng tổng hợp, hiểu biết nhiều lĩnh vực.

- Tổ chức bộ máy được phê duyệt có 01 phòng kiểm toán hoạt động nhưng chưa có nhân lực để thành lập được phòng.

- Nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí, vai trò, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của KTNN còn chưa đầy đủ và toàn diện, thậm chí còn có lúc, có nơi bị sai lệch.

-Cơ cấu tổ chức của KTNN chưa hoàn chỉnh, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện; số lượng và chất lượng đội ngũ công chức còn chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là yêu cầu hội nhập và phát triển.

-Điều kiện làm việc, Hạ tầng công nghệ thông tin của KTNN rất thiếu và còn khoảng cách xa so với yêu cầu thực tiễn, nhất là so với các cơ quan kiểm toán tối cao trong khu vực; cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ cho kiểm toán viên tuy đã được quan tâm và được cải thiện song còn khoảng cách nhất định so với thực tiễn và nhu cầu nên khó thu hút và giữ được công chức, kiểm toán viên giỏi, có nguy cơ chảy máu chất xám.

-KTNN là cơ quan chuyên môn được thành lập không có tiền lệ, mặc

dù đã tích cực nghiên cứu, hội nhập quốc tế để xây dựng, hoàn thiện và phát triển song cũng không tránh khỏi những hạn chế, nhiều lúc, nhiều việc còn chưa có nhiều kinh nghiệm, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc thu hút nhân tài.

- Quá trình tuyển dụng nhân lực theo hình thức xét tuyển vẫn còn có những ràng buộc nhất định bởi các mối quan hệ công tác.

- Chương trình đào tạo, quá trình tổ chức đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, đôi khi còn mang tính rợp khuôn, nội dung chương trình quá dài, thiếu trọng tâm, chưa đi sâu vào kỹ năng…cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhân lực.

Nhóm nhân tố chủ quan:

- Nhận thức về các quy định của ngành KTNN, về quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ… của một số công chức chưa đầy đủ nên ít nhiều vẫn còn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực thi công vụ đối với các đơn vị được kiểm toán.

- Ý thức tự học, tự nghiên cứu của công chức trẻ vẫn còn chưa cao, một số công chức có hiện tượng tự thỏa mãn, hài lòng với vị trí việc làm hiện có nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác và thái độ chính trị.

- Vẫn còn có những bất cập từ việc tuyển dụng công chức; công tác bố trí, đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ còn hạn chế; chưa có nhiều cán bộ trẻ được bổ nhiệm; việc luân chuyển cán bộ vẫn chưa được nhiều; công tác đánh giá cán bộ đôi lúc còn mang tính hình thức; trách nhiệm của người đứng đầu, vai trò cấp ủy đảng chưa thực sự cao; sự tham gia của các tổ chức đoàn thể.

- Tỷ trọng về chuyên ngành khối kinh tế chiếm lớn, trong khi các chuyên ngành khác (xây dựng, giao thông, luật, công nghệ thông tin, tài nguyên môi trường...) còn ít và thiếu nên ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như xu hướng phát triển hoạt động của KTNN.

CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÂN LỰC CỦA KTNN KHU VỰC II.

4.1. Định hƣớng

Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của KTNN nói chung và KTNN khu vực II nói riêng theo hướng tinh gọn, hiệu quả và thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020; xây dựng và phát triển ngành KTNN có năng lực, uy tín và hội nhập quốc tế; xây dựng tổ chức bộ máy hoàn thiện để gắn kết chuỗi hoạt động từ nghiên cứu khoa học, phát hiện kiểm toán đến ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động kiểm toán; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở quy mô phù hợp,

tinh thông nghiệp vụ, có đạo đức cách mạng theo phương châm “nghệ tinh,

tâm sáng”đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Có thể khái quát một số mục tiêu đạt được theo định hướng như sau:

- Xác nhận được 100% báo cáo quyết toán NSNN hàng năm của 05 tỉnh trên địa bàn; các thành phố, thị xã và cấp huyện thuộc ngân sách của 05 tỉnh tỉnh, đồng thời sẽ kiểm toán, xác nhận khoảng từ 30%-40% báo cáo quyết toán ngân sách xã, phường (hiện nay hầu hết chưa đủ nhân lực để kiểm toán xác nhận quyết toán ngân sách xã phường); phấn đấu kết quả kiểm toán sẽ hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của các địa phương;

- Thành lập phòng Kiểm toán hoạt động để tiến hành thực hiện được các cuộc kiểm toán hoạt động trên địa bàn; kiểm toán có chiều sâu các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường...;

- Chủ động tham gia phối hợp kiểm toán nhà nước khu vực, KTNN chuyên ngành, các vụ tham mưu để tích cực tham gia với các cơ quan kiểm

toán tối cao trên thế giới về các vấn đề, chủ đề thuộc lĩnh vực kiểm toán của ASOSAI, ASEANSAI và INTOSAI đề xuất hoặc yêu cầu;

- Phối hợp với Vụ TCCB của ngành để xây dựng đề án bổ sung biên chế hợp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.

Yêu cầu đặt ra:

- Bảo đảm sự chỉ đạo xuyên suốt của Tổng KTNN về mọi mặt hoạt động của KTNN đối với KTNN khu vực II;

- Kế thừa, phát huy một số mục tiêu, nội dung, quan điểm của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt năm 2010 để xây dựng đề án phát triển KTNN khu vực II;

- Tuân thủ các hướng dẫn của đảng, nhà nước, Tổng KTNN về tổ chức bộ máy và biên chế của hệ thống chính trị để xây dựng bộ máy phù hợp;

- Đáp ứng yêu cầu hoàn thiện về tổ chức bộ máy, biên chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTNN;

- KTNN cần có các chính sách ưu tiên thích đáng các nguồn lực cần thiết cho tổ chức bộ máy và hoạt động của KTNN, chính sách đầu tư phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)