Bố trí, sử dụng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 70 - 71)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực II

3.2.4. Bố trí, sử dụng nhân lực

Bố trí, sử dụng nhân lực tại KTNN khu vực II có một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển năng lực cá nhân cũng như quyết định đến hiệu quả công tác cho đơn vị. Đối với từng lĩnh vực cụ thể nếu bố trí phù hợp có thể tạo động lực cho các công chức ở từng vị trí công tác, ngược lại nếu như bố trí vị trí công tác không phù hợp thì có thể làm cản trở sự phát triển năng lực chuyên môn của từng công chức và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kiểm toán.

3.2.4.1. Quy trình phân công nhiệm vụ công tác

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nam Nữ 55 8 71 13 67 15 59 16 60 17 66 19 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Sau khi có quyết định của Tổng KTNN phân bổ nhân lực về đơn vị, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực II giao Văn phòng (Công chức phụ trách công tác TCCB) thực hiện rà soát nhân lực của các phòng trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ, trình độ năng lực, kinh nghiệm và sở trường công tác của công chức để tham mưu trình lãnh đạo phương án bố trí. Tập thể lãnh đạo căn cứ hồ sơ công chức, văn bản tham mưu của Văn phòng để xem xét và cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến kết luận, Văn phòng tham mưu Kiểm toán trưởng ký ban hành quyết định phân công nhiệm vụ công tác cho công chức.

3.2.4.2. Sử dụng nhân lực:

Sau khi đã được phân công nhiệm vụ công tác, dựa trên trình độ, ngành nghề được đào tạo và vị trí chuyên môn công tác, KTNN khu vực II thực hiện đề xuất Tổng KTNN tạo điều kiện cho công chức được tham gia các khóa đào do Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của ngành tổ chức. Khi tham gia hoạt động kiểm toán, Kiểm toán trưởng chỉ đạo các Trưởng đoàn kiểm taons có trách nhiệm chỉ đạo các Tổ trưởng tổ kiểm toán thực hiện phân công nhiệm vụ cho các KTV, thành viên trong tổ đảm bảo đúng người, đúng việc, nhằm tạo điều kiện cho các thành viên phát huy cao nhất năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đặc biệt chú trọng việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trên cơ sở phối hợp giữa KTV có kinh nghiệm với KTV mới, KTV giữa các chuyên ngành khác nhau, giữa người lớn tuổi và người ít tuổi hơn,… nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của tổ trong quá trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)