Kinh nghiệm về quản lý nhân lực tại một số đơn vị trong Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 35 - 40)

1.2. Những vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lý nhân lực kiểm toán nhà

1.2.7. Kinh nghiệm về quản lý nhân lực tại một số đơn vị trong Kiểm toán Nhà nước

toán Nhà nước

1.2.7.1. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực đội ngũ công chức của KTNN các khu vực trực thuộc KTNN

- Đối với việc tuyển dụng và thu hút đội ngũ công chức: KTNN các khu vực thường dựa trên cơ sở nhu cầu, mục tiêu của đơn vị đề ra tiêu chí và nhóm đối tượng cần tuyển dụng vào cơ quan mình trình cơ quan cấp trên ra quyết định tổ chức hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển công chức KTV vào KTNN các khu vực. Để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, các đơn vị KTNN khu vực I và IV thường ưu tiên cho những ứng viên có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành kiểm toán và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn...

- Đối với việc thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng: Tại KTNN khu vực XI ngoài các lớp đào tạo do ngành tổ chức chung theo mục tiêu chung, trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ công chức của đơn vị mình và mục tiêu kiểm toán hàng năm để đề ra hình thức đào tạo và nội dung đào tạo phù hợp. Đối tượng để thực hiện đào tạo được phân loại ngay từ khi mở lớp

Formatted: Font: Bold, Italic, Dutch (Netherlands), Check spelling and grammar

trên cơ sở xác định điểm mạnh điểm yếu của từng nhóm đối tượng để xác định nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp.

- Đối với việc quản lý và sử dụng đội ngũ công chức: Tại KTNN các khu vực IV, V, VI việc nâng lương đề bạt và bổ nhiệm thường được xét ưu tiên đối với những công chức KTV có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có năng lực nghề nghiệp có kỹ năng nghề nghiệp,.. đối với các chức danh quản lý tại các đơn vị. Trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi cho người lao động và các chế độ khác thường có sự ưu tiên dựa trên cơ sở đánh giá năng lực của từng đối tượng.

1.2.7.2. Kinh nghiệm về quản lý nhân lực của các mô hình KTNN Quốc tế

Đối với Kiểm toán Nhà nước các nước Mỹ, Liên minh Châu Âu trong phân chia ngạch KTV nhà nước thì cơ cấu phân chia ngạch công chức hẹp hơn so với của Việt Nam. Chỉ chia làm 2 ngạch là KTV, KTV cao cấp và ngoài ra còn có những người làm chức danh trợ lý KTV hỗ trợ hoạt động kiểm toán. Trong tuyển dụng nguồn nhân lực đối với KTNN các nước trên chủ yếu hình thành từ hai nguồn chủ yếu: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng về kiểm toán tuyển chọn làm trợ lý kiểm toán được đào tạo từ 3 đến 7 năm để bổ nhiệm làm KTV; nguồn thứ hai là từ các ngành khác chuyển sang (Chủ yếu là từ các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động kiểm toán); số công chức này đều là những chuyên gia giỏi có nhiều năm kinh nghiệm, sau khi được bồi dưỡng kiến thức về kiểm toán khoảng 6 tháng là được bổ nhiệm ngạch kiểm toán viên cao cấp.

Về chính sách đào tạo: Đối với các nước, như: Mỹ và các nước thuộc khối liên minh Châu Âu chương trình đào tạo chia theo các ngạch KTV nhằm hình thành năng lực của KTV nhằm giúp cho họ đạt được tiêu chuẩn của nghề nghiệp với phương pháp đào tạo đa dạng hình thức đào tạo phong phú gắn với thực tiễn công việc.

Về chính sách thu hút nguồn nhân lực: Đối với KTNN Mỹ và KTNN Nhật Bản việc thu hút nhân tài về ngành kiểm toán hết sức được coi trọng và được đề ra trong chiến lược phát triển ngành kiểm toán của mỗi nước thông qua các chế độ ưu đãi, cơ chế khuyến khích thu hút vào ngành nghề.

Về chính sách sử dụng và quản lý đội ngũ công chức KTV: Ở KTNN Anh, Thụy Điển việc nâng lương và đề bạt đối với các KTV nhà nước chủ yếu dựa trên cơ sở năng lực và thành tích cá nhân mà ít dựa vào tuổi tác và thâm niên trong nghề đối với các KTV.

1.2.7.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm về quản lý nhân lực của các KTNN khu vực trực thuộc KTNN và của các mô hình KTNN Quốc tế vận dụng trong ngành KTNN nói chung và KTNN khu vực II

Kinh nghiệm và giải pháp thứ nhất: Đối với Kiểm toán Nhà nước các

nước Mỹ, Liên minh Châu Âu thì nguồn nhân lực trong tuyển dụng chủ yếu hình thành từ hai nguồn chủ yếu: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng về kiểm toán tuyển chọn làm trợ lý kiểm toán được đào tạo từ 3 đến 7 năm để bổ nhiệm làm KTV; nguồn thứ hai là từ các ngành khác chuyển sang (Chủ yếu là từ các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động kiểm toán); số công chức này đều là những chuyên gia giỏi có nhiều năm kinh nghiệm, sau khi được bồi dưỡng kiến thức về kiểm toán khoảng 6 tháng là được bổ nhiệm ngạch kiểm toán viên cao cấp.

Từ quy định trên, KTNN Việt Nam vận dụng vào trong việc tuyển dụng nhân lực và quy định về ngạch KTV đó là: Giai đoạn đầu mới hình thành KTNN thì hầu hết ưu tiên tuyển dụng 100% công chức đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước, đã biên chế, có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên để làm nòng cốt (có nhiều cán bộ đã giữ vai trò là lãnh đạo các bộ ngành TW. Đây là yếu tố rất tiên quyết và đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng của ngành KTNN hiện nay.

Đối với sinh viên ra trường được tuyển dụng vào công tác tại KTNN thì ngoài việc họ phải trải qua quá trình tập sự theo quy định của Luật công chức thì họ được bổ nhiệm vào ngạch KTV dự bị, theo đó quá trình đi kiểm toán họ thực hiện như vai trò là một trợ lý kiểm toán, chỉ có làm công tác hỗ trợ giúp việc và phải có một KTV chính thức được giao nhiệm vụ phân công hưỡng dẫn giúp đỡ và ký thay văn bản.

Kinh nghiệm và giải pháp thứ hai: Về chính sách đào tạo: Đối với các nước, như: Mỹ và các nước thuộc khối liên minh Châu Âu chương trình đào tạo chia theo các ngạch KTV nhằm hình thành năng lực của KTV nhằm giúp cho họ đạt được tiêu chuẩn của nghề nghiệp với phương pháp đào tạo đa dạng, hình thức đào tạo phong phú gắn với thực tiễn công việc.

Nội dung này được được KTNN Việt Nam khẳng định và là thành viên đi đầu và được các quốc gia trong INTOSAI, ASOSAI đánh giá rất cao với nỗ lực trong việc đào tạo và nâng cao năng lực. Xuất phát từ vị trí, vai trò và trách nhiệm, tính ảnh hưởng của ngành KTNN và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao do vậy từ năm 2005, KTNN đã xây dựng và ban hành chương trình đào tạo theo từng ngạch bậc, đến nay đã sửa đổi nhiều lần để phù hợp theo thực tiễn. Các chương trình đào tạo gồm: Chương trình đào tạo công chức Tiền kiểm toán, KTVDB, KTV, KTVC và KTVCC. Nội dung, bài giảng do chính các Giáo sư, Tiến sỹ, Chuyên viên cao cấp của KTNN biên soạn.

Kinh nghiệm và giải pháp thứ ba: Về chính sách thu hút nguồn nhân lực. KTNN đã ban hành Quyết định số 12, ngày 06/01/2011 về cơ chế thu hút nhân tài, theo đó, tiêu chuẩn gồm:

*) Những người tốt nghiệp đại học ở các trường đại học, bao gồm: a. Người tốt nghiệp thủ khoa các trường đại học công lập ở trong nước (hệ chính quy tập trung);

b. Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài.

* Những người có học hàm, học vị: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. * Những người có chứng chỉ Kiểm toán viên quốc tế ACCA, CPA. * Những người tốt nghiệp 02 bằng đại học chuyên ngành ngoại ngữ trở lên và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật).

* Những học sinh phổ thông trung học thi đỗ thủ khoa các trường đại học công lập, hệ chính quy. Hiện nay, Bán cán sự đảng, Tổng KTNN yêu cầu phải là tốt nghiệp thủ khoa phải là đối tượng được Thành phố Hà Nội công nhận.

Kinh nghiệm và giải pháp thứ tư: Về chính sách sử dụng và quản lý

đội ngũ công chức KTVtrong việc nâng lương và đề bạt

KTNN đã ban hành quy định về nâng lương trước hạn đối với công chức và người lao động khi lập được thành tích xuất sắc trong công tác. Quy định này đã được sửa đổi nhiều lần để phù hợp với quy định chung của nhà nước và thực tiễn của ngành. Hiện nay đang áp dụng quyết định số 64/QĐ- KTNN ngày 11/02/2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 35 - 40)