Tăng chi ngân sách nhà nước cho y tế một cách hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 114 - 121)

Để có thể đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công, giảm dần chi trả trực tiếp từ phía người bệnh thì việc tăng NSNN cho y tế là cần thiết. Nhà nước cần tiếp tục tăng chi ngân sách cho y tế trong khả cân đối được. Để tốc độ tăng trưởng bình quân GDP/năm đạt trên 7% thì nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phù hợp với năng lực khám chữa bệnh hiện có của các bệnh viện tránh hiện tượng quá tải cho các bệnh viện. Ngoài ra tăng cường nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ như: Thẻ BHYT tế người nghèo, người cận nghèo. Đổi mới phương thức phân bổ NSNN cho các bệnh viện từ phương thức dựa theo chỉ số đầu vào sang phân bổ theo kết quả đầu ra nhằm nâng cao tính hiệu quả của nguồn NSNN cấp cho các bệnh viện.

Tranh thủ nguồn đầu tư của NSNN từ CTMT quốc gia để xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đối với các bệnh viện đã được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, cần tranh thủ nguồn đầu tư của NSNN từ trái phiếu chính phủ để xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh của các bệnh viện.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới các bệnh viện công lập hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nên về mặt tài chính chủ yếu phụ thuộc vào NSNN bao cấp. Cùng với quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các bệnh viện công lập cũng dần dần có sự thay đổi về cơ chế hoạt động. Tuy nhiên những dấu ấn thói quen và ảnh hưởng của cơ chế bao cấp vẫn nặng nề. Chính điều này đã dẫn đến những bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Do đó cùng với việc phải đổi mới cơ chế hoạt động, điều quan trọng gắn liền với nó là đổi mới về quản lý tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế Quốc tế. Việc đổi mới quản lý tài chính phải thực hiện từng bước, phù hợp với tính đặc thù trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Việc chọn đề tài “Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên

địa bàn tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp là xuất phát từ những bất cập

trong khi thực hiện công tác quản lý tài chính để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Do vậy trong quyển luận văn này tôi đã vận dụng những kiến thức đã học, những kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý tài chính tại Sở Tài chính Ninh Bình để phân tích đánh giá những ưu nhược điểm và hạn chế còn tồn tại, từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, giúp cho công tác quản lý tài chính đối với các bệnh viện trên địa bàn ngày càng được hoàn thiện.

Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, nêu nên thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó khi thực hiện quản lý tài chính đối các bệnh viện công lập trên địa và tỉnh Ninh Bình. Để từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại đó Hy vọng rằng những định hướng giải pháp đó sẽ phần nào đóng góp cho các cơ quan làm công tác hoạch định, xây dựng cơ chế chính sách về quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập ngày một tốt hơn nhằm đưa công

cuộc đổi mới của Việt nam tiếp tục đạt được những thành công mới trên con đường tiến lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, hướng tới mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tuy luận văn đã bao quát được phần nào thực trạng về quản lý tài chính và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại trên. Nhưng do những hạn chế về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình thực hiện luận văn tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót và chưa thể có cái nhìn toàn diện về tất cả các vấn đề. Tôi rất mong nhận được những sự đóng góp của các thầy cô giáo, các chuyên gia cũng như các nhà quản lý cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp để luận văn của tôi được vận dụng vào thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp y tế, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 10, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/ 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

5. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT/BYT- BNV ngày 23/01/2008 của Liên tịch Bộ Y tế-Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp y tế, Hà Nội.

6. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT- BNV ngày 05/6/2007 của Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Hà Nội.

7. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT- BTC ngày 29/02/2012 của Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2007), Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luôn phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”, Hà Nội.

10. Phan Thu Cúc (2003), Giáo trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp hưởng thụ ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Trần Thế Cương (2010), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập của Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

12. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.

13. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

14. Chính phủ (2007), Nghị định 132/2007/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, Hà Nội.

15. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao, Hà Nội.

16. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

17. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

18. Cục thống kê Ninh Bình (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Đức (2010), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm tại Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính, Hà Nội.

20. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010), Nghị quyết số 20/2012/NQ- HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức giá của 1.904 danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.

21. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010), Nghị quyết số 22/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 ban hành Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, Ninh Bình.

22. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010), Nghị quyết số 27/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.

23. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2011), Nghị quyết số 28/2011/NQ-HĐND ngày 15/12/2011 Quy định chế độ đối với cán bộ chuyên môn luân phiên khám, chữa bệnh theo Quyết định 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án ” cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.

24. Trần Đức Mạnh (2009), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Thanh Nhã (2008), Hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng các Nguồn tài chính cho phát triển giáo dục mầm non ở Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

26. Nguyễn Thống Nhất (2002), Đổi mới quản lý tài chính bệnh viện công ở nước ta (Qua thực tiễn Bệnh viện xanhpon Hà Nội). Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

27. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2005), Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

28. Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, Tổng hợp báo cáoQuyết toán năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, Ninh Bình.

29. Đỗ Hoàng Toàn (2008), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 32/2009/QĐ- UBND ngày 30/11/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định phân cấp quản lý tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình, Ninh Nình.

31. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 15/02/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc điều chỉnh mức thu một phần viện phí, Ninh Nình.

32. Đàm Quốc Việt (2002), Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về sử dụng các nguồn kinh phí trong ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ - Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

33. Đỗ Thị Mai Xuân (2005), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp có thu, Luận văn Thạc sỹ - Học viện Hành chính, Hà Nội.

Website:

34. www.mof.gov.vn Bộ Tài chính 35. www.mpi.gov.vn Bộ Y tế 36. www.chinhphu.vn Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)