Về quản lý Nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 73)

2.2. Thực trạng quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn

2.2.2. Về quản lý Nguồn thu

Các bệnh viện công lập là loại hình bệnh viện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và quản lý được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Nguồn thu chủ yếu của các bệnh viện này là từ nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác.

Hàng năm các bệnh viện công lập căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao lập dự toán chi tiết thu, chi từ NSNN cho tất cả các nhiệm vụ được giao gửi cơ quan quản lý trực tiếp là Sở Y tế tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định phê duyệt, quá trình lập dự toán phải đảm bảo thu đúng, thu đủ tránh bỏ sót Nguồn thu. Cũng như Nguồn thu từ NSNN cấp hàng năm các bệnh viện cũng lập dự toán thu, chi cho Nguồn thu sự nghiệp. Việc quản lý thu chi Nguồn thu sự nghiệp ở các bệnh viện được tập trung ở phòng Tài vụ (phòng kế hoạch tài chính). Nguồn kinh phí thu được hàng tháng nộp vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước quản lý, quá trình chi từ Nguồn thu sự nghiệp cũng được kiểm soát chi như Nguồn từ NSNN cấp. Kết thúc năm các bệnh viện phải báo cáo quyết toán thu, chi Nguồn thu sự nghiệp và phải tổng hợp chung vào quyết toán NSNN hàng năm.

2.2.2.1. Nguồn NSNN cấp

Là một tỉnh nghèo. Ngân sách chi cho sự nghiệp y tế còn hạn hẹp, khả năng huy động các Nguồn lực tài chính cho sự nghiệp y tế rất hạn chế, nhu cầu về kinh phí cần thiết cho phát triển sự nghiệp y tế ngày càng lớn. Được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành NSNN cấp cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng được quan tâm.

Kinh phí hoạt động thường xuyên, căn cứ vào nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu và kết quả phân loại đơn vị sự nghiệp có thu là cơ sở để cấp kinh phí chi thường xuyên cho các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh:

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN cấp kinh phí chi hoạt động thường xuyên.

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không cấp kinh phí chi hoạt động thường xuyên.

Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên, dự toán thu chi ngân sách năm đầu tiên thời kỳ ổn định là cơ sở để cơ quan chủ quản có căn cứ xem xét, quyết

định phân loại đơn vị sự nghiệp đối với các bệnh viện công lập và xác định mức kinh phí NSNN hỗ trợ hoạt động thường xuyên.

Giao dự toán, căn cứ vào kết quả phân loại đơn vị SNCT trực thuộc, cơ quan chủ quản giao dự toán thu, chi NSNN cho các bệnh viện công lập. Trong đó, có mức NSNN hỗ trợ hoạt động thường xuyên đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, mức NSNN cấp chi không thường xuyên đối với cả hai loại đơn vị SNCT.

Nguồn NSNN cấp bao gồm: Kinh phí chi thường xuyên, kinh phí đề tài khoa học, kinh phí chương trình mục tiêu (Riêng kinh phí xây dựng cơ bản nằm trong các dự án lớn và giải ngân qua các năm nên phụ thuộc nhiều vào kế hoạch và tiến độ của dự án nên không đề cập đến ở đây).

Bảng 2.2: Ngân sách Nhà nƣớc cấp cho các bệnh viện công lập tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013

1. Kinh phí chi thường xuyên 82.092 99.467 135.850 152.854 172.778 2. Kinh phí Đề tài khoa học 220 250 370 450 600 3. Chương trình mục tiêu 3.610 4.130 5.404 6.588 7.164

Tổng 85.922 103.847 141.624 159.892 180.542

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo quyết toán các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm 2009-2013

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2009 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.1.

Nguồn Ngân sách Nhà nƣớc cấp cho các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009-2013

Kinh phí chi thường xuyên Kinh phí Đề tài khoa học Chương trình mục tiêu Tổng

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo quyết toán các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm 2009-2013

Biểu đồ 2.1: Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 – 2013

Theo số liệu ở trên thì nguồn thu từ NSNN tăng lên trong các năm là do trượt giá, do lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, do chính sách chế độ mới của nhà nước. Trong Nguồn kinh phí NSNN cấp (không bao gồm kinh phí xây dựng cơ bản) thì chiếm tỷ trọng lớn nhất và chiếm đại đa số là kinh phí chi thường xuyên. Trong năm 2010 NSNN cấp chi thường xuyên cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là 99.467 triệu đồng, tỷ lệ này tăng 21% so với năm 2009 (17.375 triệu đồng); Năm 2011 NSNN cấp cho chi thường xuyên là 135.850 triệu đồng và đến năm 2013 là 172.778 triệu đồng. Nhà nước chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học trong các bệnh viện nên nguồn kinh phí NSNN cấp cho sự nghiệp khoa học là không đáng kể. Nguồn thu từ chương trình mục tiêu cũng được tăng lên đáng kể trong từng năm, điều đó chứng tỏ Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm đến sức khỏe của nhân dân. Vì thế các bệnh viện công lập nên tranh thủ nguồn thu từ chương trình mục tiêu của Chính phủ để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho nhân

dân trên địa bàn.

2.2.2.2. Nguồn thu sự nghiệp y tế

- Thu phí và lệ phí: Bao gồm viện phí và bảo hiểm y tế;

- Thu từ hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ: Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu; hoạt động liên doanh, liên kết; cho thuê mặt bằng; kinh doanh quầy thuốc…

- Thu khác: Thu từ các dự án viện trợ; viện trợ không hoàn lại; quà tặng… Trong năm thực hiện phát sinh các hoạt động bất thường, bệnh viện được phép điều chỉnh dự toán thu cho phù hợp. Các bệnh viện này lập dự toán điều chỉnh, Sở Y tế tổng hợp gửi cơ quan chức năng để điều chỉnh kịp thời.

Nguồn thu viện phí của bệnh viện được thực hiện theo Nghị định 95/CP và Thông tư số 20/TTLT hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/CP của Chính phủ về việc thu một phần viện phí; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Một phần viện phí là một phần trong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh. Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu hóa chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn. Biểu giá thu một phần viện phí được tính theo dịch vụ đối với người bệnh ngoại trú và tính theo giường bệnh đối với người điều trị nội trú.

Một phần viện phí là một phần trong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh. Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh, không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn

Thu một phần viện phí được thực hiện theo biểu giá theo Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 15/02/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc điều chỉnh mức thu một phần viện phí; Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức giá của 1.904 danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Ninh Bình. Khoản thu một phần viện phí, kể cả tiền viện phí do cơ quan BHXH thanh toán cho người bệnh là nguồn thu NSNN, được để lại cho đơn vị sử dụng, trong đó khoảng 80% sử dụng để bổ sung kinh phí mua thuốc, dịch truyền, máu hóa chất, phim X quang, vật tư, dụng cụ y tế…. trong 20% còn lại thì đơn vị phải dành ra 35% để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, phần còn lại dùng để khen thưởng, chi phúc lợi xã hôi,chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong đơn vị.

2.2.2.3. Nguồn thu khác

Ngoài nguồn thu từ viện phí ra nguồn thu từ viện trợ, tài trợ và nguồn thu từ các hoạt động khác cũng có vai trò quan trọng của các bệnh viện công lập. Nguồn viện trợ, tài trợ có thể là hàng hóa, trang thiết bị kỹ thuật, dụng cụ chuyên môn, tiền….

Thu từ các hoạt động dịch vụ khác của các bệnh viện công lập bao gồm thu lãi tiền gửi Ngân hàng, kho bạc, trông giữ xe, thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, dịch vụ y tế… theo quy định của pháp luật.

Ngoài các khoản thu sự nghiệp trên, các bệnh viện công lập được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật

Các khoản thu chủ yếu là dịch vụ y tế với tổ chức, cá nhân trong việc điều trị, chăm sóc người bệnh, trông xe, lãi tiền gửi ngân hàng… tuy nhiên trong tổng số thu khác có nội dung thu từ việc cho thuê mặt bằng mà theo quy định, khoản thu ngày phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước. Nguồn thu khác của các bệnh viện tuy không lớn nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm và được bổ sung vào kinh

phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Có thể nói đây là nguồn thu còn nhiều tiềm năng. Các bệnh viện muốn phát triển nguồn thu thì phải chú trọng đến các khoản thu này.

Bảng 2.3: Nguồn thu sự nghiệp của các bệnh viện công lập tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 1. Thu viện phí 36.336 63.917 88.619 101.761 119.269 2. Bảo hiểm y tế 67.480 120.314 166.812 191.551 224.507 3. Thu khác 2.169 3.759 5.213 5.986 7.016 Tổng 105.985 187.990 260.644 299.298 350.792

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo quyết toán các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm 2009-2013

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2009 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.1.

Nguồn Thu sự nghiệp của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009- 2013

Thu viện phí Bảo hiểm y tế Thu khác Tổng

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo quyết toán các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm 2009-2013

Biểu đồ 2.2: Nguồn Thu sự nghiệp của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 – 2013

Nguồn thu sự nghiệp của các bệnh viện không ngừng gia tăng qua từng năm. Nguồn thu sự nghiệp trong năm 2010 đạt 187.990 triệu đồng tăng 177% so với năm 2009 (82.005 triệu đồng). Có được kết quả đó là do tháng 4/2010 bệnh viện Đa khoa tỉnh được chuyển ra trụ sở Bệnh viện Đa khoa 700 giường từ bệnh viện cũ 500 giường, do chuyển ra cơ sở mới mới nhiều trang thiết bị hiện đại, số giường bệnh tăng từ 500 giường lên 700 giường, nguồn thu của bệnh viện Đa khoa tỉnh tăng lên nên tổng nguồn thu sự nghiệp của các bệnh viện trên địa bàn tăng lên. Và đến năm 2013 nguồn thu sự nghiệp của các bệnh viện đạt 350.792 triệu đồng do mức thu đã được điều chỉnh tăng lên theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính và Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức giá của 1.904 danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Ninh Bình.

Là các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, viện phí là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của các bệnh viện. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc khám, chữa bệnh. Nguồn thu viện phí của các bệnh viện gồm: Thu từ nhân dân đóng góp và thu từ BHYT chi trả. Phần thu viện phí do BHYT chi trả luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 60%). Số thu từ BHYT luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với số thu từ nhân dân đóng góp là do công tác đa dạng hóa và xã hội hóa ở Ninh Bình được thực hiện rất tốt. Trước đây số người tham gia BHYT chỉ tập trung ở đôi ngũ cán bộ, công chức nhà nước, học sinh, sinh viên thì nay đã phổ biến trong nhân dân, ai cũng có thể tham gia. Bên cạnh đó, công tác khám chữa bệnh luôn được thực hiện một cách tận tình, chu đáo đối với tất cả bệnh nhân, không phân biệt người có tham gia BHYT với người không tham gia đã tạo được tính hấp dẫn đối với thẻ BHYT và niềm tin của người dân đối với cơ quan BHYT. Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, đẩy mạnh thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia bảo

hiểm y tế tự nguyện. Bảo hiểm xã hội đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở y tế xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và tham gia. Đến nay đã đạt được kết quả tương đối khả quan, tỷ lệ người dân khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong số những người dân khám chữa bệnh trên địa bàn.

Tỷ lệ thu sự nghiệp của các bệnh viện trong tỉnh Ninh Bình từ năm 2009- 2013 chiếm trung bình 179% tổng Nguồn thu cho chi thường xuyên. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu qua các năm cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, từng bước khắc phục tình trạng trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước.

Bảng 2.4: Tình hình thu sự nghiệp các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009- 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số Ngân sách nhà nƣớc cấp Chi thƣờng xuyên Thu sự nghiệp y tế Số thu Tỷ lệ so với NSNN cấp Tốc độ tăng hàng năm 2009 188.077 82.092 105.985 129% 2010 287.457 99.467 187.990 189% 177% 2011 396.494 135.850 260.644 192% 139% 2012 452.152 152.854 299.298 196% 115% 2013 523.570 172.778 350.792 203,03% 117,2% Tổng 1.806.520 643.041 1.204.709 187,3%

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2009 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.2.

Kinh phí Ngân sách cấp chi hoạt động thƣờng xuyên và nguồn thu sự nghiệp của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình từ 2009-2013

Nguồn kinh phí cấp chi thường xuyên

Nguồn kinh phí thu sự nghiệp

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo quyết toán các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm 2009-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)