Về quản lý chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 73 - 76)

2.2. Thực trạng quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn

2.2.3. Về quản lý chi

2.2.3.1. Tình hình quản lý chi thường xuyên từ NSNN cấp

Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho các bênh viện công lập chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy định hiện hành. Nguồn NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên của các bệnh viện được chia thành 5 nhóm:

Nhóm thứ nhất: Chi cho con người.

Bao gồm các khoản: chi tiền lương, phụ cấp lương, các khoản phải nộp theo lương như Bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ; các khoản chi khác cho cá nhân. Nhóm chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng từ 65% đến 70% tổng kinh phí chi thường xuyên.

Nhóm thứ 2: Chi quản lý hành chính.

Bao gồm các khoản: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe, công tác phí…. Nhóm này chiểm tỷ lệ khoảng từ 13% đến 16%.

Nhóm thứ 3: Chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Bao gồm các khoản: chi mua hàng hoá vật tư dùng cho chuyên môn, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, chi mua tài liệu cho chuyên môn, các khoản chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ…. chủ yếu là các khoản chi nhằm duy trì bộ máy hoạt động của bệnh viện, phục vụ trực tiếp cho cán bộ, công nhân viên chức trong bệnh viện, Nhóm này chiếm tỷ lệ khoảng từ 8% -10%.

Hàng năm các đơn vị luôn phải bố trí lượng kinh phí để mua sắm, sửa chữa tài sản cố định để duy trì và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động. Tuy nhiên chi mua sắm sửa chữa chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi của các bệnh viện. Ngân sách tỉnh đã hạn chế rất nhiều việc dùng ngân sách nhà nước để mua sắm, sửa chữa tài sản cho các đơn vị, khuyến khích các bệnh viện mua sắm, sửa chữa từ nguồn thu sư nghiệp của bệnh viện. Các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ do vậy càng hạn chế được sự bao cấp của nhà nước càng tốt, khuyến khích các đơn vị tăng thu để phục vụ chức năng nhiệm vụ được giao.

Nguồn kinh phí này chiếm khoảng từ 3%- 5%

Nhóm thứ 5: Các khoản chi khác.

Bao gồm: Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi bảo hiểm phương tiện, chi tiếp khách, chi hỗ trợ và các khoản chi khác. Các khoản chi khác vẫn chiếm một tỷ lệ cố định qua các năm, điều đó chứng tỏ các bệnh viện công lập trên địa bàn đã biết điều chỉnh tỷ lệ chi khác ổn định qua các năm tuy quy mô ngày càng được mở rộng, nhu cầu sử dụng điện, nước… ngày càng tăng. Các đơn vị này đã có biện pháp để tiết kiệm trong các khoản chi này, tránh sử dụng lãng phí, tùy tiện. Nhóm này chiếm từ tỷ trọng từ 3% đến 5 %.

Bảng 2.6: Số liệu chi thƣờng xuyên từ Nguồn NSNN cấp cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009- 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

NỘI DUNG 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng kinh phí Chi thường

xuyên từ NSNN 82.092 99.467 135.850 152.854 172.778

Chi cho con người 55.001 66.643 91.030 102.786 116.798 Chi quản lý hành chính 12.313 14.920 20.380 22.928 26.020

Chi chuyên môn nghiệp vụ 8.209 9.950 13.700 15.395 17.451 Chi mua sắm sửa chữa TS 3.695 4.480 6.115 6.800 7.774 Các khoản chi khác 2.874 3.474 4.625 4.945 4.735

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo quyết toán các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm 2009-2013

2.2.3.2. Tình hình quản lý chi thường xuyên từ Nguồn thu sự nghiệp

Từ khi thực hiện NĐ43/TTg Chính phủ các cơ quan sự nghiệp phải giành từ 35 đến 40 % Nguồn thu để bổ sung quỹ tiền lương. Đối với các bệnh viện phải giành 35% để bổ sung quỹ tiền lương sau khi trừ chi phí thuốc, máu, hóa chất dịch truyền. Vì vậy ngược lại với việc phân phối và sử dụng nguồn ngân sách, trong việc phân phối và sử dụng nguồn viện phí thu được thì khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn lại chiếm tỷ lệ lớn, còn chi cho cá nhân lại chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Chi thanh toán cho các nhân qua các năm từ 2009-2013 chỉ chiếm từ 7-9% còn chi cho nghiệp vụ chuyên môn thì chiếm từ 70-75%. Nguồn thu từ viện phí chủ yếu là để phục vụ người dân đến khám bệnh như thuốc điều trị, dịch truyền, xét nghiệm, siêu âm….Nguồn chi quản lý chiếm khoảng từ 7% đến 8%. Tỷ lệ kinh phí giành để mua sắm sửa chữa chiếm khoảng 7% đến 10%, Số kinh phí còn lại là các khoản chi khác chiếm tỷ lệ từ 4% đến 6%.

Bảng 2.7: Số liệu chi thƣờng xuyên từ Nguồn thu sự nghiệp của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009- 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

NỘI DUNG 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng kinh phí chi thƣờng

xuyên từ Nguồn thu sự nghiệp 105.985 187.990 260.644 299.298 350.792

1 Chi cho con người 7.419 15.040 20.851 23.944 26.906 2 Chi quản lý hành chính 7.950 13.150 18.256 20.951 24.556 3 Chi chuyên môn nghiệp vụ 75.250 135.353 185.057 221.481 263.093

4 Chi mua sắm sửa chữa TS 8.480 16.920 20.851 20.950 24.556 5 Các khoản chi khác 6.886 7.527 15.629 11.972 11.681

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo quyết toán các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ năm 2009-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)