2.1 .Khái quát về VIB
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.3.1. Những kết quả đạt được
Với những nỗ lực vượt bậc, VIB luôn khẳng định uy tín, trình độ công nghệ hiện đại và việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế phục vụ cho quản trị rủi ro cho vay ở Việt Nam. Dưới đây là một số kết quả mà VIB đã đạt được:
Thứ nhất: Mô hình và cơ cấu tổ chức cho vay thể hiện sự phân cấp và
Hội sở chính chủ yếu thực hiện chức năng quản lý, tái thẩm định. Cụ thể hơn nữa, Hội đồng xử lý rủi ro là hội đồng thuộc sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị, thực hiện ban hành chính sách chế độ, các biện pháp quản lý rủi ro trong cho vay và xử lý các khoản nợ xấu. Ủy ban tín dụng do Giám đốc khối Quản trị rủi ro làm Chủ tịch, xem xét và phê duyệt Giới hạn tín dụng cho khách hàng vượt thẩm quyền phán quyết của Hội đồng tín dụng cơ sở.
Các Khối, phòng ban quản lý chức năng như Phòng Chính sách tín dụng với chức năng: (i) quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống; (ii) soạn thảo hệ thống văn bản chế độ liên quan đến hoạt động tín dụng và giải đáp mọi thắc mắc của các Chi nhánh trong quá trình triển khai văn bản; (iii) xây dựng định hướng, kế hoạch tín dụng trong từng thời kỳ. Phòng quản lý nợ (i) theo dõi xử lý nợ tồn đọng; (ii) tính toán trích lập và xử lý dự phòng rủi ro; (iii) thẩm định các khoản miễn giảm lãi vượt quyền phán quyết của Chi nhánh.
Thứ hai: VIB đã xây dựng được một hệ thống các chính sách cho vay
tương đối đầy đủ và đồng bộ
Chính sách cho vay của VIB được xây dựng theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ, vừa tôn trọng quyền tự quyết của Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro, đảm bảo sự bình đẳng đối với mọi loài hình khách hàng, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân tham gia vào quá trình cho vay.
Chính sách cho vay đối với khách hàng là sự hướng dẫn cụ thể hơn các quy định của pháp luật nhằm giúp các cán bộ làm công tác cho vay cũng như khách hàng dễ hiểu, dễ thực hiện đồng thời đưa thêm những giới hạn nhằm ngăn ngừa rủi ro và phù hợp với điều kiện thực hiện của VIB. Chính sách quản lý hoạt động cho vay trong nội bộ chia thành hai nhóm cơ bản là nhóm các văn bản giới hạn hoạt động cho vay cũng như phân quyền phán quyết nhằm bảo đảm tính an toàn của hệ thống và Quy trình cho vay, quy trình tiếp nhận tài sản bảo đảm. Nhóm văn bản giới hạn hoạt động cho vay cũng như phân quyền phán quyết bao gồm Quy định về phân vùng khu vực đầu tư, thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng. Nhóm văn bản về quy trình cho vay và tiếp nhận tài sản bảo đảm nhằm ngăn ngừa những rủi ro từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến thẩm định và phê duyệt khoản vay; nhằm chuẩn hoá một cách tối đa các sản phẩm cung ứng đến khách
hàng; phân tách nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân tham gia vào quá trình cung ứng một khoản vay đến với khách hàng.
Thứ ba: Bước đầu đã thiết lập một hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
từ cấp Hội sở đến cấp Chi nhánh
Tại Hội sở chính, công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động cho vay do Phòng Giám sát tín dụng và Phòng Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm chính. Thông thường định kỳ một năm một lần hoặc đôi khi là đột xuất, các Phòng này tiến hành kiểm tra hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch và các Chi nhánh theo phương thức từ xa hoặc kiểm tra thực tế tại chỗ. Để kiểm tra theo phương thức từ xa, VIB áp dụng một hệ thống các yêu cầu báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động cho vay theo từng đối tượng khách hàng và các sản phẩm cho vay. Bên cạnh đó để thực hiện yêu cầu báo cáo thống kê và kiểm soát hoạt động cho vay của VIB, VIB cũng tiến hành xây dựng một chương trình báo cáo tự động trên hệ thống vừa phục vụ cho mục tiêu quản lý nội bộ vừa góp phần thực hiện nghĩa vụ báo cáo với NHNN. Đối với công tác kiểm tra thực tế tại các Chi nhánh, các Phòng ban làm công tác kiểm tra kiểm soát toàn hệ thống kiểm tra những nội dung như: (i) tính tuân thủ quy chế, chế độ do NHNN, VIB và các bộ ban ngành liên quan ban hành; (ii)chất lượng thẩm định và phê duyệt trong quá trình cung cấp một khoản vay đến khách hàng; (iii)công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và khả năng quản lý nợ vay để thu hồi nợ; (iv)chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng; (v)đánh giá tổng thể danh mục đầu tư của Chi nhánh nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn.
Đối với công tác kiểm tra kiểm soát tại Chi nhánh, Ban Giám đốc, phòng hoặc tổ kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm theo dõi kiểm soát trong suốt quá trình cho vay. Nội dung của công tác kiểm tra này là đảm bảo tính tuân thủ quy chế chế độ, phát hiện rủi ro cụ thể trong từng khâu cho vay, phát hiện rủi ro theo danh mục cho vay cụ thể của Chi nhánh như rủi ro theo khách hàng, mặt hàng cho vay, loại tiền và thời hạn cho vay. Mục tiêu quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ là kịp thời phát hiện tại chỗ để có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả.
VIB đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB), một công cụ đo lường rủi ro tín dụng thông qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách
hàng có quan hệ tín dụng với VIB. Kết quả xếp hạng của Hệ thống XHTDNB được dùng làm căn cứ để đưa ra các chính sách quản trị, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả với mức bù đắp rủi ro thích hợp; là căn cứ để phân loại nợ của khách hàng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Là công cụ trợ giúp ngân hàng đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng; xác định một cách hợp lý các đối tượng khách hàng cho vay, hạn chế tổn thất tín dụng. Các mức xếp hạng là cơ sở để ngân hàng xây dựng các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng, tỷ lệ cho vay/ TSBĐ….) đồng bộ, rõ ràng, hiệu quả và nhất quán.
Thành lập Phòng Quản lý tài sản đảm bảo thuộc Hội sở chính và Trung tâm quản lý khai thác tài sản (AMC) chuyên trách mảng hoạt động định giá và quản lý tài sản để đảm bảo tính khách quan trong việc phân tích, thẩm định về tài sản đảm bảo của khoản tín dụng hỗ trợ các cấp lãnh đạo trước khi ra quyết định. Do đó, chất lượng công tác thẩm định, định giá tài sản đảm bảo cũng được nâng cao. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ quản trị rủi ro tín dụng có định hướng và biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra bằng cách đề xuất giảm hạn mức cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản nếu giá trị của tài sản bị định giá giảm.
Thứ tư: Đa dạng hóa các hình thức tín dụng
- Đa dạng hóa đối tượng vay vốn
VIB thực hiện cho vay đối với tất cả các DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế, từ kinh tế nhà nước, đến các thành phần kinh tế hỗn hợp, ngoài quốc doanh dưới các hình thức: Công ty cổ phần nhà nước, công ty cổ phần khác, công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho vay cá nhân…
- Đa dạng hóa trong việc đáp ứng mục đích vay vốn
VIB đáp ứng đa dạng các mục đích vay vốn của DNVVN. Những mục đích
vay vốn mà ngân hàng tài trợ thường xuyên như cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay các dự án xây lắp, xây dựng công trình giao thông, thuỷ điện...
- Đa dạng hóa kỳ hạn cho vay
cho vay ngắn ngày đến cho vay trung dài hạn tuỳ nhu cầu và mục đích vay vốn cũng như khả năng cung ứng vốn của ngân hàng.
Nhờ sự năng động trong việc đa dạng hoá cơ cấu cho vay và thiết lập một cơ cấu cho vay hợp lý nên ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, giúp cho VIB thực hiện tốt chức năng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. Đồng thời việc đa dạng hoá cơ cấu tín dụng là một biện pháp hữu hiệu để ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng, giúp cho việc quản trị rủi ro tín dụng đạt chất lượng cao hơn.
Thứ năm: Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong tương lai.
- Đã tiến hành nghiên cứu và rà soát các quy định sản phẩm nhằm đưa ra các
biện pháp kịp thời hạn chế những rủi ro tín dụng trong tương lai. Hàng ngày, tuần, tháng, quý, có các báo cáo kiểm soát rủi ro như: Thu hồi nợ quá hạn, phân tích tình trạng nợ của các khách hàng lớn, cơ cấu các khoản vay theo thời hạn và theo từng sản phẩm; Báo cáo tình hình tín dụng hàng tuần, phân tích tình hình dư nợ theo từng sản phẩm, theo kỳ hạn, theo loại nợ; Báo cáo tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu, tìm hiểu, phân tích nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và đưa ra các giải pháp để hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, nhận định về các Khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu lớn nhất, phát sinh tăng nhiều nhất,…; Báo cáo giải ngân thu nợ hàng ngày, theo dõi tình hình giải ngân và thu nợ hằng ngày để cân đối nguồn cho các đơn vị kinh doanh đồng thời phát hiện những trường hợp giải ngân sai mục đích để kịp thời có những biện pháp điều chỉnh; Báo cáo kiểm soát phê duyệt nguồn; Báo cáo thường xuyên về các khách hàng cần quan tâm đặc biệt.
- Tăng cường kiểm tra, thị sát, giám sát: gặp gỡ các khách hàng nợ quá hạn
và có nguy cơ quá hạn; theo dõi sát sao việc tăng trưởng dư nợ cũng như biến động nợ quá hạn của các đơn vị kinh doanh để có biện pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời.