Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. (Trang 92 - 94)

2.1 .Khái quát về VIB

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành có liên quan

3.3.1.1.Kiến nghị với Chính phủ

Đảm bảo môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định

Môi trường kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Đảm bảo các môi trường này ổn định sẽ giúp cho các DNVVN hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng cao. Chính phủ cần đưa ra những dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ. Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,…để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN và NHTM phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ

tín dụng giữa ngân hàng với DNVVN. Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta đang từng bước được hoàn thiện, các chính sách kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực song vẫn chưa thực sự thúc đẩy mạnh mối quan hệ giữa ngân hàng với các DNVVN. Đối tượng tiếp cận được tín dụng hoặc được hưởng ưu đãi tín dụng của các ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn,

doanh nghiệp quốc doanh. Vì vậy, để tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN, Chính phủ cần sớm ban hành và sửa đổi các văn bản pháp lý cho phù hợp với điều kiện thực tế của các ngân hàng và doanh nghiệp. Đồng thời tích cực đổi mới các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tránh chồng chéo và gây phiền hà cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp.

- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính

doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực.

- Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất về DNVVN, một mặt giúp cho

quá trình hậu kiểm hoạt động của DNVVN sau đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin cho các nhà tài trợ, cơ quan quản lý, mặt khác cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, chính sách, thông tin về công nghệ, nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước cho các DNVVN, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh, kịp thời các cơ hội kinh doanh.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin về doanh nghiệp nằm rải rác ở các cơ quan quản lý Nhà nước mà chưa có quy định về việc thống nhất, phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan với nhau, thêm nữa thông tin phần lớn vẫn được lưu trữ dưới dạng văn bản giấy và chưa được tin học hóa. Điều này gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin, gây mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát. Do vậy các NHTM thường không có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Thêm nữa, sự không phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc lưu trữ thông tin dẫn đến việc các doanh nghiệp cung cấp thông tin sai lệch, chồng chéo, thiếu tin cậy.

Trước thực tế đó việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý TSBĐ nhanh chóng, hiệu quả.

- Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến

hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh … vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.

3.3.1.2.Kiến nghị với Bộ Tài chính

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường có 2 – 3 hệ thống kế toán sổ sách, 1 dành cho cơ quan thuế, 1 dành cho ngân hàng, và 1 báo cáo thực tế, vì những lý do: Do tâm lý muốn tránh thuế, do sự quản lý yếu kém của cơ quan thuế, chế độ chứng từ hoá đơn chưa phù hợp gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp, trình độ và đạo đức của cán bộ thuế… Do đó, Bộ Tài chính cần có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn sự tuân thủ chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh để đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ doanh thu, chi phí, hạn chế việc doanh nghiệp cố tình làm đẹp các báo cáo tài chính để gửi ngân hàng. Đồng thời có các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, cố tình sửa báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình, gây ra sự thiếu chính xác về thông tin. Như vậy ngân hàng mới có được những thông tin trung thực cho việc đánh giá hoạt động của DNVVN, nhất là về tình hình tài chính để tiến hành thẩm định, đánh giá các khoản vay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, qua đó tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)