2.1 .Khái quát về VIB
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB
2.2.1. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Tiêu chí 2008 2009 2010 2011 30/06/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) BC & FDI 4.070 20.58 4.486 16.4 6.835 16.38 6.942 16.0 6.774 18.7 SME 11.161 56.44 14.910 54.51 20.268 48.57 19.879 45.7 15.379 42.4 PB 4.544 22.98 7.957 29.09 14.628 35.05 16.676 38.3 14.125 38.9 Tổng dƣ nợ 19.775 100 27.353 100 41.731 100 43.497 100.0 36.278 100
(Nguồn báo cáo thường niên của VIB)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy dư nợ tín dụng các khách hàng DNVVN luôn tăng qua các thời kỳ, từ năm 2008 dư nợ tín dụng thuộc nhóm khách hàng này là 11.161 tỷ đồng, chiếm 56.44% trong tổng dư nợ. Sang năm 2009, dư nợ tăng 14.910 tỷ đồng và năm 2010 thì dư nợ thuộc nhóm khách hàng này là cao nhất 20.268 tỷ đồng. Sang năm 2011, dư nợ toàn bộ tín dụng đạt giá trị cao nhất là 43.497 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng khách hàng DNVVN đạt 19.879 tỷ đồng. chiếm tỷ trọng là 45.7% trên tổng dư nợ. Năm 2011, VIB đã nỗ lực tiếp tục xây dựng nền tảng bên vững, tạo được sự bứt phát trong phát triển phân khúc khách hàng trọng tâm SMEs, tạo đà cho cho năm 2012 và thực hiện mục tiên đưa VIB trở thành “Ngân hàng được các Doanh nghiệp SME tin cậy và lựa chọn nhất, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu”
Với nền tảng vững chắc đã được xây dựng, năm 2012 tiếp tục nỗ lực không ngừng để nhận được sự tin cậy, ủng hộ của doanh nghiệp. Điều đó sẽ đạt được bằng chất lượng dịch vụ vượt trội, tinh thần phục vụ tận tâm và những giải pháp tài chính trọn gói cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Biểu đồ 2.9: Tăng trƣởng dƣ nợ DNVVN tại VIB giai đoạn 2008-30/06/2012
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dƣ nợ DNVVN năm 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB)
Trên cơ sở nền tảng được xây dựng qua 2 năm 2009 vàn 2010, năm 2011 VIB đã bắt đầu bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường với việc phục vụ hơn 5.000 khách hàng DNVVN mới, nâng tổng số khách hàng doanh nghiệp của VIB lên hơn 20.000 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VIB cũng không ngừng nâng cao năng lực trong việc phục vụ các khách hàng doanh nghiệp lớn có chọn lọc. Các chính sách sản phẩm và dịch vụ được phát triển, thiết kế phù hợp nhằm phục vụ theo đặc thù nhu cầu của các doanh nghiệp, trong đó chất lượng được tập trung ưu tiên hàng đầu.
Năm 2011 là năm sáng kiến về nhận diện và phân khúc khách hàng mục tiêu do BCG- Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới tư vấn được VIB vận dụng tích cực vào thực tiễn kinh doanh mảng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, định hướng kinh doanh mảng khách hàng này được thay đổi trở thành kinh doanh có trọng tâm theo phân khúc khách hàng mục tiêu và theo thế mạnh của VIB.
Sự khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp SME. Trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp SME khó tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng, VIB đã triển khai nhiều rất nhiều các gói ưu đãi lãi suất đặc biệt cho đối tượng khách hàng như: Vốn xuân 3.000 tỷ đồng, gói ưu đãi 5.000 tỷ đồng, gói ưu đãi lãi suất cho 100 triệu USD, 60 triệu USD… dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. VIB cũng tập trung dành những gói ưu đãi lãi
suất cho ngành đặc thù trọng tâm như gói 1.500 tỷ dành cho ngành Gỗ, 2.000 tỷ đồng dành cho ngành Gạo và thủy sản, 2.000 tỷ đồng dành cho ngành thực phẩm.
Không những hiểu và đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp SME, VIB còn hỗ trợ về nguồn vốn trung dài hạn với những ưu đãi rất lớn về lãi suất, thời gian ân hạn linh hoạt, thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Để đáp ứng như cầu thiếu hụt tài chính tạm thời của doanh nghiệp SME, VIB cũng cung cấp dịch vụ thấu chi tài khoản với tiện ích vượt trội như hạn mức thấu chi lớn, thủ tục vay vốn dễ dành, thuận tiện, giảm tối đa lãi vay phải trả thông qua hệ thống thu nợ tự động của VIB.