(Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 30/06/2012 Tổng tài sản 16,527 39,305 34,719 56,635 93,827 96,950 92,248 Huy động vốn 9,813 19,225 23,958 34,210 59,564 57,489 46,970 Dư nợ 9,137 16,774 19,775 27,353 41,731 43,497 36,278 Vốn điều lệ 1,000 2,000 2,000 2,400 4,000 4,250 4,250 Vốn chủ sở hữu 1,190 2,183 2,293 2,945 6,593 8,160 8,307
Lợi nhuận trước thuế 200 426 230 610 1,051 849 567
Lợi nhuận sau thuế 146 309 169 463 791 639 425
ROA 1.21% 1.08% 0.66% 1.50% 1.64% 0.66% 0.46%
ROE 20% 21% 11.20% 23.50% 23.70% 7.83% 5.2%
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Tổng tài sản của VIB tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2011, tăng từ 16,527 tỷ đến 96,950 tỷ và gấp 5.8 lần. Nguyên nhân của việc tăng tổng tài sản chủ yếu là do tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 là 9,137 tỷ năm 2011 là 43,497 tỷ và cũng tăng gấp 4.75 lần.
Tuy nhiên, đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 thì tổng tài sản của VIB giảm xuống còn 92,248 tỷ. Việc giảm tổng giá trị tài sản cũng là chủ yếu là do giảm dư nợ khách hàng xuống, từ 43,497 tỷ xuống còn 36,278 tỷ.
Biểu đồ 2.7: Tăng trƣởng tổng tài sản - Huy động - Dƣ nợ
(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB)
Lợi nhuận của VIB có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm, tương ứng với sự tăng lên của vốn điều lệ. Tuy vậy, tốc độ tăng qua các thời kỳ là không đồng đều, một phần do nguyên nhân từ nội tại ngân hàng, song cũng có tác động không nhỏ từ điều kiện kinh tế nói chung mà năm 2008 là một điển hình với ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng, kết quả kinh doanh của VIB còn ở mức trung bình nhưng nhìn chung, VIB đã có sự nỗ lực lớn trong việc chú trọng tìm kiếm các nguồn vốn chi phí thấp, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng tín dụng an toàn và đa dạng hóa danh mục đầu tư để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn.
Biểu đồ 2.8 : Lợi nhuận sau thuế của VIB giai đoạn 2006 – 30/06/2012 giai đoạn 2006 – 30/06/2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB)
Về các chỉ số Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng Tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE), ta thấy khả năng quản lý tài sản của ngân hàng là có hiệu quả và ổn định. Năm 2010, ROA đạt 1.64%/năm cao nhất trong các năm vừa qua.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB
Tại VIB khối khách hàng doanh nghiệp được phân loại theo hai đối tượng khách hàng là:
- Khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(BC & FDI).
- Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Việc phân chia như vậy đã giúp cho VIB xây dựng được những phương thức quản lý phù hợp và đưa ra được các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Đây chính là cơ sở để VIB đạt được những bước tiến vượt bậc trong những năm vừa qua.
2.2.1. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Tiêu chí 2008 2009 2010 2011 30/06/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) BC & FDI 4.070 20.58 4.486 16.4 6.835 16.38 6.942 16.0 6.774 18.7 SME 11.161 56.44 14.910 54.51 20.268 48.57 19.879 45.7 15.379 42.4 PB 4.544 22.98 7.957 29.09 14.628 35.05 16.676 38.3 14.125 38.9 Tổng dƣ nợ 19.775 100 27.353 100 41.731 100 43.497 100.0 36.278 100
(Nguồn báo cáo thường niên của VIB)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy dư nợ tín dụng các khách hàng DNVVN luôn tăng qua các thời kỳ, từ năm 2008 dư nợ tín dụng thuộc nhóm khách hàng này là 11.161 tỷ đồng, chiếm 56.44% trong tổng dư nợ. Sang năm 2009, dư nợ tăng 14.910 tỷ đồng và năm 2010 thì dư nợ thuộc nhóm khách hàng này là cao nhất 20.268 tỷ đồng. Sang năm 2011, dư nợ toàn bộ tín dụng đạt giá trị cao nhất là 43.497 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng khách hàng DNVVN đạt 19.879 tỷ đồng. chiếm tỷ trọng là 45.7% trên tổng dư nợ. Năm 2011, VIB đã nỗ lực tiếp tục xây dựng nền tảng bên vững, tạo được sự bứt phát trong phát triển phân khúc khách hàng trọng tâm SMEs, tạo đà cho cho năm 2012 và thực hiện mục tiên đưa VIB trở thành “Ngân hàng được các Doanh nghiệp SME tin cậy và lựa chọn nhất, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu”
Với nền tảng vững chắc đã được xây dựng, năm 2012 tiếp tục nỗ lực không ngừng để nhận được sự tin cậy, ủng hộ của doanh nghiệp. Điều đó sẽ đạt được bằng chất lượng dịch vụ vượt trội, tinh thần phục vụ tận tâm và những giải pháp tài chính trọn gói cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Biểu đồ 2.9: Tăng trƣởng dƣ nợ DNVVN tại VIB giai đoạn 2008-30/06/2012
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dƣ nợ DNVVN năm 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB)
Trên cơ sở nền tảng được xây dựng qua 2 năm 2009 vàn 2010, năm 2011 VIB đã bắt đầu bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường với việc phục vụ hơn 5.000 khách hàng DNVVN mới, nâng tổng số khách hàng doanh nghiệp của VIB lên hơn 20.000 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VIB cũng không ngừng nâng cao năng lực trong việc phục vụ các khách hàng doanh nghiệp lớn có chọn lọc. Các chính sách sản phẩm và dịch vụ được phát triển, thiết kế phù hợp nhằm phục vụ theo đặc thù nhu cầu của các doanh nghiệp, trong đó chất lượng được tập trung ưu tiên hàng đầu.
Năm 2011 là năm sáng kiến về nhận diện và phân khúc khách hàng mục tiêu do BCG- Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới tư vấn được VIB vận dụng tích cực vào thực tiễn kinh doanh mảng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, định hướng kinh doanh mảng khách hàng này được thay đổi trở thành kinh doanh có trọng tâm theo phân khúc khách hàng mục tiêu và theo thế mạnh của VIB.
Sự khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp SME. Trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp SME khó tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng, VIB đã triển khai nhiều rất nhiều các gói ưu đãi lãi suất đặc biệt cho đối tượng khách hàng như: Vốn xuân 3.000 tỷ đồng, gói ưu đãi 5.000 tỷ đồng, gói ưu đãi lãi suất cho 100 triệu USD, 60 triệu USD… dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. VIB cũng tập trung dành những gói ưu đãi lãi
suất cho ngành đặc thù trọng tâm như gói 1.500 tỷ dành cho ngành Gỗ, 2.000 tỷ đồng dành cho ngành Gạo và thủy sản, 2.000 tỷ đồng dành cho ngành thực phẩm.
Không những hiểu và đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp SME, VIB còn hỗ trợ về nguồn vốn trung dài hạn với những ưu đãi rất lớn về lãi suất, thời gian ân hạn linh hoạt, thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Để đáp ứng như cầu thiếu hụt tài chính tạm thời của doanh nghiệp SME, VIB cũng cung cấp dịch vụ thấu chi tài khoản với tiện ích vượt trội như hạn mức thấu chi lớn, thủ tục vay vốn dễ dành, thuận tiện, giảm tối đa lãi vay phải trả thông qua hệ thống thu nợ tự động của VIB.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VIB
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu cũng là một vấn đề mà VIB cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Dưới đây là bảng phân loại nợ các DNVVN của VIB theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN.
Bảng 2.8: Phân loại nợ DNVVV của VIB theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 30/06/2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 10,740 96.24 14,672 98.40 19,753 97.46 17,312 87.10 12,669 82.39 Nợ nhóm 2 162 1.45 44 0.30 63 0.31 1,701 8.56 2,118 13.77 Nợ nhóm 3 47 0.42 15 0.10 282 1.39 289 1.45 259 1.68 Nợ nhóm 4 89 0.79 30 0.20 26 0.13 176 0.89 192 1.25 Nợ 123 1.10 150 1.01 144 0.71 399 2.01 139 0.90
(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB) nhóm 5 Tổng dư nợ 11,161 100 14,911 100 20,268 100 19,877 100 15,377 100 Nợ quá hạn 421 239 515 2,565 2,708 Tỷ lệ nợ quá hạn 3.76% 1.60% 2.54% 13% 17.61% Nợ xấu 258 195 452 864 590 Tỷ lệ nợ xấu 2.32% 1.31% 2.23% 4.35% 3.84%
Tính đến cuối năm 2008, tổng nợ quá hạn DNVVN là 421 tỷ đồng. Trong đó, nợ quá hạn tập trung lớn nhất ở nhóm 2 với 162 tỷ đồng/421 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức cao 2,32% tương đương với 259 tỷ đồng, bằng 71,15% tổng nợ xấu của toàn hệ thống VIB. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu tập trung lớn nhất ở nhóm 5 với 123 tỷ đồng bằng 47,49% tổng nợ xấu DNVVN năm 2008. Đây là một trong những khó khăn mà VIB cần tập trung giải quyết để thu hồi, hạn chế sự gia tăng của nhóm nợ này.
Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh, còn 1,60%. Nợ quá hạn nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 giảm so với năm 2008 do kết quả từ các biện pháp quyết liệt xử lý nợ, các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền vững. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm mạnh từ 2,32% (năm 2008) xuống còn 1,30% (năm 2009) tương đương 194 tỷ đồng. Như vậy, năm 2009, mặc dù dư nợ tín dụng DNVVN tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lại giảm so với năm 2008 chứng tỏ chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng này đã được kiểm soát tốt hơn.
Năm 2010, cùng với sự tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng tăng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn là 2,54%. Tỷ lệ nợ xấu là 2,23%. Mặc dù, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nhóm 3 tăng so với thời điểm cuối năm 2009, song tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 lại giảm. Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của VIB trong việc tích cực thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn và kiếm soát nợ xấu.
Năm 2011, nợ quá hạn là 2,565 tỷ đồng, chiếm 13% trên tổng dư nợ khách hàng DNVVN, trong đó nợ xấu là 864 tỷ đồng đây là mức nợ xấu cao nhất trong các năm qua, Nguyên nhân chính của những bất ổn trong năm 2011 xuất phát từ việc “phanh gấp” cung tiền để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn được duy trì ở mức rất cao trong những năm trước đó.
Theo số liệu của tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng cung tiền, tín dụng và huy động bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006-2010 là 32,5%, 35,5%, và 34,6%. Ngoại trừ sáu tháng cuối năm 2008, NHNN luôn duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức khá thấp, từ 5-7,5%, trong cả giai đoạn 2005-2009, khiến cho mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng được duy trì ở mức thấp tương ứng, từ 7-8,5% trong giai đoạn này. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tín dụng của nền kinh tế bùng nổ. Khi tiền được đưa vào lưu thông quá nhiều, đã tạo ra hiện tượng dư thừa
tiền trong nền kinh tế, gây áp lực lạm phát và mức giá cả chung sẽ tăng mạnh sau khoảng 6-9 tháng. Đó là điều đã xảy ra với nền kinh tế Việt Nam từ giữa 2007 đến 2008 và từ năm 2010 đến hết 2011. Để đối phó với lạm phát, cách hiệu quả nhất là NHNN giảm mạnh cung tiền và tăng mạnh lãi suất điều hành. NHNN đã thực hiện chính sách này trong năm 2008 và năm 2011. Nhưng khi điều này diễn ra, thanh khoản của hệ thống ngân hàng gặp khó. Các doanh nghiệp, do trước đây đã đầu tư quá nhiều nên xuất hiện nhiều công trình dở dang, không thể ngừng, và do vậy không thể cắt giảm huy động tín dụng lập tức. Nhu cầu tín dụng vì vậy tiếp tục ở mức cao bất chấp lãi suất cao. Trong khi đó, do cung tiền bị thắt chặt nên huy động từ dân cư không thể tăng được ở mức tương ứng. Kết quả là tỉ lệ cho vay/huy động của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục ở mức cao. Vì lẽ đó, lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức cao ngay cả khi lạm phát có dấu hiệu giảm như từ cuối 2011 tới nay.
Qua phân tích tình hình nợ quá hạn, nợ xấu từ năm 2008 -30/06/2012 ta thấy, nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của DNVVN. Trong đó, nợ quá hạn dưới 10 ngày biến động thường xuyên, chủ yếu do khách hàng chậm trả lãi phí hoặc tiền về chậm, chưa thể hiện rủi ro. Nợ quá hạn (nhóm 2-5) phát sinh chủ yếu do khách hàng gặp khó khăn trong thu hồi tiền hàng, dẫn đến chậm trả nợ gốc lãi cho ngân hàng; Do khách hàng không được tiếp tục giải ngân, có xu hướng không trả nợ ngân hàng để sử dụng quay vòng vốn; Do khách hàng gặp khó khăn thực sự trong hoạt động kinh doanh. Khách hàng đầu tư sai mục đích hoặc đầu tư dàn trải. Khách hàng thực sự suy yếu về năng lực tài chính. Khách hàng gặp vấn đề về tranh chấp trong kinh doanh, trong tài sản thế chấp. Chi nhánh không kiểm soát được khách hàng về tài chính và hàng tồn kho. Một số chi nhánh vẫn cố cho khách hàng quá hạn.
Nợ xấu (nhóm 3-5) ở mức thấp hơn nhiều so với quy định chung về tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NH là dưới 5% trong khi tình hình kinh tế hết sức khó khăn là do bộ phận giám sát tín dụng kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bộ phận tham gia vào ngay từ khi khoản vay gặp khó khăn trong thu hồi (xử lý trực tiếp hoặc hỗ trợ chi nhánh xử lý). Bộ phận giao dịch tín dụng có quy trình hoạt động chuẩn mực, nâng cao vai trò kiểm soát cuối cùng trước khi giải ngân.
trưởng tín dụng lành mạnh, VIB đã rất quyết liệt phòng chống nợ xấu bằng nhiều nguồn lực và biện pháp xử lý, thu hồi giảm nợ xấu, ngăn chặn các món nợ xấu có nguy cơ phát sinh. Nhờ vậy, chất lượng tín dụng đã được kiểm soát tốt. Chính sách tín dụng được đưa ra kịp thời phù hợp với các diễn biến của thị trường, đồng thời vẫn đảm bảo quản trị tốt hoạt động cho vay của ngân hàng. Quy trình nghiệp vụ tín dụng đưa ra được thực hiện nghiêm túc; các giới hạn cho vay được đưa ra cụ thể, định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát.
So sánh tỷ lệ nợ xấu của VIB với các ngân hàng thương mại khác
Tiêu chí MeKong
Bank
Southern
Bank Navibank KienLongBank ACB Vietcombank VIB
Nợ xấu 2% 2.32% 2.92% 2.77% 0.85% 2.03% 4.35%
(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng)
Bảng 2.9A Tỉ lệ nợ xấu của VIB với các ngân hàng khác
Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nợ xấu của VIB chiếm tỷ lệ cao nhất trong 6 ngân hàng tương đương. Chiếm 4.35% trong tổng dư nợ ngân hàng. Xếp thứ 2 trong số 6 ngân hàng là Navi Bank, tỷ lệ nợ xấu là 2.92% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Ngân hàng ACB có tỷ lệ nợ xấu là 0.85%, thấp nhất trong các ngân hàng.