Đối với KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tập trung tài sản công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 93 - 102)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

4.3.3. Đối với KBNN

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính về mua sắm tài sản, hàng hóa theo PTTT, KBNN cần kiện toàn tổ chức về mô

hình đơn vị thực hiện MSTT qua đó cần phải có một tổ chức chuyên trách thực hiện việc MSTT ở các cấp trong hệ thống KBNN.

- Căn cứ vào đặc điểm, mô hình tổ chức bộ máy, nhu cầu sử dụng và tình hình thực tế, xác định cụ thể danh mục tài sản, hàng hoá mua sắm theo PTTT trong thời gian tới cho phù hợp; tránh tình trạng hình thức, lựa chọn tài sản có giá trị nhỏ, số lượng mua sắm ít, hệ thống bảo hành, bảo trì sản phẩm không đảm bảo để áp dụng MSTT, gây khó khăn cho hoạt động của các đơn vị cấp dưới.

- Bộ phận làm công tác MSTT của hệ thống KBNN cần phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có khả năng thuyết phục và hiện thực hóa các ưu thế của mua sắm công tập trung. Do đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung, kể cả học tập kinh nghiệm nước ngoài về phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ đấu thầu, nghiệp vụ tài chính, kỹ thuật tài sản,... để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Cần phải có cơ chế để các đơn vị trong hệ thống KBNN giám sát lẫn nhau, đặc biệt cần một cơ chế phối hợp linh hoạt, chặt chẽ và hiệu quả giữa các đơn vị trong quản lý mua sắm tài sản công bởi, những cuộc thông đồng trong đấu thầu mua sắm công thường có tính hệ thống, đan xen nhiều kiểu... Điều này tạo ra những thách thức cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh và pháp luật đấu thầu.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Quản lý mua sắm tập trung tài sản công

bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam”, có thể rút ra được một số kết luận sau đây:

- Mua sắm tập trung tài sản công là phương thức tiên tiến và có nhiều ưu điểm trong cải cách hành chính công.

- Mua sắm tập trung tài sản công có ý nghĩa thực tiễn cao như: công khai, minh bạch, phòng chống lãng phí, tham nhũng; tiết kiệm chi tiêu công; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TSNN (bán, cho thuê, góp vốn…); tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý và cung cấp dịch vụ công trong quản lý TSNN; nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần cung cấp điều kiện vật chất tốt nhất trong khả năng NSNN để phục vụ hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và lực lượng vũ trang nhân dân.

- Đối tượng hưởng lợi từ việc mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung, đó là: đơn vị sử dụng TSNN; cán bộ, công chức sử dụng TSNN trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các tổ chức cung cấp tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, điều đó cung đặt ra những thách thức cần phải giải quyết nhất đối với công tác quản lý mua sắm tập trung tài sản công nhất là có thể gặp phải sự phản đối hoặc không nhiệt tình hưởng ứng của các cơ quan, đơn vị do mua sắm phân tán đã được áp dụng trong một thời gian dài hoặc ngay một lúc, cơ quan được giao nhiệm vụ mua sắm công tập trung chưa đủ năng lực để làm tốt hơn công việc hiện nay các cơ quan, đơn vị đang thực hiện.

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, nội dung Luận văn đã lần lượt nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Phải có lộ trình áp dụng thích hợp.

- Phải có sự điều tra, khảo sát kỹ lưỡng thực trạng và nhu cầu mua sắm công việc các cơ quan, đơn vị để có cơ sở thuyết phục cho việc tính toán hiệu quả trong mua sắm công;

- Cơ quan quản lý mua sắm công tập trung phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có khả năng thuyết phục và hiện thực hóa các ưu thế của mua sắm công tập trung;

- Phải có cơ chế kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị không thực hiện mua sắm tập trung với các loại hàng hóa, dịch vụ trong danh mục và xử lý đối với cơ quan được giao nhiệm vụ mua sắm.

Hai là, trên phương diện thực tiễn:

- Hình thành đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho việc mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung. Các văn bản đó điều chỉnh đầy đủ phạm vi, đối tượng áp dụng, quy trình tổ chức thực hiện từ khâu lập kế hoạch, giao dự toán mua sắm, xây dựng phương án tổ chức mua sắm, tổ chức đấu thầu mua sắm, bàn giao tài sản, hàng hoá cho đơn vị quản lý, sử dụng, bảo hành, bảo trì tài sản mua sắm, kiểm tra giám sát, công khai kết quả mua sắm, xử lý vi phạm, trách nhiệm tổ chức thực hiện v.v... về cơ bản, các quy định hiện hành nêu trên là phù hợp.

- Việc mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung đáp ứng được yêu cầu trang bị hiện đại, đồng bộ về tài sản. Hiệu quả này góp phần đổi mới công nghệ quản lý theo hướng cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đặc biệt là việc trang bị thiết bị CNTT, trang thiết bị chuyên dùng trong toàn hệ thống KBNN.

- Góp phần vào việc thực hiện hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Hiệu quả của việc mua sắm tài sản, hàng hoá theo PTTT không chỉ thể hiện ở số tiền giảm chi do mua sắm theo lô lớn mà còn được thể

hiện ở chỗ chất lượng đầu vào tốt, tương đồng về kỹ thuật, việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao, hạn chế các phát sinh kỹ thuật phải sửa chữa bất thường trong quá trình sử dụng tài sản.

- Việc tập trung đầu mối thực hiện mua sắm, tổ chức mua sắm với khối lượng tài sản lớn thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhiều nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hoá tham gia; cơ chế công khai, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm được quy định chặt chẽ; từ đó góp phần vào việc phòng, chống tham nhũng trong mua sắm tài sản Nhà nước.

- Góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước chặt chẽ, đúng pháp luật. Hệ thống KBNN thực hiện mua sắm tập trung đảm bảo không có tình trạng trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định hoặc trang bị tài sản tràn lan, không hiệu quả; đảm bảo tính công khai minh bạch trong mua sắm tài sản.

Ba là, trên phương diện đề xuất giải pháp:

- Trong khi tình hình thu NSNN đang gặp nhiều khó khăn, việc thắt chặt chi tiêu công trở thành yêu cầu cấp thiết, phương thức mua sắm tập trung được triển khai chính thức một cách đồng bộ có thể coi là một trong những giải pháp hiệu quả để tiết kiệm ngân sách và ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi và mục tiêu quản lý nêu trên, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế, chính sách MSTT áp dụng trong phạm vi cả nước, đảm bảo phù hợp với phù hợp với pháp luật về đấu thầu.

- Cần phải xác định rõ đối tượng tài sản MSTT trong hệ thống KBNN phù hợp với hoạt động đặc thù của hệ thống. Qua thí điểm cho thấy phương thức MSTT sẽ đạt kết quả tốt nếu lựa chọn danh mục tài sản phù hợp. Trên cơ sở đó, cơ chế, chính sách về MSTT của Chính phủ, Bộ Tài chính cần quy định cụ thể một số mặt hàng bắt buộc mua sắm tập trung trong hệ thống KBNN.

- Chủ động và nâng cao tính chính xác trong việc xây dựng kế hoạch MSTT. Trên cơ sở danh mục, dự toán hàng năm được Bộ Tài chính giao, KBNN cần sớm triển khai việc giao dự toán cho KBNN các tỉnh, thành phố để KBNN các tỉnh, thành phố có thể chủ động trong việc tổ chức thực hiện MSTT đối với các loại tài sản được phân cấp.

- Cần có quy chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động mua sắm tài sản, trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, quy trình phối hợp của các cá nhân, đơn vị trong thực hiện mua sắm tài sản. Phải có cơ chế để các đơn vị này giám sát lẫn nhau, đặc biệt cần một cơ chế phối hợp linh hoạt, chặt chẽ và hiệu quả giữa các đơn vị trong quản lý mua sắm tài sản công bởi, những cuộc thông đồng trong đấu thầu mua sắm công thường có tính hệ thống, đan xen nhiều kiểu... Điều này tạo ra những thách thức cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh và pháp luật đấu thầu.

- Rà soát các quy định của pháp luật về đấu thầu để hướng dẫn hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định về quy trình đấu thầu MSTT tài sản Nhà nước để áp dụng trong thời gian tới.

- Cần có các văn bản pháp lý quy định các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương, Địa phương thuộc đối tượng phải MSTT không thực hiện MSTT thì KBNN được phép dừng thanh toán các khoản kinh phí mua sắm tài sản Nhà nước; đồng thời Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý theo quy định.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về đạo đức, chuyên môn và có chính sách đãi ngộ hợp lý. Tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện nhiệm vụ MSTT trong hệ thống KBNN chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo chính quy về lĩnh vực mua sắm hàng hóa do đó việc nghiên cứu, áp dụng chế độ, chính sách có liên quan trong triển khai thực hiện còn hạn chế. Thực tế, hàng hóa MSTT thường có quy mô, giá trị lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đặc

thù (ví dụ: ô tô, máy phát điện, camera giám sát,...) đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức, kỹ năng, am hiểu về kỹ thật mới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bộ phận làm công tác MSTT cần phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có khả năng thuyết phục và hiện thực hóa các ưu thế của mua sắm công tập trung. Do đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung, kể cả học tập kinh nghiệm nước ngoài về phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ đấu thầu, nghiệp vụ tài chính, kỹ thuật tài sản,... để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2009. Tài liệu chương trình Hội thảo Việt – Pháp về Mua sắm công. Hà Nội.

2. Tài chính, 2012. Báo cáo tổng kết thí điểm mua sắm hàng hóa từ ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung của Cục Quản lý côngsản. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2013. Báo cáo kết quả khảo sát mua sắm công tại Vương quốc Anh. Hà Nội.

4. Trần Văn Giao, 2009. Những vấn đề cơ bản về Quản lý tài sản công.

Hà Nội: Nxb thống kê.

5. Kho bạc Nhà nước, 2015. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

6. Trần Anh Tài, 2013. Quản trị học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia. 7. Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa, 2017. Quản lý tài sản công. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Nguyễn Quang Duệ và Đào Thu Trang, 2015. Nghiệp vụ đấu thầu. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền thông.

9. Lê Hùng, 2005. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về đấu thầu tại Vụ Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Phan Hữu Nghị, 2010. Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Nguyễn Thị Như Trang, 2011. “Pháp luật về đấu thầu mua sắm công. Những vẫn đề lý luận và thực tiễn”. Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội.

12. Quốc hội, 2005. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội.

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung. Hà Nội.

14. Quốc hội, 2008. Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hà Nội.

15. Bộ Tài chính, 2012. Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày 19/01/2012 về việc phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng CNTT, đấu thầu, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính. Hà Nội.

16. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài Chính ban hành Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Hà Nội.

17. Quốc hội, 2013. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội. Hà Nội.

18. Kho bạc Nhà nước, 2013. Quyết định 1298/QĐ-KBNN ngày 25/12/2013 của Kho bạc Nhà nước về việc phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng CNTT, đấu thầu, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Kho bạc Nhà nước. Hà Nội.

19. Chính phủ, 2014. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.Kho bạc Nhà nước, 2015. Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Hà Nội.

20. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội.

21. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định số 1959/QĐ-BTC ngày 28/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc KBNN. Hà Nội.

22. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 28/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin thuộc KBNN. Hà Nội.

23. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định số 2468/QĐ-BTC ngày 23/11/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số quy định của pháp luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu trong nội bộ ngành tài chính. Hà Nội.

24. Chính phủ, 2009. Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tập trung tài sản công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)