CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý mua sắm tập trung tài sản công từ
4.2.2. Xây dựng Trung tâm mua sắm công tập trung
Việc thành lập một Trung tâm mua sắm công tập trung giúp cho công tác quản lý mua sắm tập trung chuyên nghiệp hơn. Hoạt động của Trung tâm mua sắm công tập trung đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đấu thầu và các văn bản khác có liên quan để trang bị tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước nhanh, rẻ, thuận tiện phù hợp với yêu cầu sử dụng, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Với chức năng chủ yếu là tư vấn, Trung tâm mua sắm công tập trung không khuyến khích hình thức “mua hộ” này mà hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, nhà thầu cung cấp, Hợp đồng khung để các đơn vị trong hệ thống KBNN có nhu cầu mua sắm căn cứ
vào đó chủ động mua sắm hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất. Việc hình thành Trung tâm mua sắm tập trung sẽ giúp KBNN:
(i) Dễ dàng trong kiểm soát, kiểm tra quá trình mua sắm vì tất cả các thông tin về số lượng hàng hóa, dịch vụ từng đơn vị sử dụng, số tiền đã chi tiêu đều được thể hiện một cách chi tiết thông qua việc quản lý mua sắm của cơ quan mua sắm tập trung này;
(ii) Điều hòa việc mua sắm công trong phạm vi cả hệ thống. Ngoài ra, khi Trung tâm mua sắm công tập trung thực hiện mua sắm tập trung thì sẽ chủ động thương lượng với nhà cung cấp vừa đảm bảo được mục tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ với giá tốt nhất, chất lượng tốt nhất; tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; góp phần thực hiện một số mục tiêu chính sách khác của Chính phủ như: tạo việc làm cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất, bảo vệ thị trường cạnh tranh, mang lại lợi ích cho toàn xã hội.