CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
4.3.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ và cơ quan quản lý các cấp cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết việc mua sắm tài sản Nhà nước theo PTTT.
Trong khi tình hình thu NSNN đang gặp nhiều khó khăn, việc thắt chặt chi tiêu công trở thành yêu cầu cấp thiết, phương thức mua sắm tập trung được triển khai chính thức một cách đồng bộ có thể coi là một trong những giải pháp hiệu quả để tiết kiệm ngân sách và ngăn chặn tham nhũng, lãng phí.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, mà một trong hệ quả là khủng hoảng nợ công và vấn đề nợ công đã trở thành yếu tố đe dọa đến sự ổn định tình hình chính trị và khả năng phục hồi, phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Nhằm giải quyết vấn đề nợ công, hầu hết các quốc gia đều thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng và ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước; trong đó, việc tiết kiệm trong mua sắm công luôn được các nước quan tâm vì đây là lĩnh vực dễ thất thoát, lãng phí.
Theo đó, Chính phủ một số nước đã thành lập một Cơ quan chuyên trách để thực hiện rà soát toàn bộ việc chi tiêu của các Bộ, Ngành Trung ương và Địa phương trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Việc rà soát này một mặt hướng tới mục tiêu cụ thể trước mắt là cắt giảm chi và tiết kiệm chi NSNN nhưng về lâu dài là hướng tới việc quản lý, sử dụng có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ phục vụ các cơ quan công quyền và thay đổi nhận thức của cơ quan, đơn vị mua sắm cũng như tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho Chính phủ.
Trong quá trình rà soát, các Cơ quan này đã phát hiện ra rằng có một số loại hàng hóa, dịch vụ mà các Bộ, Ngành Trung ương và Địa phương sử dụng
có nhiều đặc điểm tương đồng về yêu cầu chất lượng, yếu tố kỹ thuật… nhưng giá mua sắm lại khác nhau và do nhiều nhà thầu khác nhau cung cấp, thời gian thực hiện hợp đồng bị kéo dài ở các mức độ khác nhau do việc phải tổ chức các thủ tục đấu thầu riêng lẻ. Đối với những hàng hóa, dịch vụ mà các Bộ, ngành trung ương và địa phương có yêu cầu sử dụng cơ bản giống nhau (phương tiện đi lại, trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm,…) nếu thống nhất được chủng loại và được mua sắm tập trung, trực tiếp từ nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ thì sẽ tiết kiệm được chi ngân sách Nhà nước và Chính phủ sẽ kiểm soát được tốt hơn các khoản chi tiêu công. Theo đó, Chính phủ với tư cách là khách hàng lớn nhất trên thị trường sẽ có điều kiện để mua được hàng hóa, dịch vụ có chất lượng phù hợp và mức giá tốt nhất. Đồng thời, thông qua đó, Chính phủ có thể thực hiện một số chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp muốn tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Chính phủ cũng phải chủ động nghiên cứu nhu cầu để sản xuất ra được sản phẩm tốt nhất và giá cả tốt nhất phù hợp với nhu cầu của Chính phủ. Để khắc phục những hạn chế trong kiểm soát tài sản, mua sắm công cần ban hành quy định MSTT tài sản Nhà nước, cũng như áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Vì vậy, mặc dù Quyết định 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 ra đời nhằm thay thế cho Quyết định 179/2007/QĐ-TTg nhưng vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa các nội dung về MSTT.
Mô hình đơn vị MSTT ở các cấp gồm: Trung ương, Bộ, Ngành và các Địa phương. Theo đó, đơn vị MSTT quốc gia hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập không vì mục tiêu lợi nhuận. Bộ Tài chính sẽ có nghĩa vụ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hình thành các đơn vị mua sắm tập trung cũng như hướng dẫn quy trình mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung đồng thời kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
mua sắm tập trung trên phạm vi toàn quốc.
Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi và mục tiêu quản lý nêu trên, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế, chính sách MSTT áp dụng trong phạm vi cả nước, đảm bảo phù hợp với phù hợp với pháp luật về đấu thầu.