Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về tình hình phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần

3.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với sự nâng cao về chất lƣợng và mở rộng mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội, năm 2005 chi nhánh Tây Hồ ra đời, là đơn vị trực tiếp kinh doanh, có trụ sở tại 665 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội. Sau một thời gian hoạt động và không ngừng phát triển, MB Tây Hồ đƣợc tách ra thành chi nhánh hoạch toán độc lập, theo quyết định của hội đồng quản trị vào tháng 08/2014.

Đến tháng 04/2016 trụ sở chính của chi nhánh đƣợc chuyển vè trụ sở mới tại 28 Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội có nhiều lợi thế thƣơng mại hơn so với địa điểm cũ và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh tiếp tục hoạt động.

Chi nhánh đã cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, triển khai toàn diện các nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại, tăng cƣờng mở rộng khách hàng nhằm xác lập vị thế, hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội bằng sự thay đổi về chất lƣợng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch phục vụ khách hàng. Chi nhánh đã trở thành địa chỉ quen thuộc đáng tin cậy của tầng lớp dân cƣ và tổ chức kinh tế, và là nơi thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn của MB, đã tăng thêm sự tín nhiệm với khách hàng, cung ứng dịch vụ với chất lƣợng cao nhƣ thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế, bảo lãnh.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức tại MB Tây Hồ đƣợc thiết lập theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý MB chi nhánh Tây Hồ

Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 50 ngƣời, cụ thể: Giám đốc chi nhánh

Phòng GD Xuân Diệu Phòng GD Lạc Long Quân

Phòng Kế toán &

Dịch vụ khách hàng Phòng Kinh doanh

P. Phòng KT & DV KH P. Phòng Kinh doanh

 Ban lãnh đạo chi nhánh: 01 Giám đốc, 01 phó giám đốc kinh doanh, 01 phó giám đốc điều hành.  Phòng quan hệ khách hàng: Tổng cộng có 13 ngƣời: gồm 01 trƣởng phòng Kinh doanh; 01 phó phòng QHKHCN; 01 phó phòng QHKHDN; 04 cán bộ QHKH; 01 trƣởng bộ phận hỗ trợ QHKH; 02 cán bộ hỗ trợ QHKH; 01 phó phòng QLTD và 02 cán bộ QLTD.

 Phòng Kế toán & Dịch vụ khách hàng: 10 ngƣời: gồm 01 phó phòng kế toán & dịch vụ khách hàng; 02 chăm sóc khách hàng và 07 giao dịch viên.

 Phòng hành chính – Nhân sự: 03 ngƣời  Phòng giao dịch Lạc Long Quân: 10 ngƣời  Phòng giao dịch Xuân Diệu: 11 ngƣời.

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Phòng kinh doanh có chức năng sau:

+ Giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn theo dự án. + Hƣớng dẫn khách hàng bổ sung đầy đủ thủ tục và dự án đầu tƣ.

+ Tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.Tiến hành tái thẩm định (với các dự án cần tái thẩm định.)

+ Xem xét tính khả thi của dự án. Ra quyết định cho vay để trình lên Giám đốc Ngân hàng ký quyết định cho vay.

- Phòng kế toán và dịch vụ khách hang có chức năng sau:

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy định của NHTMCP Quân đội. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lƣơng đối với các chi nhánh trên địa bàn trình cấp trên phê duyệt. Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về kế hoạch, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp NSNN theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Tổng hợp, thống kê và lƣu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động

của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp các số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dƣỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.

3.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua Chi nhánh MB Tây Hồ đã luôn phấn đấu vƣơn lên bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, năng động sáng tạo đổi mới toàn diện trên mọi phƣơng diện hoạt động nên hàng năm các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đều đạt mức tăng trƣởng khá ổn định, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh đƣợc Ngân hàng TMCP Quân đội giao.

Bảng 3.1. Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 16/15 15/14 1 Tổng tài sản 2.730 2.900 3.120 106,2 107,6 2 Nguồn vốn huy động 1.055 1.120 1.372 106,2 122,5 3 Dƣ nợ cho vay 2.496 2.692 2.891 107,9 107,4 4 Thu dịch vụ ròng 7 6 14 85,7 233,3 5 Lợi nhuận trƣớc thuế 33 55 60 166,7 109,1 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016)

- Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ một ngân hàng thƣơng mại nào. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt động không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình. Một nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh có nhiều ngân hàng hoạt động đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong công tác huy động vốn. Các ngân hàng thƣơng mại đã tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trƣớc sự cạnh tranh đó, Chi nhánh đã thực hiện chính sách tăng, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế; sử dụng linh hoạt các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, kết hợp với việc nghiên cứu, triển khai có kết quả nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng các hình thức huy động vốn để thích ứng với nhu cầu của khách hàng; tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng là các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính ngoài địa bàn có lƣợng tiền gửi lớn, ổn định. Vì vậy, Chi nhánh đã duy trì và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng huy động vốn cao:

Huy động vốn cuối kỳ đạt 1.372 tỷ đồng, tăng 22,5% so với đầu năm, đạt 109% kế hoạch Ngân hàng TMCP Quân đội giao. Trong đó, huy động vốn từ các tổ chức đạt 461 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm; huy động vốn từ dân cƣ đạt 911 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm; huy động vốn ngoại tệ đạt 305 tỷ đồng; huy động vốn VND đạt 1.067 tỷ đồng, tăng 31%.

- Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo của Chi nhánh, góp phần lớn trong tổng thu nhập và lợi nhuận. Trong hoạt động tín dụng Chi nhánh luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của và mục tiêu, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Quân đội để đầu tƣ tín dụng, tạo bƣớc đột phá góp phần thúc đẩy kinh tế nhà phát triển.

Năm 2016, Chi nhánh đã thể hiện đƣợc vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần bình ổn thị trƣờng tiền tệ, tuân thủ và thực hiện tốt các giải pháp của Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Quân đội trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động tín dụng đƣợc điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, đảm bảo tuân thủ việc thực hiện chính sách tiền tệ, đồng thời phù hợp với diễn biến thị trƣờng và tình hình nguồn vốn. Tăng trƣởng tín dụng đƣợc kiểm soát chặt chẽ trong 3 quý đầu năm nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và điều chỉnh kịp thời trong quý 4, đáp ứng vốn cho sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đến

31/12/2016, dƣ nợ tín dụng đạt 2.892 tỷ đồng, tăng 7,4% so với đầu năm, đảm bảo trong giới hạn tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội giao. Các chỉ tiêu về CLTD, cơ cấu tín dụng đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra: tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn trên tổng dƣ nợ 62%; tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngoài quốc doanh trên tổng dƣ nợ 54%; tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dƣ nợ 86,4%; tỷ lệ nợ xấu 0,3%; Chi nhánh không có nợ quá hạn.

Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ mang lại tỷ trọng lợi nhuận nhỏ nhƣng không thể không quan tâm vì hoạt động này sẽ tạo mở rộng thị phần cho Chi nhánh, góp phần quảng bá thƣơng hiệu MB đến khách hàng. Chi nhánh đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ nhƣ: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tƣợng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Thu dịch vụ ròng năm 2016 đạt 14,2 tỷ đồng, tăng 133,3% so với năm 2015, đạt 161% kế hoạch và chiếm 35% thị phần thu dịch vụ trên địa bàn.

Đây cũng là năm đánh dấu bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, kể cả về doanh thu và chất lƣợng sản phẩm. Các dịch vụ thế mạnh của Chi nhánh nhƣ bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ tiếp tục phát huy lợi thế với mức tăng trƣởng đạt 158% so với năm 2015. Các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng có bƣớc phát triển cao với số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng: đã có trên 1.500 khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS, 120 doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ trả lƣơng qua tài khoản. Hoạt động kinh doanh thẻ có sự phát triển đáng kể về chất lƣợng dịch vụ và thu hút khối lƣợng khách hàng sử dụng thẻ khá lớn. Đến 31/12/2016, Chi nhánh đã phát hành đƣợc trên 13.000 thẻ ATM, đứng thứ hai trên địa bàn về số lƣợng thẻ phát hành và chiếm 22% thị phần hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trƣờng quận Tây Hồ.

3.1.2.4. Quy trình cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ

- Tiếp thị phát triển khách hàng: Cán bộ tín dụng có thể tìm kiếm khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua quảng cáo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, gửi thƣ, email ... đến khách hàng

- Tiếp nhận nhu cầu và đi xác minh: cbtd tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng và kiểm tra các điều kiện trên hồ sơ về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; có đúng đối tƣợng đƣợc vay không, mục đích vay vốn có phù hợp không, xác minh về trụ sở kinh doanh, tài sản đảm bảo...

- Thẩm định và trình duyệt: cbtd thẩm định hồ sơ cho vay về tính hiệu quả và khả thi của phƣơng án kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay; tính toán hạn mức tín dụng, xác định nhu cầu vốn, nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ,.... Phòng kinh doanh rà soát lại và trình Giám đốc phê duyệt .

- Ra quyết định cho vay: theo phân cấp, tùy vào khoản vay mà Giám đốc chi nhánh hoặc Tổng giám đốc MB ra quyết định cho vay.

- Hoàn tất hồ sơ khoản vay đã phê duyệt: lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo

- Giải ngân theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng

- Theo dõi, đôn đốc thu vốn, lãi: định kỳ, Chi nhánh kiểm tra sau cho vay về tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn đồng thời đôn đốc thu gốc và lãi theo các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ: trƣờng hợp khách hàng có khó khăn đề nghị đƣợc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cbtd thẩm định trình Phòng và Giám đốc phê duyệt

- Xử lý nợ quá hạn - Tất toán nợ

3.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ Đội – Chi nhánh Tây Hồ

3.2.1. Quy mô tín dụng

Để hiểu rõ hơn về thực trạng tín dụng tại Chi nhánh, chúng ta sẽ xem xét qui mô tín dụng qua các năm.

Bảng 3.2. Doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ của MB Tây Hồ

Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 16/15 15/14

1 Doanh số cho vay 1.391 1.343 1.381 96,5 102,8 2 Doanh số thu nợ 1.148 1.147 1.182 99,9 103,1 3 Dƣ nợ 2.496 2.692 2.891 107,9 107,4 ( Nguồn: Báo có cho vay thu nợ 2014, 2015, 2016) Từ bảng trên ta thấy quy mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh khá lớn, điều đó thể hiện qua doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ tín dụng cuối kỳ. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng trong hai năm gần đây tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Chi nhánh là khá chậm so với mức tăng trƣởng tín dụng chung của toàn hệ thống MB (25%) và mức tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn (27%). Trong khi phần lớn các ngân hàng khác đều có mức tăng trƣởng tín dụng hàng năm trên 30%, đặc biệt một số đơn vị nhƣ MB Bắc Tây Hồ, Quỹ tín dụng TW có mức tăng trƣởng tín dụng cả hai năm đều trên 50% thì tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân hai năm của Chi nhánh chỉ đạt 7,5%, điều đó đã làm cho thị phần tín dụng của Chi nhánh ngày càng thu hẹp.

3.2.2. Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng bởi vì: một cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hƣớng phát triển tín dụng của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển một cách an toàn – hiệu quả và bền vững

Từ năm 2005, thực hiện đề án cơ cấu lại toàn ngành ngân hàng, Chi nhánh MB Tây Hồ cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu theo sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Quân đội trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu toàn bộ hoạt động tín dụng theo hƣớng ngày càng hợp lý hơn, cụ thể:

- Tách bạch hoạt động cho vay thƣơng mại và cho vay theo kế hoạch Nhà nƣớc. Đẩy mạnh việc thu nợ, giảm nhanh dƣ nợ vay theo kế hoạch Nhà nƣớc theo kiến nghị của WB.

- Chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ vay theo các hƣớng: tăng tỷ trọng dƣ nợ ngoài quốc doanh, giảm dần tỷ trọng dƣ nợ vay đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc và tỷ trọng dƣ nợ của các khách hàng lớn; tăng tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn để đảm bảo sự cân đối với nguồn vốn huy động; tăng tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Sau gần 10 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh MB Tây Hồ đã có sự thay đổi tích cực.

Bảng 3.3. Cơ cấu tín dụng của MB Tây Hồ

Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 16/15 15/14 Tổng dƣ nợ 2.496 2.692 2.892 107,9 107,4

1 Theo loại tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)