Các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 28 - 30)

1.3. Chất lƣợng tín dụng

1.3.1. Các khái niệm

Chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ đƣợc hiểu là toàn bộ tính năng của sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện quy định nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu xã hội. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các DN, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh, DN muốn tồn tại và phát triển thì trƣớc hết cần phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

CLTD đƣợc hiểu một cách khái quát nhất đó là sự đáp ứng nhu cầu của KH phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của TCTD cung cấp sản phẩm TD đó.

Trong thực tế, xuất phát từ bản chất của TD là mối quan hệ giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay, liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và có vai trò cực kỳ to lớn trong nền kinh tế nên CLTD đƣợc đề cập dƣới nhiều giác độ khác nhau:

- Đối với khách hàng: CLTD chính là chất lƣợng sản phẩm TD do NH cung cấp. CLTD cao đồng nghĩa với việc vốn vay đƣợc cung ứng đủ về số lƣợng, đúng thời hạn và lãi suất hợp lý với thời gian xét duyệt nhanh chóng, thái độ tận tình, chu

đáo. Từ đó, tạo điều kiện cho KH hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ vay NH, giúp KH và NH phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: TD có chất lƣợng nghĩa là phải huy động đƣợc tối đa lƣợng tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và thực hiện cho vay đầu tƣ phát triển nền kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc một cách có hiệu quả nhất. Tức là việc đầu tƣ TD sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao, giá thành hạ. Đồng thời, thông qua đó sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc nhƣ: hợp lý hóa cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, cải thiện cuộc sống ngƣời dân, củng cố quan hệ kinh tế đối ngoại quốc gia, đặc biệt là góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

-Đối với NH: nguyên tắc cơ bản nhất đối với hoạt động TD ngân hàng đó là vốn vay phải đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Nên nói đến CLTD là nói đến khoản TD đƣợc bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách TD của NH, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho NH với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của NH trên thị trƣờng, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trƣởng và phát triển.

Nhƣ vậy, CLTD là mức độ thỏa mãn nhu cầu và hiệu quả của nền kinh tế, của ngƣời đi vay và ngƣời cho vay trong quan hệ tín dụng.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề CLTD dƣới giác độ của ngân hàng thƣơng mại. CLTD thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đảm bảo đƣợc chất lƣợng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh đƣợc rủi ro hệ thống. Nâng cao CLTD làm cho hệ thống ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hòa nhập với thế giới.

Qua đó ta có thể rút ra rằng:

- CLTD là một khái niệm tƣơng đối, vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán đƣợc nhƣ nợ quá hạn, nợ xấu v.v.) vừa trừu tƣợng (thể hiện qua khả

năng thu hút khách hàng, uy tín của ngân hàng và mức độ tác động đến nền kinh tế v.v.). CLTD chịu ảnh hƣởng của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ v.v) và khách quan (sự thay đổi môi trƣờng bên ngoài, do chủ quan của khách hàng).

- CLTD là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài, CLTD thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.

- CLTD đƣợc xác định qua nhiều yếu tố nhƣ: thu hút đƣợc nhiều khách hàng tốt cho ngân hàng đảm bảo ngân hàng cho vay đƣợc nhiều hơn, thủ tục đơn giản, mức độ an toàn của vốn tín dụng v.v.

- CLTD không phải tự nhiên mà có mà là kết quả của một quá trình kết hợp hoạt động giữa các cán bộ NH, giữa các bộ phận trong NH, giữa NH với KH trong quan hệ TD. Vì vậy để đảm bảo CLTD thì cần có sự quản lý trong nội bộ NH và sự phối hợp giữa NH với các bộ phận liên quan.

Nhƣ vậy, CLTD đƣợc hình thành và đảm bảo từ hai phía là ngân hàng và yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu đƣợc lợi nhuận trong hoạt động tín dụng, không có cách nào khác là ngân hàng phải nâng cao CLTD của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)