Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại một số chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 41 - 46)

1.4.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng Trần Duy Hưng

Để quản lý chặt chẽ CLTD, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Trần Duy Hƣng đã thực hiện các giải pháp sau:

Một là, có định hƣớng hoạt động tín dụng phù hợp hàng năm dựa trên chiến lƣợc và định hƣớng của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc MB , bám sát chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch của Gia Lai, trong đó chú trọng đầu tƣ vốn vào những lĩnh vực nào, đối tƣợng khách hàng nào và hạn chế cho vay những sản phẩm nào.

Hai là, giao chỉ tiêu khoán, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các phòng giao dịch trực thuộc bao gồm cả mức tăng trƣởng tín dụng, cả tỷ lệ nợ xấu, cả tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đến cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn và lĩnh vực đầu tƣ. Phƣơng pháp xây dựng và giao chỉ tiêu xuất phát từ cơ sở, sau đó đơn vị bảo vệ và Chi nhánh duyệt chỉ tiêu, trong năm tùy tình hình thực tiễn có điều chỉnh vào thời điểm giữa quý III.

Ba là, phân công ban lãnh đạo Chi nhánh phụ trách các dơn vị trực thuộc, chỉ đạo cụ thể theo hiện sát theo định hƣớng và các chỉ tiêu hoạt động tín dụng, hàng tháng họp giao ban chuyên đề tín dụng, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, chấn chỉnh hoạt động, …

Bốn là, tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ đảm bảo CLTD, bao gồm kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, đơn vị tự kiểm tra, kiểm tra chéo, kiểm tra chuyên đề CLTD. Nội dung và mục đích kiểm tra là thắt chặt việc thực hiện nghiêm túc quy trình quy định về hoạt động cho vay.

Năm là, tăng cƣờng công tác thông tin tín dụng, bao gồm mua thông tin từ CIC, cập nhật thông tin từ chính khách hàng vay vốn, thông tin từ dƣ luận xã hội, dƣ luận báo chí và thong tin từ đối tác, bạn hàng của khách hàng.

Sáu là, CLTD là một chỉ tiêu thi đua, thực hiện việc khen thƣởng kịp thời, đúng mức các đơn vị trực thuộc, các cá nhân đảm bảo CLTD, nhƣng cũng hạ thấp thi đua, giảm tiền thƣởng, bố trí công việc khác, hoặc các xử lý nghiêm minh khác các khi không đảm bảo CLTD, hoặc vi phạm về cho vay.

1.4.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt Hoàng Quốc Việt

Mục tiêu đảm bảo CLTD luôn đặt lên hàng đầu và có tính xuyên suốt trong toàn bộ Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, từ Ban lãnh đạo chi nhánh, đến các phòng ban hội sở chính và phòng giao dịch. Để thực hiện mục tiêu này Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Một là, không chạy theo quy mô tăng trƣởng dƣ nợ đơn thuần mà phải gắn liền với đảm bảo CLTD thực sự, thực chất, không che dấu nợ xấu, không che dấu nợ quá hạn.

Hai là, tăng cƣờng khâu thẩm định, bao gồm thẩm định phƣơng án khả thi của khách hàng vay vốn, thẩm định năng lực tài chính, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay cả về tính pháp lý và giá trị, thực hiện đúng nguyên tắc giao dịch đảm bảo, thẩm định tƣ cách ngƣời vay,…

Ba là, thực hiện có hiệu quả việc phân loại, xếp hạng khách hàng vay vốn dựa trên đúng các quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp theo tình hình thực tế.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, nâng cao vai trò của Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng và các hội đồng khác có liên quan đến đảm bảo CLTD,…

Năm là, lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo Phòng giao dịch định kỳ và đột xuất phải đi kiểm tra trực tiếp ở cơ sở, trực tiếp khách hàng vay vốn,…

Sáu là, CLTD đƣợc coi là chỉ tiêu thi đia cơ bản, chỉ tiêu giao khoán hàng đầu đối với mỗi cá nhân và mỗi đơn vị trong toàn chi nhánh , gắn thi đua với công tác cán bộ, với khen thƣởng và xử phạt nghiêm minh.

Bảy là, thƣờng xuyên đào tạo lại cán bộ tín dụng, gắn với hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Tây Hồ - Chi nhánh Tây Hồ

Thứ nhất, con ngƣời là yếu tố hàng đầu, nên luôn luôn nâng cao nhận thƣc về đảm bảo CLTD từ lãnh đạo đến nhân viên, từ hội sở chính đến các đơn vị trực thuộc. gắn liền với giao chỉ tiêu CLTD và công tác cán bộ, từ quy hoạch, sử dụng, đánh giá, đề bạt, khen thƣởng, bố trí, đến luân chuyển và kỷ luật.Xây dựng ý thức về quản lý CLTD hoạt động trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ƣu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro hoạt động. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần đƣợc đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro hoạt động – xác

định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.

Hai là, phải đảm bảo tính chất đồng bộ trong thực thi các biện pháp đảm bảo CLTD, từ định hƣớng rõ ràng, giao chỉ tiêu kế hoạch sát thực tế, đến chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tổng kết, đánh giá, phân công và phân nhiệm rõ ràng về vấn đề đảm bảo chỉ tiêu nợ xấu.

Ba là, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, các quy định nội bộ trong hoạt động tín dụng; găn liền với nó là tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo hiệu quả của hoạt động này. Các chốt kiểm soát về rủi ro hoạt động tín dụng đƣợc lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.

Bốn là, áp dụng triệt để 4 vấn đề chính với mƣời nguyên tắc vàng về quản lý CLTD hoạt động theo ủy ban Basel. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần đƣợc đầu tƣ là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc cho quản lý CLTD hoạt động, và hoàn thiện cấu trúc quản lý CLTD hoạt động - đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lƣợc quản lý CLTD hoạt động thƣờng bao gồm các vấn đề sau đây: (i) Xác định rủi ro hoạt động và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro hoạt động; (ii) Mô tả hồ sơ rủi ro (ví dụ: các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh); (iii) Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của ngân hàng;

Năm là, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro hoạt động và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro hoạt động tín dụng, gắn liền với việc phân loại, xếp hạng khách hàng vay vốn. tăng cƣờng công tác thu thập, lƣu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay đƣợc tăng cƣờng giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn

Sáu là, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động từ các yếu tố bên trong NHTM nhƣ con ngƣời, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hƣớng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đạo đức nghề

nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần đƣợc rà soát thƣờng xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần đƣợc bảo dƣỡng và cập nhật thƣờng xuyên. Những chức năng cơ bản của những phần mềm ứng dụng cho rủi ro hoạt động ít nhất cần bao gồm (i) Nhập dữ liệu đƣợc phân cấp (dữ liệu tổn thất, các chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro), (ii) Tập trung đánh giá trên mọi phạm vi kinh doanh (xác định của quy định điều chỉnh và vốn đầu tƣ, sự tập hợp và sự so sánh các kết quả mọi thành phần rủi ro hoạt động báo cáo cho Hội đồng Quản trị (iii) Tập trung và/ hoặc phân cấp quản lý.

Cuối cùng là hạn chế tối đa các nguyên nhân rủi ro hoạt động bên ngoài,

xây dựng các phƣơng án, đƣa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng nhƣ khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro hoạt động. Giải pháp cơ bản cho việc đƣa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba. (ví dụ thông qua bảo hiểm); tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro hoạt động bằng đo lƣờng các rủi ro khác (chẳng hạn nhƣ mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới thiệu về công nghệ thông tin cho hệ thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện pháp này đƣợc bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trƣờng hợp không ngăn chặn đƣợc rủi ro. Sử dụng những biện pháp hỗ trợ nhƣ thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro… giúp hạn chế đƣợc rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)