Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 51 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.

- Xác định số gốc để so sánh: Luận văn lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc để nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu. Tác giả đã sử dụng số liệu năm 2014 là số gốc so sánh, số liệu năm 2015 và năm 2016 đƣợc so sánh với năm 2014 để thấy đƣợc rõ hơn sự biến động qua các năm. Trong luận văn này tác giả đã sử dụng số liệu thu thập đƣợc của MBBank Tây Hồ để tiến hành nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu phản ánh CLTD, so sánh qua các năm 2014 - 2015 - 2016.

- Điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu kinh tế: phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị. Các chỉ tiêu so sánh trong luận văn đƣợc xây dựng nhằm chỉ rõ đƣợc thực trạng CLTD của MBBank Tây Hồ trong giai đoạn 2014 - 2015 - 2016.

- Mục tiêu so sánh: nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối: đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tƣơng đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)