Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 30 - 41)

1.3. Chất lƣợng tín dụng

1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Hoạt động TD phải đảm bảo hiệu quả, tuân thủ pháp lý thì mới đảm bảo an toàn về vốn. Nâng cao CLTD là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng.

1.3.2.1. Đối với kinh tế, xã hội

Nâng cao CLTD góp phần thúc đẩy lực lƣợng sản xuất xã hội phát triển. Trong nền kinh tế thị trƣờng sự phát triển của sản xuất, lƣu thông hàng hóa ngày càng tăng chính vì thế hoạt động TD luôn đƣợc coi trọng. CLTD đƣợc nâng cao sẽ giúp NH thực hiện tốt vai trò trung gian, cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, tập trung vốn tránh đƣợc sự lãng phí vốn, giải quyết tốt cung cầu về vốn.

Tín dụng ngân hàng là một công cụ quan trọng để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Là công cụ để thực hiện các chủ trƣơng chính sách về phát triển kinh tế,

khơi dậy tiềm năng thế mạnh của tất cả các thành phần kinh tế vào phục vụ công cuộc phát triển kinh tế nƣớc nhà.

1.3.2.2. Đối với khách hàng

Trong nền kinh tế mở với sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD trên thị trƣờng, khi NH thực hiện tốt việc nâng cao CLTD thì sẽ thu hút đƣợc nhiều KH về phía mình. CLTD đƣợc nâng cao sẽ giúp NH cung ứng vốn nhanh, kịp thời đáp ứng yêu cầu của KH. NH cũng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của KH để sớm có những điều chỉnh với những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của KH.Vấn đề nâng cao CLTD là thực sự cần thiết cho mỗi KH và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. CLTD đƣợc nâng cao sẽ trở thành công cụ đòn bẩy kích thích nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho NH thực hiện tốt vai trò trung tâm tiền tệ TD.

1.3.2.3. Đối với ngân hàng

Xét về phía ngân hàng, việc nâng cao CLTD sẽ đem lại những lợi ích sau:

Một là, nâng cao CLTD làm tăng khả năng sinh lời từ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Khi ngân hàng tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng, tạo đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng thì sẽ thu hút đƣợc họ sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ khác mà ngân hàng mình cung cấp khi họ có nhu cầu. Nhƣ vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lƣợng tốt không chỉ làm tăng lợi nhuận ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng mà còn tăng lợi nhuận của ngân hàng trong các hoạt động dịch vụ khác.

Hai là, việc nâng cao CLTD sẽ đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Hoạt động tín dụng đem lại nhiều lợi nhuận nhƣng rủi ro cũng rất cao. Việc nâng cao CLTD sẽ giảm thiểu rủi ro và tăng tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo ngân hàng phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Ba là, nâng cao CLTD tạo uy tín cho bản thân ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động tín dụng có chất lƣợng tốt thì lợi nhuận đạt đƣợc của ngân hàng đó sẽ cao, vốn tự có tăng nhanh, đảm bảo đƣợc khả năng thanh khoản, tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới, hiện đại nhờ đó mà hình ảnh của ngân hàng đƣợc nâng cao. Đối với bất kì một đơn vị kinh doanh nói chung và đặc biệt đối với một NH nói riêng – là doanh nghiệp kinh doanh dựa trên uy tín thì uy tín là cái vô cùng quan trọng và đáng giá.

Nhờ có uy tín mà NH lại thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng đến với mình và sử dụng những sản phẩm do mình cung cấp, góp phần tăng nguồn thu nhập cho NH.

Có thể nói, việc nâng cao CLTD là vô cùng cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Chính vì vậy nên vấn đề nâng cao CLTD luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm đặt ra những biện pháp cụ thể để làm tốt công tác này.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu tổng dƣ nợ và kết cấu dƣ nợ

Tổng dƣ nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lƣợng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dƣ nợ bao gồm dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì CLTD càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.

Chỉ tiêu tổng dƣ nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dƣ nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết đƣợc dƣ nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Kết cấu dƣ nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dƣ nợ trong tổng dƣ nợ. Phân tích kết cấu dƣ nợ sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dƣ nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là hiện tƣợng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi ngƣời đi vay không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dƣ nợ của ngân hàng thƣơng mại ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành CLTD. Khi một khoản vay không đƣợc trả đúng hạn nhƣ đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thƣờng. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thƣơng mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, CLTD càng thấp.

Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này ngƣời ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra làm hai loại:

Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết đƣợc bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Do vậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn CLTD.

Chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thƣờng đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và CLTD trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, CLTD càng cao.

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lƣợng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đƣợc gốc mà còn có lãi, đảm bảo đƣợc độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thƣơng mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng đƣợc thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. CLTD đƣợc nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dƣ nợ * 100% Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động. Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốn của bản thân NH cũng nhƣ của nền kinh tế hay chƣa. Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thƣờng vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dƣới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể sẽ gây ảnh hƣởng không tốt tới NH. Lúc đó tính thanh khoản của NH sẽ bị đe dọa do khối lƣợng dự trữ không đƣợc đảm bảo.

Chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của gân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy đƣợc khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.

Tỷ lệ nợ xấu

Theo Thông tƣ số 02/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Tổ chức tín dụng có chính sách dự phòng rủi ro đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể nhƣ sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn – Các khoản nợ quá hạ dƣới 10 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày)

bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định nhƣ sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Với cách phân loại nợ nhƣ trên thì nợ xấu sẽ thuộc nhóm 3, 4 và 5; nợ quá hạn thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5. Nhƣ vậy, CLTD phụ thuộc vào tỷ trọng của các nhóm nợ, ngân hàng nào có tỷ trọng nhóm nợ 2, 3, 4, 5 đặc biệt là nhóm 3, 4, 5 càng cao thì CLTD càng thấp và ngƣợc lại.

Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá CLTD. Dựa vào các chỉ tiêu đó ta có thể nhận định đƣợc CLTD ngân hàng cao hay thấp. Tuy nhiên CLTD còn chịu tác động của các nhân tố khác.

1.3.3.3. Các chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính tƣơng đối, rất khó xác định thƣờng đƣợc dùng để đánh giá CLTD một cách khái quát. Các chỉ tiêu định tính thƣờng bao gồm:

Thứ nhất, là quy trình TD: quy trình TD là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong việc cấp TD. Quy trình bao gồm 6 bƣớc là lập hồ sơ, phân tích TD, quyết định TD, giải ngân, giám sát và thanh lý nợ. Việc xây dựng quy trình TD chặt chẽ và hợp lý, tuân thủ các nguyên tắc cấp TD sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho NH, nâng cao doanh lợi cũng nhƣ đảm bảo CLTD.

Thứ hai, là khả năng thu hút và chăm sóc khách hàng: ở đây chính là việc giữ đƣợc những KH truyền thống và thu hút đƣợc nhiều KH mới đến vay vốn, đồng thời phát triển tốt các quan hệ với KH tiềm năng. Bên cạnh đó là uy tín của NH đối với KH, sự hài lòng của KH đối với các sản phẩm TD mà NH cung cấp về quy mô, lãi suất, phí, thời gian phục vụ v.v.

Thứ ba, là trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng nhằm mục đích đƣa nguồn tiền nhàn rỗi huy động đƣợc từ nền kinh tế phục vụ cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn đó đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiệu quả công

việc của cán bộ tín dụng đƣợc đánh giá bằng CLTD. CLTD có đảm bảo hay không tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Các chỉ tiêu định tính rất khó xác định vì vậy trên thực tế khi nói đến CLTD thƣờng ngƣời ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêu mang tính định lƣợng.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng

Có hai nhóm nhân tố tác động đến CLTD: nhóm nhân tố bên ngoài (khách quan) và nhóm nhân tố bên trong (chủ quan). Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, từng NHTM hai nhóm nhân tố này có tác động khác nhau đến chất lƣợng hoạt động tín dụng.

1.3.4.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh tế

Bản chất của hoạt động ngân hàng thƣơng mại là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Nói cách khác, ngân hàng thƣơng mại dựa vào các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để tiến hành cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn trở lại cho nền kinh tế. Có thể nói đây là một lĩnh vực kinh doanh hết sức nhạy cảm. Nó vừa là một nhân tố tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, nhƣng đồng thời mọi biến động của môi trƣờng kinh tế cũng đều ảnh hƣởng đến hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Do đó, một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng. Một trong các yếu tố kinh tế tác động mạnh mẽ đến CLTD là chu kỳ kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu tín dụng giảm trong thời kỳ này, và nếu có thực hiện thì vốn tín dụng cũng khó có thể sử dụng hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Ngƣợc lại, trong thời kỳ kinh tế hƣng thịnh nhu cầu vốn tín dụng tăng cao trong khi những rủi ro gặp phải có thể giảm. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trƣờng hợp chạy đua trong sản xuất kinh doanh, nạn đầu cơ tích trữ làm nhu cầu vốn tín dụng tăng lên quá mức và có quá nhiều khoản tín dụng đƣợc thực hiện. Những khoản tín dụng này cũng có thể khó đƣợc hoàn trả nếu sự phát triển sản xuất kinh doanh không có kế hoạch nói trên dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Môi trường pháp lý

Trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, pháp lý là yếu tố có ý nghĩa định hƣớng cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thực hiện đúng các qui định về pháp lý sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh tây hồ (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)