CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến hoạt động dịch vụ cảng biển Việt Nam
3.1.2. Hệ thống pháp lý cho việc phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam
3.1.2.1. Pháp luật quốc tế
Do yếu tố đặc thù, ngành Hàng hải Việt Nam là một trong những ngành sớm thiết lập các mối quan hệ song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc, các tổ chức Quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO - International Maritime Organization) và tới nay đã gia nhập
gần 20 Công ƣớc trong tổng số hơn 40 Công ƣớc của tổ chức này (chi tiết tham khảo trong phụ lục 2), Công ƣớc Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO – International Labour Organization), Hiệp hội Hải đăng quốc tế (IALA - International Association of Lighthouse Authorities), Tổ chức Vệ tinh Hàng hải quốc tế (INMARSAT - International Maritime Satellite Organization)…nên hoạt động hàng hải nói chung và hoạt động cảng biển nói riêng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ những quy định của các tổ chức này.
Bốn trụ cột chính tạo nên nền tảng pháp lý cho hoạt động hàng hải quốc tế (3 công ƣớc của IMO, 1 công ƣớc của ILO) phải kể đến là:
- Công ƣớc quốc tế về an toàn sinh mạng con ngƣời trên biển năm 1974 (SOLAS): Công ƣớc có hiệu lực với Việt Nam năm 2002 chỉ rõ những tiêu chuẩn tối thiểu trong cấu trúc, trang bị và hoạt động của những con tàu, tƣơng thích với sự an toàn của chúng. Những quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo rằng những con tàu mà đang mang cờ của họ tuân thủ theo những yêu cầu của công ƣớc này.
- Công ƣớc quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978 (STCW): Công ƣớc này có hiệu lực với Việt Nam năm 1991 đã quy định những tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến việc huấn luyện, chứng nhận và trực ca cho ngƣời đi biển mà những quốc gia phải bắt buộc đáp ứng hoặc vƣợt quá những tiêu chuẩn đó.
- Công ƣớc quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thƣ năm 1978 (MARPOL): Công ƣớc này có hiệu lực đối với Việt Nam năm 1991, bao gồm những quy định hƣớng tới việc phòng ngừa và hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm từ tàu, cả sự ô nhiễm bởi tai nạn và sự ô nhiễm từ hoạt động khai thác.
- Công ƣớc lao động hàng hải năm 2006 (MLC): Công ƣớc này có hiệu lực đối với Việt Nam vào tháng 5/2014 thiết lập các yêu cầu tối thiểu liên quan đến điều kiện sống và làm việc đối với thuyền viên.
Ở cấp khu vực, Việt Nam đã gia nhập các Hiệp định có liên quan về dịch vụ trong lĩnh vực hàng hải của các nƣớc ASEAN:
- Hiệp định tạo thuận lợi tìm kiếm tàu biển gặp nạn và cứu hộ của ngƣời sống sót sau tai nạn tàu, ký ngày 15/5/1975;
- Hiệp định khung ASEAN về thƣơng mại dịch vụ, ký ngày 15/12/1995; - Hiệp định khung về khu vực đầu tƣ ASEAN, ký ngày 7/10/1998;
- Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, ký ngày 16/12/1998.
Việc Việt Nam tham gia và tuân theo quy định của các tổ chức hàng hải quốc tế sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ trong lĩnh vực kỹ thuật và các lĩnh vực khác của giao thông đƣờng biển tiến tới thống nhất ở mức cao nhất các tiêu chuẩn về an toàn hàng hải và giao thông trên biển. Bởi mỗi một tổ chức đều có trách nhiệm và quyền hạn trong lĩnh vực nhất định, các quy định trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ biển và môi trƣờng biển thông qua việc ngăn chặn ô nhiễm biển từ các phƣơng tiện hàng hải; quan tâm đến các vấn đề pháp lý và hành chính liên quan đến giao thông biển quốc tế và vấn đề đơn giản hoá các thủ tục về hàng hải quốc tế; giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo thuyền viên, chủ tàu, thợ máy tàu, cung cấp các thông tin chuyên ngành cho các nƣớc thành viên, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển; khuyến khích việc bãi bỏ những biện pháp phân biệt đối xử và những hạn chế không cần thiết của các chính phủ đối với hàng hải quốc tế, đƣa hàng hải vào phục vụ thƣơng mại quốc tế, giúp đỡ và khuyến khích các chính phủ củng cố và hiện đại hoá ngành hàng hải quốc gia…
3.1.2.2. Pháp luật Việt Nam
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005:
Bộ luật Hàng hải Việt Nam đƣợc khởi thảo xây dựng từ năm 1985, qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, ngày 30/03/1990, bộ luật đã đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1991. Sau đó dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) đã đƣợc thực hiện trong gần 6 năm (1999-2005) và chính thức đƣợc
Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Bộ luật bao gồm 260 điều chia làm 18 chƣơng quy định đối với các hoạt động vận tải bằng đƣờng biển, bao gồm tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng và các hoạt động khác liên quan đến sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công cụ và nghiên cứu khoa học. Đây đƣợc coi là bộ luật hiện đại vì đƣợc soạn thảo có tham khảo, thậm chí đƣa vào đó các quy định của Công ƣớc quốc tế cũng nhƣ luật pháp trong nƣớc.
Bộ luật Hàng hải 2005 có nhiều nội dung mới điều chỉnh các quan hệ hàng hải chƣa đƣợc quy định trong Bộ luật năm 1990 nhƣ: nguyên tắc hoạt động hàng hải; chính sách phát triển hàng hải; trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về hàng hải; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải; nguyên tắc và điều kiện đăng ký tàu biển; an ninh hàng hải; tìm kiếm cứu nạn hàng hải; chức năng, phân loại, quy hoạch, đầu tƣ, xây dựng và khai thác cảng biển…và các nội dung khác. Những quy định chƣa rõ, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất hoặc không còn phù hợp với pháp luật Việt Nam và các các điều ƣớc quốc tế có liên quan đều đƣợc chỉnh sửa thay thế ở bộ luật 2005. Tất cả các nội dung điều chỉnh liên quan đến hội nhập hàng hải đều đƣợc vận dụng có chọn lọc quy định của các điều ƣớc, tập quán, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Đây là cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triển toàn diện, hiệu quả, bền vững các hoạt động hàng hải ở nƣớc ta cùng với sự chủ động hội nhập mà các thành phần kinh tế hàng hải trong nƣớc để có quyền áp dụng.
Luật Thương mại 2005:
Luật Thƣơng mại đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1998, và đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2005, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Luật Thƣơng mại 2005 là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà
nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Phạm vi điều chỉnh của Luật Thƣơng mại rất rộng, gồm tất cả các hành vi thƣơng mại (trong đó có cung ứng dịch vụ), xác định địa vị pháp lý của thƣơng nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thƣơng mại tại Việt Nam. Đối tƣợng áp dụng của Luật Thƣơng mại là thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại tại Việt Nam gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thƣơng mại một cách độc lập thƣờng xuyên. Hoạt động của dịch vụ cảng biển phải tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thƣơng mại của Luật Thƣơng mại 2005.
Luật Doanh nghiệp 2014:
Luật Doanh nghiệp đã đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2000, đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2005, 2013 và mới nhất là năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015. Hoạt động dịch vụ cảng biển chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển.
Luật đầu tư 2014:
Luật đầu tƣ 2014 số 67/2014/QH13 đƣợc Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật đầu tƣ số 59/2005-QH11. Luật đầu tƣ 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Hoạt động dịch vụ cảng biển chịu sự điều chỉnh của luật đầu tƣ về về hoạt động đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tƣ kinh doanh từ Việt Nam ra nƣớc ngoài.
Các văn bản pháp luật khác:
Bên cạnh việc chịu sự điều chỉnh của các bộ luật, hệ thống pháp luật Việt Nam còn bổ sung bằng các văn bản thông qua các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của: Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải; Thông tƣ liên tịch của Bộ Thƣơng mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải nhằm tạo khung khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh hoạt động dịch vụ cảng biển Việt Nam trên mọi mặt. (Chi tiết tham khảo trong phụ lục 3).
3.1.2.3. Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ cảng biển
Với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, cần đặc biệt quan tâm đến các cam kết của Việt Nam trong WTO vì nó ảnh hƣởng trƣc tiếp đến các hoạt động hàng hải nói chung và dịch vụ cảng biển nói riêng cho các doanh nghiệp. *) Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cung cấp dịch vụ liên quan đến vận tải biển quốc tế (tức là các dịch vụ tích hợp liên quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp nƣớc ngoài đã đảm trách khâu vận tải biển) dƣới các hình thức sau và điều kiện hoạt động sau:
Về hình thức:
- Thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam ngay sau ngày 11/1/2007 với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không quá 51% vốn điều lệ của liên doanh; Tuy nhiên, số lƣợng liên doanh do các công ty vận tải biển nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập tại thời điểm gia nhập không vƣợt quá 5. Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, sẽ không hạn chế số lƣợng liên doanh.
- Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài kể từ ngày 11/1/2012.
Điều kiện về loại hoạt động:
- Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ;
- Đại diện cho chủ hàng;
- Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;
- Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển;
- Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trƣờng hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp;
Từ ngày 11/1/2012 các doanh nghiệp này có thể cung cấp thêm các dịch vụ: - Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; - Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển.
Về cơ bản, Việt Nam đƣa ra cam kết mở cửa thị trƣờng trong lĩnh vực hàng hải rộng hơn mức mở cửa áp dụng vào thời điểm trƣớc khi gia nhập WTO. Ví dụ, tại Nghị định 10/2001/NĐ-CP (áp dụng trƣớc khi các cam kết WTO có hiệu lực), đối với hầu hết liên doanh cung cấp các dịch vụ hàng hải, phía nƣớc ngoài chỉ đƣợc nắm tối đa 49% vốn trong liên doanh. Nhƣ vậy, thị trƣờng dịch vụ hàng hải sau thời điểm 11/1/2007 về cơ bản là thông thoáng hơn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài so với trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO.
*) Áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc (MFN):
Theo nguyên tắc về đối xử tối huệ quốc (MFN), nếu Việt Nam đã cam kết dành một ƣu đãi nào đó cho một cho doanh nghiệp nƣớc khác theo một Hiệp định song phƣơng ký giữa Việt Nam và nƣớc đó ở mức cao hơn cam kết trong WTO, Việt Nam sẽ phải dành ƣu đãi ở mức tƣơng ứng cho tất cả các doanh nghiệp của các thành viên khác trong WTO. Tuy nhiên, quy tắc MFN không áp dụng đối với cam kết trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển (Việt Nam đã đƣa ra ngoại lệ miễn trừ việc áp dụng nguyên tắc MFN trong lĩnh vực này). Vì vậy, những ƣu đãi mà Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vận tải biển theo các Hiệp định vận tải song phƣơng sẽ không nhất thiết đƣợc dành cho các doanh nghiệp đến từ các nƣớc khác trong WTO. Miễn trừ MFN này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO (riêng Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và Singapore đƣợc miễn 10 năm). *) Điều kiện sử dụng dịch vụ tại cảng của các doanh nghiệp hàng hải nƣớc ngoài:
Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, các tàu vận tải nƣớc ngoài đƣợc sử dụng 10 dịch vụ sau đây tại các cảng Việt Nam theo điều kiện hợp lý và nhƣ các tàu Việt Nam: (1) Hoa tiêu; (2) Lai dắt; (3) Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm nhiên liệu và nƣớc; (4) Thu gom nƣớc và nƣớc dằn thải; (5) Dịch vụ của cảng vụ; (6) Phao tiêu báo hiệu; (7) Các dịch vụ trên bờ cần thiết cho hoạt động của tàu, bao gồm thông tin liên lạc, cung cấp điện và nƣớc; (8) Trang thiết bị sửa chữa khẩn cấp; (9) Dịch vụ neo đậu, cấp cầu và neo buộc tàu; (10) Tiếp cận các dịch vụ đại lý hàng hải.
*) Cam kết về mở cửa thị trƣờng dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt:
Việt Nam không cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành
(Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển), các nhà cung
cấp dịch vụ nƣớc ngoài có thể tham gia cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt dƣới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nƣớc ngoài không vƣợt quá 49% vốn điều lệ của liên doanh. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này, quy định thực tế áp dụng của Việt Nam thông thoáng hơn so với cam kết. *) Cam kết mở cửa dịch vụ hỗ trợ vận tải biển:
Đối với dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, Việt Nam mới chỉ cam kết mở cửa thị trƣờng trong các loại dịch vụ và với các điều kiện cụ thể sau:
- Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ: cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dƣới bất kỳ hình thức hiện diện thƣơng mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, liên doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không chiếm quá 50% vốn điều lệ);
- Dịch vụ thông quan: cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dƣới bất kỳ hình thức hiện diện thƣơng mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, liên doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ (điều kiện này sẽ bị bỏ sau ngày 11/1/2012);
- Dịch vụ kho bãi công-ten-nơ: cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dƣới bất kỳ hình thức hiện diện thƣơng mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, liên doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ (điều kiện này sẽ bị bỏ sau ngày