CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lƣợc, xác định vị thế cũng nhƣ hƣớng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tƣởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Trên cơ sở áp dụng SWOT vào phân tích dịch vụ cảng biển Việt Nam, trƣớc hết luận văn chỉ ra các đặc điểm thành phần cấu tạo nên 4 yếu tố của SWOT, bao gồm:
- Strengths (điểm mạnh): là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng tồn tại bên trong của dịch vụ cảng biển.
- Weakesses (điểm yếu): là những mặt hạn chế, yếu điểm tồn tại bên trong của dịch vụ cảng biển.
- Opportunities (cơ hội): là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát đƣợc, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công.
- Threats (nguy cơ): là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực đến dịch vụ cảng biển, mức độ ảnh hƣởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến.
Sau khi chỉ rõ các yếu tố cấu thành lên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức là việc kết hợp để tạo ra bốn nhóm giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao cho việc phát triển dịch vụ cảng biển Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đó là:
- Giải pháp kết hợp S-O - Giải pháp kết hợp W-O
- Giải pháp kết hợp S-T - Giải pháp kết hợp W-T
Quá trình này đƣợc thể hiện rõ ràng trong ma trận SWOT bên dƣới:
Bảng 2.1. Ma trận SWOT Ma trận SWOT
Cơ hội (O):
Liệt kê các cơ hội theo thứ tự quan trọng
Thách thức(T):
Liệt kê thách thức theo thứ tự quan trọng
Điểm mạnh (S):
Liệt kê điểm mạnh theo thứ tự quan trọng Các giải pháp SO: Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội Các giải pháp ST: Sử dụng thế mạnh vƣợt qua thách thức Những điểm yếu (W)
Liệt kê các điểm yếu theo thứ tự quan trọng
Các giải pháp WO:
Vƣợt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội
Các giải pháp WT:
Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những đe dọa