CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
a. Nội dung phƣơng pháp
Phân tích là phƣơng pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng. Trong quá trình phân tích, các yếu tố cấu thành chỉnh thể dần dần tự tách khỏi chỉnh thể, tách khỏi những mối liên hệ giữa chúng với nhau, do đó kết quả của sự nghiên cứu riêng rẽ từng bộ phận cấu thành ấy bao giờ cũng là sự phản ánh ít nhiều sai lệch, phiến diện so với bản chất thực sự của chúng khi chúng nằm trong chỉnh thể. Song, phân tích là giai đoạn cần thiết của quá trình nhận thức sự vật, vì nó cho phép nghiên cứu từng bộ phận cấu thành chỉnh thể một cách cặn kẽ, tỷ mỉ, sâu sắc. Tổng hợp là phƣơng pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất. Thông thƣờng, việc nhận thức sự vật và hiện tƣợng đƣợc bắt đầu bằng sự tổng hợp, cụ thể là để nhận thức phải có quan niệm chung về nó, nghĩa là có sự tổng hợp ít nhiều về sự vật đó. Quá trình nhận thức là quá trình sử dụng xen kẽ giữa tổng hợp và phân tích. Phân tích và tổng hợp bổ sung cho nhau cho đến khi có đƣợc sự nhận thức về sự vật một cách đầy đủ, hoàn chỉnh.
b. Mục đích sử dụng phƣơng pháp
Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về chính sách thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam.
Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến chính sách thuế nhập khẩu nhƣ thu ngân sách nhà nƣớc, biến động thuế suất, trị giá nhập khẩu...
c. Cách thức sử dụng phƣơng pháp
Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích
Luận văn thực hiện phân tích thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích nhƣng hạn chế của chính sach thuế nhập khẩu Việt Nam? Nguyên nhân dẫn đến là gì? Ảnh hƣởng đến thị trƣờng ô tô Việt Nam nhƣ thế nào?
Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ô tô Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.
Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về thuế nhập khẩu nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học, tạp chí, các trang web về hoạt động nhập khẩu, các báo cáo nghiên cứu… Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.
Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về thực trạng thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam và tiến hành phân tích các dữ liệu đó; lý giải nguyên nhân dẫn đến con số.
Bƣớc 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích.
Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với chính sách thuế nhập khẩu Việt Nam.