CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê
a. Nội dung phƣơng pháp
Phƣơng pháp thống kê là phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định
Thống kê đƣợc chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận: Thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu; thống kê suy luận là bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.
Có bốn phƣơng pháp thống kê:
Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu đƣợc thu thập thƣờng rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.
Nghiên cứu các hiện tƣợng trong hoàn cảnh không chắc chắn: Trong thực tế, có nhiều hiện tƣợng mà thông tin liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù ngƣời nghiên cứu đã có sự cố gắng. Ví dụ nhƣ nghiên cứu về nhu cầu của thị trƣờng về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao, để nắm đƣợc các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn.
Điều tra chọn mẫu: Trong một số trƣờng để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế(chi phí, thời gian) và tính kịp thời, hoặc không thực hiện đƣợc. Chính điều này đã đặc ra cho thống kê xây dựng các phƣơng pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. Đó là phƣơng pháp điều tra chọn mẫu.
Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng: Giữa các hiện tƣợng thông thƣờng có mối liên hệ với nhau, ví dụ: mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập;
mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tƣợng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán.
Dự đoán: Là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động. Trong hoạt động dự đoán ngƣời ta có thể chỉ ra thành nhiều loại:
Dự đoán dựa vào định lƣợng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lƣợng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trƣớc khi ra quyết định phù hợp.
Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy: Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tƣợng để suy luận; dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tƣợng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tƣợng.
b. Mục đích sử dụng phƣơng pháp
- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.
- Xem xét các mặt, các tác động đến chính sách thuế nhập khẩu Việt Nam.
c. Cách thức sử dụng phƣơng pháp
Dựa vào các bản báo cáo, bản tổng kết, dự toán thu chi Ngân sách Nhà nƣớc, tình hình kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam, các phân tích thống kê của Tổng cục Hải quan, Luận văn chọn lọc và sử dụng các số liệu thống kê
phù hợp để phục vụ cho việc phân tích chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,sử dụng một số chỉ số thống kê để phân tích định lƣợng cho tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến chính sách thuế nhập khẩu. Ví dụ nhƣ tác giả lấy các số liệu thống kê về trị giá ô tô nhập khẩu, trị giá nhập khẩu, tổng thu thuế nhập khẩu ô tô, tổng thu ngân sách nhà nƣớc từ năm 2010 đến năm 2015 để xem xét tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách nhà nƣớc của thuế nhập khẩu ô tô