1.2. Lý luận chung về thuế nhập khẩu vàhội nhập kinh tế quốc tế
1.2.2. Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu
sau:
1.2.2.1. Đối tƣợng và phạm vi áp dụng
a. Đối tượng chịu thuế
Hàng hoá đƣợc phép nhập khẩu quy định tại Điều 2Luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Chính phủ đều là đối tƣợng chịu thuế nhập khẩu; trừ những trƣờng hợp sau:
* Hàng quá cảnh và mƣợn đƣờng qua lãnh thổ Việt Nam. * Hàng kinh doanh theo phƣơng thức chuyên khẩu.
* Hàng hoá từ nƣớc ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hoá từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nƣớc ngoài; Hàng hoá đƣa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá nhập khẩu vào các khu vực đƣợc phép miễn thuế theo qƣy định của Chính phủ.
* Hàng viện trợ nhân đạo.
Trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam do ảnh hƣởng tới an ninh trật tự và đời sống xã hội, số còn lại đều có thể nhập khẩu.
b. Đối tượng nộp thuế
Mọi tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tƣợng chịu thuế nhập khẩu đều là đối tƣợng nộp thuế nhập khẩu.
* Cá nhân là đối tƣợng nộp thuế nhập khẩu khi cá nhân, hộ kinh doanh cá thể trực tiếp đứng ra nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá.
* Tổ chức đƣợc coi là đối tƣợng nộp thuế nhập khẩu khi tổ chức, đơn vị đó có tƣ cách pháp nhân, trực tiếp đứng ra nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập
khẩu hàng hoá hoặc đƣợc thuê làm dịch vụ kê khai, nộp thuế nhập khẩu.
1.2.2.2. Căn cứ tính thuế nhập khẩu
Căn cứ tính thuế nhập khẩu là số lƣợng hàng hoá, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng nhập khẩu.
a. Số lượng hàng hoá nhập khẩu
Số lƣợng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lƣợng tổng mặt hàng thực tế nhập khẩu.
b. Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế
Có hai phƣơng pháp xác định giá tính thuế đó là:
Thứ nhất, phƣơng pháp xác định giá tính thuế nhập khẩu bằng giá tối
thiểu.
Theo quy định hiện hành, hàng hoá nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu tính trên giá tính thuế tối thiểu nếu giá của mặt hàng đó ghi trong hợp đồng thấp hơn giá tham chiếu trong bảng giá tính thuế tối thiểu. Tuy nhiên, hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành còn mang nặng tính áp đặt chủ quan của các cơ quan quản lý chứ không phải là giá CIF do ngƣời nhập khẩu khai báo.
Giá tham khảo trên thực tế thƣờng đƣợc biến thành công cụ bảo hộ. Trong nhiều trƣờng hợp rõ ràng là giá tham khảo có cao hơn đáng kể so với giá hiện hành trên thị trƣờng thế giới. Bên cạnh đó, giá tham khảo tính bằng ngoại tệ (ví dụ USD) không phản ánh đƣợc đầy đủ những dao động trong các điều kiện hiện hành của thị trƣờng quốc tế và tỷ giá hối đoái. Không những thế, hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành đƣợc xây dựng dựa trên những nền tảng pháp lý thiếu tính minh bạch, dễ thay đổi. Thể hiện là: mặc dù đƣợc áp dụng một cách công khai, nhƣng bảng giá tính thuế tối thiểu thƣờng đƣợc các cơ quan quản lý giữ bí mật trong quá trình soạn thảo, các doanh nghiệp không đƣợc tham gia vào quá trình xây dựng những nguyên tắc xác định trị giá và bảng giá tối thiểu. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều bị bất
ngờ trong quá trình "áp giá" qua mỗi lần sửa đổi, gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh. Rõ ràng việc áp dụng hệ thống giá tính thuế tuỳ tiện nhƣ vậy là không tôn trọng nỗ lực đàm phán giá của ngƣời nhập khẩu thông qua việc cào bằng về thuế, đồng thời vô tình tạo nên môi trƣờng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, gây hiện tƣợng trốn thuế và thất thu cho ngân sách nhà nƣớc.
Thứ hai, phƣơng pháp xác định giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá GATT. (Hiệp định chung về thƣơng mại và thuế quan)
Đối với hệ thống giá tính thuế tối thiểu cần phải đƣợc thay thế bằng một hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện đại hơn, thông thoáng hơn, hoạt động theo những nguyên tắc công bằng, bình đắng, thống nhất, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nhập khẩu và lợi ích của Nhà nƣớc, thiết lập một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO không những đáp ứng đƣợc yêu cầu này mà còn đảm bảo cho Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ của mình trong những cam kết quốc tế.
Hệ thống xác định trị giá theo GATT/WTO: Trị giá Hải quan là trị giá giao dịch của hàng hoá đó- là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá trong giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu, do ngƣời nhập khẩu - ngƣời mua trả trực tiếp hay gián tiếp cho ngƣời xuất khẩu - ngƣời bán; giá thực tế phải thanh toán của hàng hoá không chỉ gồm giá ghi trên hoá đơn mua bán hàng giữa ngƣời mua và ngƣời bán mà còn có cả những chi phí do ngƣời mua chịu. Các chi phí này đƣợc gọi là các khoản điều chỉnh, chia thành 2 nhóm chính: Các khoản điền chỉnh bắt buộc nhƣ hoa hồng, môi giới, chi phí thuê thùng đựng hàng, chi phí nguyên vật liệu và nhân công gói hàng.v.v, các khoản điều chỉnh không bắt buộc, nhƣ chi phí vận tải hàng hoá đến cảng nƣớc nhập khẩu, chi phí bảo hiếm hàng hoá đến cảng nƣớc nhập
khẩu, chi phí liên quan đến việc xếp hàng lên tàu, dỡ hàng, chuyển hàng, sang mạn.v.v.
Áp dụng Hiệp định này sẽ đem lại cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu một sổ lợi ích:
- Trị giá tính thuế đƣợc xác định theo trị giá giao dịch trong chừng mực lớn nhất có thể, hoặc đƣợc xác định theo một trị giá gần gũi nhất với giá thực tế mua bán của hàng hoá. Nhƣ vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp một khoản thuế đúng theo giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu chứ không phải trên cơ sở giá tính thuế áp đặt, tất cả các vƣớng mắc về trị giá giao dịch sẽ đƣợc kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hoá đƣợc giải phóng.
- Nâng cao tính tích cực, chủ động trong doanh nghiệp do hệ thống các nguyên tắc xác định giá mới mang tính rõ ràng, ổn định và hoàn chỉnh nên các doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch kinh doanh lâu dài mà không sợ ảnh hƣởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá.
- Với cơ chế xác định giá trị tính thuế ốn định, quy trình thủ tục xác định giá đơn giản, hàng hoá đƣợc giải phóng nhanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bán hàng và thu hồi vốn.
- Doanh nghiệp đƣợc quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trƣớc những quy định về trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan mà họ cho là không hợp lý.
Giá thực tế tính thuế đƣợc tính bằng đồng Việt Nam và đƣợc thực hiện nhƣ sau:
1. Phƣơng pháp trị giá giao dịch
Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã đƣợc điều chỉnh.
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà ngƣời mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngƣời bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thƣơng mại; b) Các khoản điều chỉnh theo quy định;
c) Các khoản tiền ngƣời mua phải trả nhƣng chƣa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thƣơng mại, bao gồm:
c.1) Tiền trả trƣớc, tiền ứng trƣớc, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;
c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho ngƣời bán (ví dụ nhƣ: khoản tiền mà ngƣời mua trả cho ngƣời thứ ba theo yêu cầu của ngƣời bán; khoản tiền đƣợc thanh toán bằng cách cấn trừ nợ).
Trị giá giao dịch đƣợc áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau: a) Ngƣời mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dƣới đây:
a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định nhƣ: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trƣớc khi đƣợc thông quan;
a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;
a.3) Hạn chế khác không ảnh hƣởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
hàng hóa nhập khẩu, nhƣng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.
Ví dụ: Ngƣời bán ô tô yêu cầu ngƣời mua ô tô không đƣợc bán hoặc trƣng bày ô tô nhập khẩu trƣớc thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trƣờng.
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định đƣợc trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
Ví dụ: Ngƣời bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là ngƣời mua cũng sẽ mua một số lƣợng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mà ngƣời nhập khẩu sẽ bán lại cho ngƣời xuất khẩu.
Trƣờng hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhƣng ngƣời mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hƣởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn đƣợc xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền đƣợc giảm do ảnh hƣởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
c) Sau khi bán lại, chuyển nhƣợng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng theoquy định, ngƣời mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu đƣợc do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;
d) Ngƣời mua và ngƣời bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hƣởng đến trị giá giao dịch
2. Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
Trƣờng hợp áp dụng: Nếu không xác định đƣợc trị giá hải quan theo phƣơng pháp trị giá giao dịch đƣợc nói đến ở trên thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu đƣợc xác định theo phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đƣợc thực hiện nhƣphƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự đƣợc nói đến sau đây.
3. Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự
Trƣờng hợp áp dụng: Nếu không xác định đƣợc trị giá hải quan theo các phƣơng pháp trị giá giao dịch và trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu đƣợc xác định theo phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự, với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự đã đƣợc cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phƣơng pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan theo quy định.
Trƣờng hợp không tìm đƣợc lô hàng nhập khẩu tƣơng tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang đƣợc xác định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tƣơng tự khác về điều kiện mua bán, nhƣng phải đƣợc điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.
Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tƣơng tự: Lô hàng nhập khẩu tƣơng tự đƣợc lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Lô hàng nhập khẩu tƣơng tự phải đƣợc xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trƣớc hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang đƣợc xác định trị giá hải quan.
b) Điều kiện mua bán:
b.1) Điều kiện về cấp độ thƣơng mại và số lƣợng:
b.1.1) Lô hàng nhập khẩu tƣơng tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thƣơng mại và số lƣợng với lô hàng nhập khẩu đang đƣợc xác định trị giá hải quan;
b.1.2) Nếu không tìm đƣợc lô hàng nhập khẩu nêu trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thƣơng mại nhƣng khác nhau về số lƣợng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự về cùng số lƣợng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;
b.1.3) Nếu không tìm đƣợc lô hàng nhập khẩu nêu ở trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thƣơng mại nhƣng cùng số lƣợng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tƣơng tự về cùng cấp độ thƣơng mại với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;
b.1.4) Nếu không tìm đƣợc lô hàng nhập khẩu nêu tại các mục b.1.1, b.1.2 và b.1.3 ở trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thƣơng mại và số lƣợng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tƣơng tự về cùng cấp độ thƣơng mại và số lƣợng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
Lô hàng nhập khẩu tƣơng tự có cùng quãng đƣờng và phƣơng thức vận tải, hoặc đã đƣợc điều chỉnh về cùng quãng đƣờng và phƣơng thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
c) Khi áp dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự, nếu không tìm đƣợc hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự đƣợc sản xuất bởi cùng một ngƣời sản xuất hoặc ngƣời sản xuất khác đƣợc ủy quyền thì mới xét đến hàng hóa đƣợc sản xuất bởi ngƣời sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.
d) Khi xác định trị giá hải quan theo phƣơng pháp này mà xác định đƣợc từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan, trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất.
Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tƣơng tự với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan thì không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo phƣơng pháp này mà phải chuyển sang phƣơng pháp tiếp theo.
4. Phƣơng pháp trị giá khấu trừ
Trƣờng hợp áp dụng: Nếu không xác định đƣợc trị giá hải quan theo các phƣơng pháp tại mục 1, 2, 3 ở trên thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu đƣợc xác định theo phƣơng pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự trên thị trƣờng nội địa Việt Nam theo quy định và trừ các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu đƣợc sau khi bán hàng hóa nhập khẩu.
Không áp dụng phƣơng pháp này nếu hàng hóa đƣợc lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trƣờng hợp sau: