Một số bài học cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 80)

1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách phát triển du lịc hở một số địa

1.3.2. Một số bài học cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Cần có quy hoạch, kế hoạch lâu dài, toàn diện, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các điểm tham quan du lịch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Đầu tư nâng cấp, cải thiện chất lượng các sản phẩm phục vụ du lịch (các điểm, các tour du lịch). Ngoài ra, hình thành các điểm, các tour du lịch nội thành, gắn kết với các tour, tuyến du lịch của tỉnh, của vùng Tây Bắc, trong và ngoài nước

Cần xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút các nhà đầu tư, nhất là cộng đồng doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt quyết định thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Trì trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải các tin bài, chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các hình ảnh, sự kiện du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, phổ cập kiến thức về du lịch, ngoại ngữ cho cộng đồng dân cư vùng phát triển du lịch, xây dựng văn hóa giao tiếp trong cộng đồng.

Tiểu kết Chương 1

Thực thi chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản, chu trình thực thi chính sách phát triển du lịch bao gồm nhiều giai đoạn và nhiều nhân tố tác động. Mỗi giai đoạn có vị trí, vai trò quan trọng riêng. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay có thể là năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức của các cấp trong thực thi chính sách phát triển du lịch; công tác vận động, tuyên truyền về thực thi chính sách phát triển du lịch; điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực thi chính sách của Nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

2.1. Tổng quan về điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì

2.1.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc có truyền thống lịch sử văn hóa gắn liền với suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ ngàn đời xưa các Vua Hùng đã chọn đây là đất khởi nghiệp dựng nước, xây dựng nhà nước Văn Lang (nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam). Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm, vùng chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nơi hợp lưu của ba con sông: Sông Thao, sông Lô, sông Đà, bao bọc giữa hai dãy núi Tam Đảo và Ba Vì, tựa lưng vào vùng đồi núi san sát như bát úp phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, mặt hướng ra vùng đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu rộng mênh mông.

Phú Thọ được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt Cổ, thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được dấu ấn của những buổi đầu bình minh dựng nước của dân tộc với hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú với 1.372 di tích lịch sử văn hóa (trong đó Khu di tích Đền Hùng là Di tích quốc gia đặc biệt) và hệ thống các lễ hội dân gian, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Tổ (trong đó Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới). Phú Thọ cũng là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên

với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động, hệ động, thực vật và cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng; mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượng lớn và khả năng dưỡng bệnh tuyệt vời; đầm Ao Châu, đầm Vân Hội đẹp tựa bức tranh thủy mặc in bóng những rừng cọ, đồi chè… Nước non Phú Thọ như hình ảnh thu nhỏ của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Vùng đất cội nguồn của quốc gia dân tộc có hình thế sơn chầu thuỷ tụ, có tài nguyên, nguồn sống dồi dào làm tiền đề cho KT - XH phát triển, trong đó du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng khai thác tốt các tiềm năng để góp phần kiến thiết quê hương thêm giàu đẹp, đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường, danh lam thắng cảnh và di tích để phát triển du lịch một cách bền vững.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2015

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020

về khâu đột phá phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

2.1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tiềm năng khai thác du lịch của thành phố Việt Trì

Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá- khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ với diện tích tự nhiên 11.175,11 ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 277.539 người; phía Đông giáp

với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao (Phú Thọ); phía Bắc giáp huyện Phù Ninh (Phú Thọ).

Được thành lập ngày 04/6/1962, Việt Trì là một trong hai thành phố công nghiệp đầu tiên của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa; là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, có đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Với vị trí quan trọng của thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh, Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của Phú Thọ và được biết đến là thành phố có 2 di sản đã được tổ chức UNESCO công nhận là: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh; thành phố Việt Trì có mạng lưới giao thông đối ngoại tương đối thuận tiện; bao gồm cả đường bộ, đường thủy và đường sắt… Những năm gần đây, Việt Trì đã tập trung huy động nguồn lực để triển khai có hiệu quả khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng. Nhiều khu đô thị, tuyến đường giao thông mới, quảng trường, công viên, các trung tâm thương mại, khách sạn... được xây dựng mới đồng bộ, hiện đại đã góp phần làm thay đổi diện mạo, trở thành những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị.

Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển du lịch đã được đầu tư nâng cấp. Hệ thống cơ sở nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ được đầu tư nâng cấp sửa chữa và xây mới. Các làng nghề truyền thống vẫn duy trì hoạt động như Làng nghề chế biến thực phẩm, làng nghề bánh chưng, bánh giầy khu 9 - xã Hùng Lô; Làng nghề Hoa đào Nhà Nít- xã Thanh Đình; Làng nghề Rau an toàn Tân Đức…

Không chỉ là thành phố trung tâm của tỉnh Phú Thọ mà thành phố Việt Trì còn là vùng đất phát tích, còn nguyên những giá trị, dấu tích vật thể và phi

vật thể của thời đại Hùng Vương, là kho tàng di sản văn hóa vô giá, là niềm tự hào của vùng đất mạch nguồn trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc. Với 41 lễ hội truyền thống trong năm, trong đó trọng tâm là Lễ giỗ Tổ Hùng Vương đã được chính cộng đồng dân cư và nhân dân thực hành tín ngưỡng một cách chu đáo, trang nghiêm và thành kính, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn - ăn quả nhớ người trồng cây”.

Với tiềm năng sẵn có về lịch sử, văn hóa, môi trường cảnh quan, thành phố Việt Trì đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ với mục tiêu xây dựng thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam đến năm 2020; đồng thời thực hiện khâu đột phá phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững và trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố.

Trải qua 57 xây dựng và trưởng thành, KT - XH của thành phố liên tục phát triển, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,6%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ; quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Với tiềm năng sẵn có về lịch sử, văn hóa, môi trường sống… Việt Trì đủ điều kiện để phát triển du lịch với cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, từng bước tiến dần tới mục tiêu du lịch, dịch vụ là mũi nhọn, đóng vai trò chủ chốt là động lực tăng trưởng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, trên cơ sở

phát huy tiềm năng của các di tích văn hóa lịch sử thời đại Hùng Vương và các lễ hội truyền thống, trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2011 2012 2013 2014 2015 5.39 5.75 6.07 6.1 8.56 %

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.1.3. Tiềm năng khai thác du lịch của thành phố Việt Trì

2.1.3.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên là cơ sở để các loại hình du lịch tự nhiên phát triển. Đó là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, quang cảnh tự nhiên hấp dẫn... nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ. Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là tất cả những gì do xã hội, cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách cũng như những thành tố khác được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn sẽ được hiểu bao gồm các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán.

Ở thành phố Việt Trì, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm một số loại hình điển hình như Hát Xoan Phú Thọ - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Di tích đặc biệt cấp quốc gia và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Thành phố Việt Trì là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ như: Làng Cả, Gò Mun, Gò Mã Lao, Gò De... Việt Trì còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống như Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Vua Hùng dậy dân cấy lúa- phường Minh Nông, lễ hội Đình Hùng Lô- xã Hùng Lô, lễ hội Bơi chải - phường Bạch Hạc, lễ hội cướp bông ném chài đền Văn Luông- phường Vân Phú, lễ hội Hát Xoan, lễ rước kiệu các xã vùng ven di tích như Hùng Lô, Phượng Lâu, Dữu Lâu...; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết - xã Hùng Lô; làng rau an toàn Tân Đức - xã Tân Đức; làng nghề Hoa đào Nhà Nít - xã Thanh Đình; làng nghề Bánh chưng, bánh dày làng Xốm - xã Hùng Lô... Tất cả đều rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

Theo số liệu khảo sát, kiểm kê và đánh giá hiện trạng về di sản văn hóa trên địa bàn thành phố, đến nay có 117 di sản văn hóa vật thể và 52 di sản Văn hóa phi vật thể.

Đối với di sản vật thể, có 54 di tích đã được xếp hạng (gồm: 01 di tích đặc biệt quốc gia, 13 di tích cấp quốc gia, 40 di tích cấp tỉnh) còn lại là 63 di sản vật thể chưa được xếp hạng. Di sản vật thể được chia là 04 loại hình:

Loại hình di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ Làng Cả, Đồi Giàm...

Loại hình di tích lịch sử, danh nhân: Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Chu Hóa; Di tích đền Bát Nàn Đại tướng quân- xã Phượng Lâu, di tích đền thờ thầy giáoVũ Thê Lang, xã Trưng Vương…

Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật: Cụm di tích Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi - phường Bạch Hạc, đình Bảo Đà, đình Hương Trầm - phường

Dữu Lâu, đền Vân Luông - phường Vân Phú, đình Hùng Lô - xã Hùng Lô, đình Lâu Thượng - xã Trưng Vương.

Loại hình di tích văn hóa, kiến trúc tôn giáo: Di tích đền đền Tiên, chùa Cát tường - phường Tiên Cát, đình Bảo Đà, đình Hương Trầm - phường Dữu Lâu, đình San Mai, đền Vân Luông - Vân Phú, đền Tam Giang, chùa Đại Bi - phường Bạch Hạc.

Cùng với hệ thống di tích đình, chùa, đền, Việt Trì còn có 52 di sản văn hóa phi vật thể với 05 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, ngữ văn dân gian. Trong đó, các lễ hội được đánh giá tổ chức tốt như Lễ hội Đền Hùng; lễ hội Hát Xoan; lễ hội Bơi chải trên truyền thống trên sông Lô; lễ hội đền, chùa Tam Giang - phường Bạch Hạc; lễ hội cướp bông ném chài đền Văn Luông - phường Vân Phú, Hội đình Hùng Lô - xã Hùng Lô, lễ hội rước ông Khiu bà Khiu - xã Thanh Đình... đặc biệt, thành phố Việt Trì có 02 di sản Văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”.

Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch

Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Ngoài ra, còn có đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân được đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây, hàng năm đều diễn ra lễ hội GiỗTổ Hùng Vương.

Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Khu di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bước chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)