Số lượng khách du lịch đến Việt Trì giai đoạn 2015 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 69)

Đơn vị tính: Nghìn lượt khách

STT Chỉ tiêu Thực hiện qua các năm

2015 2016 2017 2018

1 Tổng lượng

khách 7.100 8.000 8.100 8.200

1.1 Khách quốc tế 5,1 5,5 1.000 1.100

1.2 Khách nội địa 7.094,9 7.994,5 8.000 8.100

Theo biểu đồ trên trong giai đoạn 2015 - 2018: Lượng khách đến thành phố Việt Trì đạt trên 8 triệu lượt khách vượt so với kế hoạch phát triển du lịch thành phố đề ra cụ thể:

Năm 2015: Lượng khách tham quan đạt hơn 7,1 triệu khách, lượng khách lưu trú đạt 260 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 5,1 nghìn lượt khách).

Năm 2016: Lượng khách tham quan đạt 8 triệu khách, lượng khách lưu trú đạt 295 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 5,5 nghìn lượt khách).

Năm 2017: Lượng khách tham quan đạt hơn 8,1 triệu khách, lượng khách lưu trú đạt 335 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 1 triệu lượt khách).

Năm 2018: Lượng khách tham quan đạt khoảng hơn 8,2 triệu khách, lượng khách lưu trú đạt khoảng 380 nghìn lượt khách (trong đó, lượng khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt khách).

76,8% 23,2%

Khách nội địa Khách nước ngoài

Biều đồ 2.6. Cơ cấu khách du lịch đến thành phố Việt trì năm 2018

Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin Việt Trì

Qua biểu đồ trên có thể thấy rõ sự chênh lệch về lượt khách quốc tế và lượt khách trong nước là đáng kể. Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của thành phố, năm 2018 chiếm khoảng 76,8% tổng lượng khách

đến. Lượng khách đến đây chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, lễ hội, tham quan các di tích lịch sử. 2015 22% 2016 24% 2018 28% 2017 26% Lượt khách du lịch lưu trú

Biểu đồ 2.7. Lượt khách quốc tế du lịch lưu trú từ năm 2015 - 2018 tại thành phố Việt Trì

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/HĐND của HĐND thành phố Về kế hoạch phát triển du lịch thành phố

Việt Trì giai đoạn 2012-2017, Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020

Qua bảng số liệu trên cho thấy lượng khách du lịch đến với Việt Trì tăng dần qua từng năm và luôn giữ được lượng khách ổn định. Tính đến năm 2018 đã đạt hơn 8,2 triệu lượt khách. Điều này cho thấy Việt Trì đã và đang trở thành một điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan. Đặc biệt, số lượng khách quốc tế đến Việt Trì tăng khá đồng đều từ năm 2015 đến 2018 (từ 22% đến 28%). Đây có lẽ cũng là sự thành công của Việt Trì ngay sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số: 36- NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Việt Trì về phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến năm 2020, trong đó định hướng xây dựng Việt Trì trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”.

2.4.2. Tổng kết, rút kinh nghiệm

Hằng năm, UBND thành phố Việt Trì đều tổ chức các cuộc họp, hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố để từ đó có những điều chỉnh, thay đổi việc thực thi chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn triển khai thực thi chính sách vào cuộc sống nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong phát triển du lịch ở từng giai đoạn cụ thể.

2.4.2.1. Chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì có tính hệ thống chặt chẽ, thống nhất

Được xây dựng dựa trên các quan điểm, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về phát triển KT - XH nói chung cũng như chính sách, quan điểm phát triển du lịch của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng. Chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì đã cụ thể hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các nội dung của mình.

Ví dụ như: Ngày 21/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 552/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Đây là nền tảng quan trọng để tỉnh Phú Thọ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển KT- XH, trong đó có chính sách phát triển du lịch của thành phố Việt Trì. Ngày 28/9/2009, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Đề án số: 3020/ĐA- UBND ngày 28/9/2009 xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2020; đây là căn cứ để thành phố Việt Trì định hướng, xây dựng chính sách phát triển cho thành phố. Tiếp đó, Nghị quyết số: 17/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT- XH then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020. Nghị quyết nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính. Thực hiện Nghị quyết, ngày 21/12/2012, Ban thường vụ Thành ủy Việt Trì ban hành Nghị quyết số: 36- NQ/TU về phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến năm 2020, trong đó định hướng xây dựng Việt Trì trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam” và Nghị quyết số: 31/2012/NQ- HĐND của HĐND thành phố Việt Trì khóa XIX về “Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến năm 2020”. Từ đó tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đã đề ra.

2.4.2.2. Chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì có tính hiệu quả cao

Thông qua việc thực thi chính sách, cụ thể hóa chính sách chính sách phát triển du lịch, thông qua các nghị quyết, quyết định, các văn bản quy phạm pháp luật... chính sách phát triển du lịch của thành phố đạt được hiệu quả cao, tạo động lực thúc đẩy, phát triển KT - XH của Thành phố.

Chính sách đó được thể hiện ở việc thành phố Việt Trì đã tập trung huy động nguồn lực để triển khai có hiệu quả khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng. Nhiều khu đô thị, tuyến đường giao thông mới, quảng trường, công viên, các trung tâm thương mại, khách sạn... được xây dựng mới đồng bộ, hiện đại đã góp phần làm thay đổi diện mạo, trở thành những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị.

Một số điểm nhấn đã được thành phố tập trung khai thác để phát triển các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách như:

Khu vực Quảng trường Hùng Vương đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích 24,119 ha. Hiện nay, một số dịch vụ đã và đang được hình

thành trên tuyến đường Đồng Gia như: Dịch vụ ăn uống, giải khát, mua sắm, lưu trú, chợ. Không gian cảnh quan khu vực Quảng trường rất thuận lợi để hình thành tổ hợp các dịch vụ khép kín của phố đi bộ.

Phố đi bộ và tổ hợp dịch vụ tại Quảng trường Hùng Vương sẽ được quy hoạch thành một không gian đồng bộ để kết nối với các khu vực đã hoàn thành như trục hành lễ, công viên Văn Lang, thể hiện được điểm nhấn của trung tâm thành phố lễ hội. Đây cũng là 1 địa điểm để tổ chức các sự kiện và chương trình trọng đại của khu vực và của tỉnh Phú Thọ.

Bảo tàng Hùng Vương nằm ở trung tâm đường Trần Phú đã được xây dựng trên tổng diện tích đất hơn 15.000m², gồm 19 hạng mục đồng bộ. Đây là vị trí rất thuận lợi về giao thông cho nhân dân và du khách thăm quan tìm hiểu về tự nhiên, sinh thái, lịch sử văn hóa, xã hội của tỉnh Phú Thọ; địa điểm có thể đầu tư thêm điểm dừng chân tham quan Bảo tàng và mua sắm đồ lưu niệm cho du khách.

Công viên Văn Lang có tổng diện tích quy hoạch là 116,2 ha. Không gian cảnh quan, mặt nước của công viên Văn Lang rất thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ du lịch, tổ chức các loại hình văn hóa, tín ngưỡng trên thuyền.

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Việt Trì được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt với tổng diện tích 150.016m2. Hiện nay, một số hạng mục công trình đã thi công xong và đưa vào sử dụng như: Sân vận động, sân tennis, sân bóng đá, sân golf, sân bóng chuyền... Không gian, quỹ đất ở đây rất thuận lợi để đầu tư quy hoạch khu vui chơi giải trí và dịch vụ ăn uống phục vụ tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao.

Phố ẩm thực đường Nguyễn Du - phường Nông Trang và phố ẩm thực Tiên Dung - phường Tiên Cát: Tại đây, một số dịch vụ đã và đang được hình thành phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách. Không gian cảnh quan của hai khu vực rất thuận lợi để hình thành phố ẩm thực với tổ hợp các dịch vụ khép kín như: Ẩm thực, giải khát, vui chơi giải trí, mua sắm.

*Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

Một là, ảnh hưởng tích cực của sự phát triển kinh tế, của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đời sống người dân được nâng cao... đã tạo cho người dân có điều kiện kinh tế hơn trong việc đi du lịch.

Hai là, nhận thức ngày càng cao của các bên liên quan; các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có những hoạt động mạnh mẽ, cương quyết trong công tác phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động du lịch. Cùng với đó, nhận thức của đa số dân cư đối với phát triển du lịch được nâng lên. Người dân có ý thức hơn trong hoạt động du lịch, tiếp xúc với du khách.

Ba là, công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch được tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành định kỳ và thường xuyên giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động đúng quy định của pháp luật; công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đào tạo nghề được quan tâm chú trọng;

Bốn là, công tác thông tin tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch đã có bước đổi mới, thiết thực; môi trường du lịch và an ninh an toàn xã hội được đảm bảo góp phần xây dựng điểm đến du lịch Việt Trì an toàn, thân thiện, mến khách.

2.4.3. Những hạn chế, bất cập trong thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì

2.4.3.1. Hạn chế, bất cập

Thứ nhất, hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu quyết liệt, đặc biệt là cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố còn bị động và chưa có những đề xuất xác thực phù hợp với tình hình thực tế của thành phố để phát triển du lịch.

Một số công ty, doanh nghiệp, nhà đầu tư còn chậm triển khai dự án đã đăng ký gây lãng phí về thời gian, nguồn lực và làm giảm hiệu quả của các mục tiêu chính sách. Công tác dự báo để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch triển khai thực thi chính sách còn hạn chế, chưa lường trước được hết những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế để đề ra mục tiêu, chỉ tiêu chưa phù hợp, sát với thực tiễn.

Thứ hai, thiếu chặt chẽ trong phân công, phối hợp và duy trì thực hiện chính sách phát triển du lịch

Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì tuy được quy định rõ, song, trên thực tế chưa phát huy được hiệu quả tối đa; một số cơ quan, đơn vị vẫn đùn đẩy trách nhiệm hoặc thực thi chính sách mang tính chiếu lệ trong nhiệm vụ, thẩm quyền của mình nên chưa phát huy hết hiệu quả; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Thứ ba, thiếu hiệu quả trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố trong thời gian qua vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, phương pháp tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa có sự tương tác giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền; nhân lực làm công tác phổ biến, tuyên truyền chưa thực sự nắm vững và có chuyên môn về lĩnh vực tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao...

Thứ tư, thiếu kịp thời trong việc theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách phát triển du lịch

Công tác theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách phát triển du lịch còn một số tồn tại, hạn chế, hằng năm trong chương trình kiểm tra,

giám sát của Ban chỉ đạo công tác du lịch vẫn chưa nhấn mạnh, đánh giá đúng được thực trạng tổ chức, kết quả thực thi chính sách của các cơ quan, ban, ngành có liên quan; công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc vẫn còn tính hình thức, tính báo cáo, chưa thấy đề cập nhiều đến vấn đề xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ mà chưa đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc trong quá trình thực thi chính sách.

Thứ năm, nặng hình thức trong đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực thi chính sách phát triển du lịch

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tổ chức đánh giá, tổng kết thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố còn tồn tại, hạn chế: Thiếu nội dung dự báo chính sách; việc đánh giá, tổng kết thường mang tính chung chung, chưa cụ thể, mang tính hình thức, chủ yếu được lồng ghép với với báo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH hàng năm của đơn vị.

*Một số bất cập trong phát triển du lịch ở Việt Trì hiện nay Về mặt kinh tế:

Lượng khách du lịch đến Việt Trì hiện tại chủ yếu lưu trú ngắn ngày và chủ yếu là khách nội địa nên khả năng đóng góp cho GDP của Thành phố chưa nhiều so với tiềm năng vốn có.

Về mặt xã hội:

Việc chưa quản lý chặt chẽ các điểm du lịch đã và đang làm cho một số đối tượng hoạt động kinh doanh du lịch hành vi phản cảm, có hiện tượng chèn ép du khách ở một số điểm du lịch. Sự phát triển quá nóng ở một số điểm du lịch khi lượng du khách động trong bối cảnh điều kiện cung ứng du lịch không đảm bảo nên đã xảy ra hiện tượng chen lấn, xô đẩy, xô bồ, đặc biệt là những khu vực du lịch tâm linh. Vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên cũng bắt đầu xảy ra ở những tụ điểm du lịch, khi cả nhà quản lý, nhà kinh doanh và du khách không tuân thủ những nội quy, quy chế về bảo vệ môi trường tự

nhiên. Môi trường xã hội cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là tầng lớp trẻ khi có một bộ phận thanh thiếu niên trong tiếp xúc, hoạt động du lịch, có hiện tượng quay lưng lại với giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương.

2.4.3.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Thứ nhất, sự suy thoái kinh tế trên thế giới tác động đến đối tượng đi du lịch, đến khả năng chi trả của đối tượng này ở các điểm du lịch nên dẫn đến một số nguồn thu chưa đảm bảo được mục tiêu đề ra.

Thứ hai, việc chạy theo lợi nhuận trước mắt của một số người liên quan đến hoạt động du lịch, như một số nhà hàng kinh doanh, một số công ty lữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)