1.2. Thực thi chính sách phát triển du lịc hở Việt Nam
1.2.5. Quy trình cơ bản của việc thực thi chính sách phát triển du lịc hở Việt
Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch
Kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Kế hoạch tổ chức, điều hành nội dung kế hoạch gồm những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực thi chính sách, nhân sự tham gia thực thi chính sách; cùng với đó là xác định cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, các cấp, các ngành trong thực thi chính sách phát triển du lịch.
Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực gồm dự kiến về trang thiết bị kỹ thuật, các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kiến trúc, các vật tư văn phòng phẩm... cho việc thực thi chính sách phát triển du lịch.
Kế hoạch thời gian triển khai thực thi: Các chủ thể thực thi chính sách dự kiến về thời gian tiến hành các bước trong thực thi chính sách. Mỗi bước đều phải được xác định thời gian thực thi và hoàn thành mục tiêu đề ra cho từng bước. Có thể dự kiến thời gian của từng bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách phát triển du lịch.
Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách: Kế hoạch này là những dự kiến về hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch
Sau khi đã thông qua bản kế hoạch triển khai thực thi chính sách, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch theo kế hoạch đó. Điều đầu tiên cần làm là phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực thi chính sách một cách tích cực.Việc làm này sẽ giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi chính sách nhận thức được rõ ràng, đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, có thể đưa ra những giải pháp thích hợp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, từ đó góp phần thực thi thành công mục tiêu của chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch nói riêng, các chính sách của nhà nước ban hành nói chung một cách hiệu quả cho các đối tượng chính sách và tất cả người dân tham gia thực thi chính sách sẽ khiến họ tự giác thực hiện theo những yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Tuyên truyền, phổ biến, vận động thực thi chính sách phát triển du lịch cần được triển khai thường xuyên, liên tục để mọi đối tượng chính sách luôn luôn được củng cố lòng tin vào chính sách, tích cực thực thi chính sách.
Thứ ba, phân công, phối hợp thực thi chính sách phát triển du lịch
Muốn thực thi chính sách phát triển du lịch hiệu quả cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể ở đây là sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội với Chính phủ; giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Bộ, cơ quan ngang bộ khác; giữa Chính phủ với chính quyền địa phương cấp tỉnh; giữa BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa HĐND các cấp với UBND các cấp; giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND cấp tỉnh...
Ngoài ra, cũng cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực thi mục tiêu chính sách phát triển du lịch. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực thi chính sách công một cách sáng tạo, chủ động để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
Thứ tư, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách phát triển du lịch
Do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, cũng như điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán... ở mỗi vùng, mỗi địa phương không giống nhau nên trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch,
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để qua đó, các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ.
Thứ năm, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực thi chính sách phát triển du lịch
Đây được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách phát triển du lịch. Ngoài ra, còn cần xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.
1.2.6. Những yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay