thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Tăng cường hiệu quả trong thực chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì địa bàn thành phố Việt Trì
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nói chung, các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính. Cần bổ sung nhân sự phụ trách du lịch cho các bộ phận chuyên môn về du lịch như phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Việt Trì cùng với các phòng chức năng liên quan. Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu du lịch cũng cần phải được kiện toàn cả về nhân sự và cơ cấu tổ chức, đảm bảo tinh gọn nhưng hiệu quả.
Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành giữa các phòng quản lý chuyên ngành về du lịch với các phòng chức năng quản lý các lĩnh vực khác như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Tài chính và Kế họach... trong thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố, đảm bảo vai trò tập trung, thống nhất quản lý nhà nước của UBND Thành phố, tạo sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các phòng, ngành, đơn vị với ngành du lịch để thực hiện các định hướng, mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách phát triển du lịch một cách có hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ xây dựng và thực thi chính sách, đội ngũ nhân lực làm công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực du lịch.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý của nhà nước trong hoạt động du lịch
Trong việc thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, cần phải thực hiện theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, thành phố cần có chính sách nhằm thực thi tốt các tiêu chí trên cả ba nội dung kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các chính sách hợp lý, khả thi đối với phát triển ngành du lịch ở thành phố Việt Trì, cụ thể:
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch; tổ chức quản lý nghiêm ngặt và thực hiện đúng nội dung quy hoạch: Có thể thấy rằng, mỗi thời kỳ phát triển đều có những vấn đề mang tính dấu ấn lịch sử của thời kỳ đó. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, có thể trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch, còn một số chính sách đã hết hiệu lực, một số chính sách trong giai đoạn hiện nay đã tỏ ra không phù hợp, vì vậy, cần thiết rà soát một cách tổng thể và mang tính hệ thống các quy hoạch du lịch đang còn hiệu
lực, tiến hành sơ kết việc thực hiện quy hoạch theo giai đoạn, phân tích, đánh giá cụ thể chất lượng, tính bền vững, tính đồng bộ của mỗi chính sách; trên cơ sở đó đánh giá khả năng tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh những nội dung, mục tiêu không còn phù hợp, xây dựng mới các chính sách cần thiết làm cơ sở cho sự phát triển du lịch.
Thực tế cho thấy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 nói chung, thành phố Việt Trì tuy cơ bản vẫn phù hợp; song một số nội dung cần phải được điều chỉnh cho phù hợp thực tế mới. Quy hoạch phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 đã hết hiệu lực thời gian, cần có quy hoạch mới để thực hiện; một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đã được thể hiện trong phân kỳ thu hút đầu tư của quy hoạch tổng thể, cần phải được tiến hành quy hoạch cụ thể để mời gọi đầu tư đồng thời có giải pháp bảo vệ tài nguyên thời gian tới như các điểm du lịch ven sông Hồng - sông Lô, khu du lịch Bến Gót, Làng Cả phường Thọ Sơn, phố ẩm thực Nguyễn Du - Tiên Dung, phố đi bộ kết hợp mua sắm, ẩm thực và các điểm du lịch văn hóa tâm linh và sinh thái trải nghiệm...
Việc thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố cần có sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch phát triển KT - XH chung của thành phố; đặc biệt là các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đảm bảo môi trường trong sạch; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của thành phố. Quá trình này cũng cần phải có sự thống nhất và sự phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các quy hoạch phát triển du lịch thành phố trong cùng giai đoạn.
Các quy hoạch và triển khai cần phải được công khai và đồng bộ nội dung các quy hoạch đến các ngành, các cấp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, đảm bảo tiến độ, lộ trình thực hiện, kiên định và kiên trì các mục
tiêu, định hướng phát triển nhất là định hướng tổ chức không gian du lịch và công tác quản lý tài nguyên du lịch, quản lý đất đai ở địa bàn có tài nguyên du lịch, quản lý các dự án đầu tư trong các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong khu vực quy hoạch du lịch.
Xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch.
Thứ nhất, cần có các chính sách ưu đãi đất đai, vay vốn với lãi suất thấp, thuế, phí, lệ phí... nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, các khu du lịch; đầu tư vào phát triển nguồn năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; xúc tiến, quảng bá du lịch cho thành phố.
Thứ hai, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động du lịch, như các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân địa phương; thu hút sự tham gia của cộng đồng cho phát triển kinh tế du lịch, bảovệ tài nguyên, bảo tồn văn hoá.
Thứ ba, quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, đặc biệt là các tài nguyên trong các khu di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa phi vật thể; cần ghi rõ các chế tài xử phạt khi có những vi phạm đối với từng cá nhân, từng vụ việc cụ thể.
Thứ tư, khuyến khích, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng trong hoạt động du lịch. Cùng với đó là rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách, quy định không còn phù hợp, bổ sung các chính sách và quy định mới đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.