ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BASEL TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69)

1.3.4 .Phƣơng pháp tiếp cận quản trị rủiro tíndụng theo Basel

2.2. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BASEL TRONG

NƢỚC TẠI BIDV

Trong các tiêu chuẩn về an toàn của Basel thì điều kiện áp dụng từ phía môi trƣờng kinh doanh chung là rất quan trọng: áp dụng chuẩn mực kế toán chung, các điều kiện luật pháp, hệ thống kỹ thuật,…Do vậy, hiệu lực và hiệu quả của các chính sách từ cơ quản quản lý trực tiếp là Ngân hàng Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng khi áp dụng các chuẩn mực an toàn. Dƣới đây là những quy định hiện hành của NHNN Việt Nam về một số tiêu chuẩn an toàn trong quản lý rủi ro tín dụng so sánh với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và việc thực hiện các quy định này tại BIDV.

2.2.1. Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Tháng 1/2013, NHNN ban hành thông tƣ 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ tháng 6/2014 bao gồm nhiều thay đổi tiệm cận chuẩn mực quốc tế trong khâu nhận diện và đo lƣờng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, dự thảo quản lý rủi ro của NHNN là dấu mốc quan trọng thiết lập khung quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế cho các NHTM. Theo đó, hệ thống XHTDNB của ngân hàng phải bao gồm các nội dung chủ yếu:

- Quy trình đánh giá, xếp hạng và kiểm tra độ chính xác của xếp hạng

- Mô hình lƣợng hóa các tiêu chí để đánh giá xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ và ƣớc tính tổn thất dự kiến

- Cơ sở dữ liệu xây dựng đầy đủ

- Cơ chế kiểm tra, giám sát hệ thống XHTDNB

BIDV là ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng hệ thống XHTDNB.Từ năm 2006, BIDV đã thực hiện xếp hạng khách hàng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, sử dụng làm căn cứ áp dụng chính sách khách hàng. Công tác quản lý

rủi ro tín dụng dần cải thiện theo hƣớng gần với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả ban đầu đạt đƣợc thì vẫn còn khoảng cách so với chuẩn mực quốc tế và dự thảo thông tƣ quản lý rủi ro trên các mặt chủ yếu:

Mô hình lƣợng hóa

Hệ thống XHTDNB mà BIDV đang áp dụng chủ yếu đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp chuyên gia. Việc lựa chọn, quyết định các yếu tố cơ bản nhƣ bộ chỉ tiêu, trọng số rủi ro của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia – định tính. Theo thông lệ quốc tế, xác suất vỡ nợ PD đƣợc dự báo theo mô hình thống kê định lƣợng dựa trên số liệu thống kê lịch sử chính là nền tảng để xếp hạng khách hàng/khoản vay. Thực tế, BIDV đã có quy trình xếp hạng khách hàng.Tuy nhiên, các mô hình xếp hạng có thể cho ra kết quả hạng khách hàng nhƣng không cho ra kết quả PD (xác suất vỡ nợ).BIDV mới đang nghiên cứu xây dụng mô hình/ƣớc lƣợng LGD, EAD cho từng khoản vay trong quy trình xếp hạng tín dụng.

Cơ sở dữ liệu còn thiếu

Để đảm bảo hiệu quả của công tác chấm điểm, xếp hạng cũng nhƣ cập nhật, nâng cấp hệ thống theo tình hình thực tế và các quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về khách hàng là nền tảng không thể thiếu. Tuy nhiên, thực tế cơ sở dữ liệu về khách hàng của BIDV so với thông lệ:

- Hiện nay tổng dƣ nợ cho vay khách hàng và cho vay định chế tài chính của Ngân hàng chiếm hơn 80% tổng tài sản. Tuy nhiên, ngân hàng chƣa có mô hình xếp hạng khách hàng là: chính phủ, một số định chế tài chính nhƣ công ty bảo hiểm và quản lý quỹ, hoạt động đầu tƣ vốn doanh nghiệp, hoạt động cho vay chuyên biệt (BIDV có một số khoản vay đƣợc xếp vào cho vay chuyên biệt nhƣ tài trợ dự án và tài trợ tài sản nhƣ máy bay).

- BIDV mới bắt đầu thu thập số liệu để xây dựng mô hình LGD, EAD cho khách hàng cá nhân, dữ liệu khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính đƣợc thu thập từ sớm hơn nhƣng chƣa thực sự đầy đủ….trong khi chiều dài bộ dữ liệu chuẩn tối thiểu là 7 năm.

- Để xây dựng mô hình LGD, Ngân hàng cần thiết kế mẫu biểu thu thập dữ liệu lịch sử về các ƣớc tính tổn thất kinh tế trong trƣờng hợp vỡ nợ. Tuy nhiên, BIDV chƣa có cơ sở dữ liệu thu hồi nợ tập trung. Thực tế, dữ liệu về việc thu hồi nợ và thanh lý TSBĐ tại BIDV: TSBĐ đƣợc quản lý kèm theo khoản vay trong công tác quản lý danh mục; khi thanh lý TSBĐ, giá trị, chi phí và thời gian thanh lý không đƣợc lƣu trữ trên hệ thống mà chỉ lƣu trữ trên hồ sơ tín dụng; một số chi nhánh có theo dõi trên excel.

Quy định về kiểm tra giám sát hệ thống XHTDNB

Theo thông lệ quốc tế, Ngân hàng phải có bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập chịu trách nhiệm: kiểm tra và giám sát xếp hạng nội bộ; triển khai các quy trình để xác minh rằng các định nghĩa xếp hạng đang đƣợc áp dụng một cách nhất quán trên các phòng ban và các khu vực địa lý; rà soát và ghi chép lại bất kỳ thay đổi nào trong quy trình xếp hạng, bao gồm cả lý do thay đổi; rà soát các tiêu chí xếp hạng nhằm đánh giá năng lực dự báo rủi ro của các tiêu chí này. Thực tế, BIDV đã có bộ phận phát triển mô hình độc lập với đơn vị kinh doanh.Tuy nhiên, BIDV chƣa có bộ phận độc lập rà soát, kiểm định mô hình (độc lập với bộ phận phát triển mô hình).

2.2.2. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Nguyên tắc 8,9 của Basel II về rủi ro tín dụng, tài sản có rủi ro nêu rõ: Cơ quan quản lý nhà nƣớc phải đảm bảo rằng các NHTM có một hệ thống đánh giá chất lƣợng và quản lý rủi ro tín dụng liên tục đối với các khoản nợ và khoản mục đầu tƣ. Các NHTM phải xây dựng các chính sách đảm bảo an toàn tối thiểu cho việc quản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ đủ cho tổ chức.

Quy định về vấn đề này, NHNN Việt Nam đã ban hành thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định các TCTD phải thực hiện phân loại các khoản nợ theo các mức độ rủi ro nhƣ sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dƣới

tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tuổi nợ (tình trạng quá hạn, cơ cấu nợ) và các yếu tố định tính khác.

Về phƣơng pháp phân loại nợ: Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo đồng thời cả hai phƣơng pháp định tính, định lƣợng và theo nguyên tắc khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn trên toàn hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ đánh giá một cách thận trọng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam hơn so với các quy định trƣớc đây.

Các khoản nợ đƣợc trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể đƣợc trích lập dựa trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tƣơng ứng với từng nhóm nhƣ sau:

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dƣới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng đƣợc tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã đƣợc khấu trừ theo các tỷ lệ đƣợc quy định trong Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN.

Dự phòng chung đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa đƣợc xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trƣờng hợp các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính khi chất lƣợng các khoản nợ suy giảm. Theo đó, số tiền dự phòng chung phải trích đƣợc xác định bằng 0,75% tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (trừ các khoản tiền gửi quy định tại điểm i khoản 1 Điều 1 Thông tƣ 02 và các khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác tại Việt Nam)

So sánh với thông lệ quốc tế (chuẩn mực kế toán IAS 39), có sự khác biệt lớn về phƣơng pháp. Phƣơng pháp trích lập dự phòng theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

hiện tại có ảnh hƣởng đến luồng tiền tƣơng lai thay vì dựa vào các dữ kiện quá khứ nhƣ lịch sử trả nợ.

Cụ thể, IAS 39 yêu cầu tính dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay bằng phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hiện tại của dòng tiền ƣớc tính thu hồi trong tƣơng lai chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất hoàn vốn nội bộ bình quân, trong khi Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN yêu cầu trích lập dự phòng chung, dự phòng cụ thể theo tỷ lệ * số dƣ khoản vay sau khi trừ đi tài sản bảo đảm khấu trừ.

Về cơ bản, thông tƣ 02/2013/TT-NHNN đƣợc ban hành nhằm tăng cƣờng và siết chặt quản lý liên quan rủi ro tín dụng thông qua chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng, song về phƣơng pháp xác định số dự phòng rủi ro phải trích TT02 vẫn có khoảng cách so với thông lệ quốc tế bởi thông tƣ 02/2013/TT-NHNN vẫn dựa trên tỷ lệ thống kê (tỷ lệ cố định áp dụng chung cho mọi khoản vay đƣợc xếp vào từng nhóm nợ), chƣa sát với tổn thất thực tế có thể xảy ra so với việc xác định dự phòng dựa trên phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền.

Tại BIDV, ngân hàng đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc NHNN công bố, và duy trì yêu cầu dự phòng nghiêm ngặt. Đối với các khách hàng đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ, Ngân hàng thực hiện phân loại nợ cho các khoản vay đồng thời theo phƣơng pháp định lƣợng quy định tại Điều 10 và phƣơng pháp định tính theo Điều 11 của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN. Đối với các khách hàng còn lại, Ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Điều 10 của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN.

Theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 39, BIDV trích lập dự phòng riêng lẻ cho từng khoản vay có dấu hiệu suy giảm giá trị tại thời điểm báo cáo. Dự phòng riêng lẻ cho từng khoản vay có dấu hiệu suy giảm giá trị đƣợc xác định bằng phƣơng pháp chiết khấu luồng tiền thu đƣợc trong tƣơng lai của Ngân hàng từ các khoản cho vay (luồng tiền bao gồm cả gốc, lãi và giá trị ƣớc tính có thể thu hồi từ tài sản đảm bảo) với lãi suất chiết khấu chính là lãi suất hoàn vốn nội bộ bình quân trên các hợp đồng tín dụng theo từng loại tiền tệ. Để ƣớc tính mức dự phòng cụ thể, BIDV tiến hành so sánh giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ thu hồi đƣợc trong

tƣơng lai với tổng dƣ nợ vay (bao gồm nợ gốc và lãi phải thu đang đƣợc hạch toán nội bảng) tại thời điểm đánh giá.

Ngoài ra, BIDV cũng thực hiện đánh giá khả năng suy giảm giá trị theo nhóm để thực hiện trích lập dự phòng theo nhóm đối với những khoản vay chƣa có dấu hiệu suy giảm giá trị. Dự phòng theo nhóm đƣợc xác định dựa theo mô hình xác suất chuyển nhóm nợ hiện đang đƣợc chấp nhận và áp dụng phổ biến ở các nƣớc trong khu vực.

Những khoản vay đã đƣợc ghi nhận dự phòng giảm giá riêng lẻ thì sẽ không đƣợc xem xét khả năng suy giảm giá trị theo nhóm. Dự phòng cụ thể sẽ đƣợc xác định là phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hiện tại của các dòng tiền ƣớc tính thu đƣợc trong tƣơng lai áp dụng phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền sử dụng lãi suất thực. Dòng tiền ƣớc tính thu hồi từ tài sản đảm bảo cũng đƣợc xem xét khi xác định dòng tiền để chiết khấu.

Ngân hàng thực hiện đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại thời điểm giải ngân, 6 tháng hoặc tối thiểu 12 tháng một lần trong suốt thời gian cho vay và khi giá thị trƣờng của các tài sản đảm bảo này có biến động lớn hơn 20% tổng giá trị.

Tuy nhiên, việc thực hiện theo chuẩn mực kế toán IAS 39 tại BIDV mới chỉ dừng lại với mục đích lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế, chƣa thực sự đƣợc sử dụng để giám sát đo lƣờng rủi ro tín dụng

2.2.3. Xây dựng mô hình tổ chức về quản trị rủi ro tín dụng của BIDV

Vai trò của HĐQT: Tại BIDV, trách nhiệm ban hành các chiến lƣợc, chính sách tín dụng, khẩu vị rủi ro, cơ cấu danh mục và các chính sách tín dụng quan trọng của HĐQT đã đƣợc thực hiện. Trách nhiệm rà soát việc thực hiện các chính sách ban hành đƣợc thực hiện thông qua các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý cũng nhƣ các báo cáo của bộ phận kiểm soát nội bộ lên HĐQT.

Vai trò của UBQLRR: Vai trò tham mƣu của UBQLRR trực thuộc HĐQT tại BIDV đã đƣợc quy định và thực thi. Ủy ban QLRR gồm 2 phân ban (phân ban QLRR tín dụng và đầu tƣ; phân ban QLRR thị trƣờng và tác nghiệp). Phân ban

QLRR tín dụng và đầu tƣ của Ủy ban QLRR phụ trách các nội dung liên quan đến RRTD bao gồm: tham mƣu, tƣ vấn, giúp HĐQT xử lý các vấn đề liên quan đến công tác QTRRTD của BIDV nhƣ tham mƣu chiến lƣợc, chính sách QTRRTD, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng; phân tích, đƣa ra cảnh báo rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong ngắn hạn và dài hạn, cũng đƣợc giao thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo văn bản phân cấp/ủy quyền do HĐQT phê duyệt.

Vai trò của ban điều hành: Theo thông lệ, Ban Lãnh Đạo nên chịu trách nhiệm triển khai chiến lƣợc rủi ro tín dụng đã đƣợc HĐQT thông qua và xây dựng quy trình chính sách cho việc nhận diện, đo lƣờng, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Tại BIDV, trách nhiệm triển khai khuôn khổ QLRR Tín dụng do HĐQT phê duyệt đƣợc giao cho TGĐ và Phó TGĐ QLRR. Tổng giám đốc ban hành các chính sách về sản phẩm, quy trình và hƣớng dẫn tín dụng. Phó TGĐ QLRR báo cáo trực tiếp cho TGĐ nhƣng quy định chức năng của BIDV chƣa cho phép PTGĐ QLRR báo cáo trực tiếp cho HĐQT.

Thẩm định và phê duyệt tín dụng: BIDV đã thiết lập các phòng QLRRTD tại chi nhánh, Ban QLRRTD tại Trụ sở chính chịu trách nhiệm rà soát và đánh giá rủi ro của các hồ sơ xin vay. Tại Trụ sở chính, mô hình tổ chức đã phân tách độc lập chức năng nhiệm vụ khi đơn vị xếp hạng và đơn vị thẩm đinh/ phê duyệt hạng là các đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh, các khoản vay đƣợc phê duyệt tại chi nhánh chƣa đảm bảo sự tách biệt giữa đơn vị xếp hạng tín dụng và đơn vị phê duyệt hạng tín dụng. Do phòng QLRRTD, phòng quan hệ khách hàng và hội đồng tín dụng cơ sở cùng báo cáo trực tiếp cho giám đốc chi nhánh. Để tuân thủ yêu cầu IRB, đối với các khoản vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh, BIDV cần cân nhắc có bộ phận độc lập với đơn vị khởi tạo khoản vay trong quá trình xếp hạng hoặc phê duyệt duyệt hạng.

Giám sát tín dụng: Chuẩn mực quốc tế yêu cầu Ngân hàng cần có hệ thống giám sát tình trạng của từng khoản vay riêng lẻ, trong đó có xác định mức độ đầy đủ của các khoản dự phòng. Tại BIDV, các bộ phận đƣợc giao trách nhiệm giám sát khoản vay gồm có:

+ Bộ phận QHKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay/ bảo lãnh đã đƣợc giải ngân/ phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của khách hàng đối với BIDV đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi. Kiểm tra, rà soát sau đối với khoản vay bằng việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)