1.3.4 .Phƣơng pháp tiếp cận quản trị rủiro tíndụng theo Basel
2.3.4. Đánh giá chất lƣợng khoản vay
Từ ngày 1/6/2014, BIDV đã thực hiện phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam v/v Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài. Theo đó chất lƣợng khoản vay của khách hàng đƣợc đánh giá dựa vào nhóm nợ của khách hàng.
BIDV thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB, mỗi hạng khách hàng sẽ tƣơng ứng với một nhóm nợ (phƣơng pháp định tính). Đồng thời, khoản vay này đƣợc phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng dựa vào
tình trạng quá hạn và cơ cấu nợ. Nhóm nợ cuối cùng của khách hàng là nhóm có rủi ro cao hơn khi thực hiện phân loại nợ theo hai phƣơng pháp trên. Các khoản cho vay khách hàng đƣợc BIDV phân loại theo các mức độ rủi ro nhƣ sau: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay. Các khoản nợ đƣợc phân loại là nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đƣợc coi là nợ xấu.
Bên cạnh việc đánh giá chất lƣợng của các khoản nợ theo hƣớng dẫn của NHNN nêu trên, BIDV đồng thời cũng thực hiện đánh giá khả năng thu hồi của khoản vay và đo lƣờng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39. Tuy nhiên, việc thực hiện theo chuẩn mực quốc tế mới chỉ dừng lại với mục đích lập báo cáo tài chính, chƣa thực sự đƣợc sử dụng để giám sát đo lƣờng rủi ro tín dụng.