1.3. Khái quát nội dung Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
1.3.4. Những nội dung cam kết về thương mại trong Hiệp định
VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai quốc gia. Hiệp định được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đối với thương mại hàng hóa, Việt Nam đồng ý tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm [4]. Mức cam kết mà Việt Nam đưa ra cho Nhật Bản là khá thấp so với các nước ASEAN đã ký Hiệp định song phương với Nhật Bản
Về phía Nhật Bản, đối với các sản phẩm công nghiệp, lĩnh vực mà thuế suất của Nhật Bản đã rất thấp, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế suất bình quân từ mức 6,51% năm 2008 xuống còn 0,4% vào năm 2019 (sau 10 năm thực hiện Hiệp định). Trong số này, sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được thuế 0% (giảm từ mức trung bình 7%) ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực ngày 1 tháng 10 năm 2009. Các sản phẩm da, giày của Việt Nam cũng sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong vòng từ 5-10 năm. Đối với nông sản, lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nhưng cũng là lĩnh vực Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ, Nhật Bản cam kết giảm từ thuế suất bình quân từ mức 8,1% năm 2008 xuống còn 4,74% vào năm 2019. Theo cam kết này, rau quả tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% sau 5-7 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Ngoài ra, Nhật Bản cũng dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan đối với mật ong với lượng hạn ngạch lên tới 150 tấn một năm, đây là cam kết cao nhất mà Nhật Bản từng đưa ra đối với sản phẩm này [5].
Lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực hiện VJEPA là thủy sản. Nhật Bản sẽ giảm thuế suất đối với hàng thủy sản của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Với việc Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam thì cam kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Về phía Việt Nam, lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong VJEPA tương đối nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam tham gia. Các lĩnh vực mà Việt Nam bảo hộ chính là đồ uống có cồn, xăng dầu, ô tô và phụ tùng ô tô, sắt thép, vải các loại, đồ uống. Ngay khi hiệp định có hiệu lực,
Khi hiệp định có hiệu lực, 28% biểu thuế cam kết sẽ được xóa bỏ thuế quan (thuế suất 0%), chủ yếu tập trung vào các mặt hàng hóa chất dược phẩm, máy móc điện tử. Sau 10 năm thực hiện hiệp định (tính đến năm 2019) sẽ có thêm 3.717 mặt hàng được xóa bỏ thuế quan. Việt Nam cam kết cắt giảm với 8.873 dòng thuế, đến năm 2025 – năm cuối lộ trình sẽ có 8.548 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm.
Đối với các loại hàng hóa Việt Nam có lợi thế như nông lâm thủy sản, Nhật Bản cam kết khá cao so với cam kết dành cho các nước Asean khác. Theo đó, các mặt hàng nông nghiệp, lâm sản, thủy sản có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật. Ngược lại, hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ô tô và sản phẩm điện tử của Nhật khi vào Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRƢỚC VÀ SAU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA HAI NƢỚC
Nhật Bản luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lên đến hơn 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu.
Dưới đây là bảng số liệu các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013:
Bảng 2.1: Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2013
Mặt hàng Trị giá (USD) Mặt hàng Trị giá (USD)
Hàng dệt may 2.328.583.772 Cà phê 167.606.715
Dầu thô 2.088.434.439 Than đá 160.661.369
Phương tiện vận tải và phụ
tùng 1.858.132.054 Sản phẩm hóa chất 133.791.306
Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng khác 1.212.901.009
Kim loại thường khác
và sản phẩm 97.925.606 Hàng thủy sản 1.115.589.142 Sản phẩm gốm sứ 79.567.758 Gỗ và sản phẩm gỗ 819.992.526 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 78.043.027 Sản phẩm từ chất dẻo 424.350.150 Giấy và các sản phẩm từ giấy 77.275.058
Máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện 316.490.630 Hàng rau quả 61.222.992
Hóa chất 248.209.346 Đá quý, kim loại quý
và sản phẩm 44.309.540
Tuí xách, ví, vali, mũ và ôdù 235.363.747 Sản phẩm mây, tre,
cói và thảm 39.650.336
Dây điện và dây cáp điện 189.832.848 Xơ, sợi dệt các loại 35.948.168
Sản phẩm từ sắt thép 182.317.274 Điện thoại các loại và
linh kiện 20.020.935
(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan-2014)
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả lựa chọn ba nhóm mặt hàng để phân tích. Thứ nhất là mặt hàng thủy sản, đây là nhóm hàng truyền thống của Viêt Nam xuất sang Nhật Bản, những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt con số trên một tỷ USD. Thứ hai là mặt hàng dệt may, năm 2013 xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đạt trị giá cao nhất trong số các mặt hàng xuất sang Nhật Bản. Thứ ba là mặt hàng nông sản – mặc dù nhóm hàng này trị giá xuất khẩu hiện tại chưa cao nhưng đây là nhóm hàng rất có tiềm năng xuất khẩu vì nhu cầu về nông sản nhiệt đới ở thị trường Nhật Bản rất lớn và Việt Nam đang chỉ đáp ứng được khoảng 1% tổng nhu cầu nhập khẩu rau quả của Nhật Bản.
2.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc Hiệp định