Mặt hàng công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 40 - 43)

Đối với mặt hàng công nghiệp, trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ đề cập đến mặt hàng dệt may. Với mức tiêu thụ hàng may mặc hàng năm lên tới trên 40 tỷ USD, sản xuất trong nước chỉ có 5% còn lại 95% là nhập

khẩu, Nhật Bản là thị trường màu mỡ cho các nước xuất khẩu hàng dệt may trong đó có Việt Nam. Thời gian gần đây, Nhật Bản đã nhiều lần vượt qua cả khối EU trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Mỹ.

Tuy hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm thị phần không lớn, song Nhật Bản là bạn hàng lâu đời, rất trung thành với ngành dệt may Việt Nam. Tính bình quân, Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai, chiếm trên 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đạt 16,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam.

Hiện có trên 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, có hơn 120 đơn vị có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD.

Bảng 2.4:

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản (2004 – 2008)

Đơn vị: Kim ngạch xuất khẩu= triệu USD, tỷ trọng= %

TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt

may sang Nhật Bản 531 603 627 704 820

2 Tốc độ tăng so năm trước (%) 14 4 12 16

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy từ năm 2004 đến năm 2008 hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản năm sau cao hơn năm trước, trừ năm 2006 còn các năm khác đều tăng trưởng ở mức trên 10%, năm 2006 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 627 triệu USD, tăng 4% so với năm 2005, năm 2007 chỉ tiêu này là 704 triệu USD tăng 12% so với năm 2007 và năm 2008 là 820 triệu USD, tăng 16% so với năm 2007.

Mặc dù năm 2008 là năm suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may của người Nhật Bản không hề giảm sút mà chỉ chuyển hướng từ hàng cao cấp sang hàng bình dân. Do vậy, thị trường nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản vẫn rộng mở chào đón các nhà xuất khẩu nước ngoài.

Hàng dệt may của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái ….

Tuy có vị trí tương đối khiêm tốn trong danh sách những nhà xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản, nhưng hiện nay vị trí này của các nhà xuất khẩu Việt Nam đang được hoán đổi, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang chuyển dần các đơn hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam.

Năm 2008, Nhật Bản - thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm gần 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được nhìn nhận là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng, trong vòng 5 năm từ 2004 đến 2008 kim ngạch xuất khẩu dệt, may Việt Nam sang Nhật Bản tăng trên 1,5 lần; Tăng bình quân hàng năm trên 11% (từ 531 triệu USD/2004 lên 820 triệu USD/2008). Trong 17 nhóm hàng (trên 10 triệu USD) mà Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam thì có đến 11 nhóm hàng đang trong xu hướng tăng, trong đó có nhóm áo thun tăng đến trên 161%, tiếp đến là nhóm váy tăng trên 58%, áo kimono tăng 43% và áo sơ mi tăng 36,5%. Việc gia tăng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam của Nhật Bản cho thấy, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chinh phục được giới tiêu dùng khó tính của nước này.

Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, tuy là một thị trường có đẳng cấp cao nhưng nhiều doanh nghiệp dệt, may đã kinh doanh khá thành công với thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp thuộc

Tập đoàn Dệt - May Việt Nam như Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt - May Nam Định, Phong Phú... đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt kim, hàng Veston, hàng sơ mi, khăn các loại… nhiều năm cho các công ty thương mại Nhật Bản.

Theo ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex trong chuyến đi khảo sát thị trường Nhật Bản nhận định: do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng hàng dệt may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng. Trước xu thế ấy, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn độ, Banladesh, Việt Nam... Ông Ân khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hãy nắm bắt nhanh “thời cơ vàng” này để thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)