Hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 60 - 64)

2.3. Đánh giá ảnh hƣởng của VJEPA đến tình hình xuất khẩu Việt

2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

Một trong những ưu đãi lớn nhất mà các quốc gia thành viên nhận được từ VJEPA là việc cắt giảm thuế. Ưu đãi này sẽ giúp cho hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nhật Bản sẽ có mức giá cạnh tranh với các quốc gia khác xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản thì hạn chế lớn nhất đối với chúng ta là phải làm sao vượt qua được những rào cản khắt khe trên thị trường Nhật Bản. Để thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đạt đủ các tiêu chuẩn phía nhập khẩu đưa ra. Yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản rất cao.

Đối với hàng dệt may người tiêu dùng Nhật Bản rất kỹ tính, chỉ chấp nhận những sản phẩm hoàn hảo, không có sai sót dù chỉ là đường kim mũi chỉ, hay cái cúc áo, cái khuy bấm…Đối với hàng nông lâm thuỷ sản, vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hiện là trở ngại lớn nhất đối với hàng Việt Nam. Kiểm tra, khống chế dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu chế biến hàng nông sản, các hóa chất bị nhiễm trong quá trình chăn nuôi thủy hải sản là điều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Nhưng ngược lại, không vượt qua được những quy định ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng nông thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản không tận dụng được lợi thế từ việc miễn giảm thuế...

Ngoài ra, một khó khăn nữa đối với hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản đó là hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng dệt may và da giày của Việt Nam - hai mặt hàng có nhiều triển vọng mà chúng ta rất có thể không tận dụng được tốt lợi thế mà VJEPA mang lại cho hai mặt hàng này nếu hai mặt hàng này vẫn tiếp tục bị phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu do công nghiệp hỗ trợ trong nước đối với hai ngành này hầu như chưa có. Mặc dù Nhật Bản sẽ giúp chúng ta phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để giúp cho hàng hóa của Việt Nam không chỉ là các sản phẩm gia công mà còn là các hàng hóa có chất lượng và giá trị cao xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước khác. Tuy nhiên, chúng ta có đủ năng lực để tiếp nhận hay không lại là một vấn đề. Một hạn chế nữa phải kể đến là nhận thức và trình độ, năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu sang trị trường Nhật Bản. Khi không nhận thức được đầy đủ những cơ hội mà VJEPA mang lại cho mình, các doanh nghiệp có thể sẽ không tận dụng được những lợi thế về thuế.

Ví dụ: Trong lĩnh vực hàng dệt may để được tận dụng mức thuế suất 0% hàng dệt may sang Nhật Bản theo cam kết của Hiệp định đối tác Kinh tế ASEAN - Nhật Bản (AJEPA), doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng được hai

yêu cầu là: hàng phải được sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu phải từ Việt Nam, Nhật Bản hoặc ASEAN, trừ các nước như Indonesia, Philippines, Campuchia và Thái Lan [13].

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thương mại, do từ trước đến nay các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước chỉ quen làm hàng gia công nên ít để ý đến việc yêu cầu các nhà cung cấp nguyên vật liệu cung cấp chứng nhận C/O xuất xứ. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại là một thị trường rất khắt khe về tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nói chung và hàng may mặc nói riêng. Chính vì thế khi tiến hành làm hàng để xuất khẩu sang Nhật Bản, doanh nghiệp nếu không lưu ý tới giấy chứng nhận này ngay khi nhận nguyên vật liệu gia công, vì nếu để lâu nhà cung ứng sẽ tìm cách từ chối cấp lại và hệ quả tất yếu là khi hàng đưa tới Nhật Bản, sẽ gặp khó khăn trong khâu kê khai nguồn gốc xuất xứ để đưa vào tiêu thụ trên thị trường.

Một vấn đề nữa là mặc dù Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu đứng thứ hai của Việt Nam, nhưng đây vẫn là thị trường còn nhiều tiềm năng, bởi vì hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, thị phần của Thái Lan là 2,9%, Indonexia là 4,2% và nhất là Trung Quốc lên tới 20,5% . Nếu so với nhu cầu và tiềm năng phát triển của cả hai bên thì những kết quả, thành tựu đạt được như vậy còn rất khiêm tốn. Hơn nữa, cán cân thương mại giữa hai nước chủ yếu là xuất siêu với khối lượng khá lớn, điều này đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần đẩy mạnh việc nhập khẩu các máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, song sự xuất siêu này chủ yếu là nhờ xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế, do đó giá trị ngoại tệ thu được sẽ rất thấp. Theo tính toán của các nhà kinh tế, không chỉ riêng với thị trường Nhật Bản mà kể cả các thị trường khác ở khu vực và trên thế giới không dưới 50% kim ngạch xuất khẩu

của nước ta thu được là nhờ từ các sản phẩm thô hoặc sơ chế. Tình trạng này kéo dài, ta không chỉ bị thua thiệt về kinh tế mà còn dẫn đến dễ làm cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên do phải xuất thô nhiều loại khoáng sản, sản vật tự nhiên.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT HUY LỢI ÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

3.1. Triển vọng về quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)