Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 67)

Theo quyết đi ̣nh phê duyê ̣t chiến lược xuất nhâ ̣p khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 - 2020, đi ̣nh hướng đến năm 2030 của chính phủ ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011 đã xác đi ̣nh chiến lược về cơ cấu mă ̣t hàng xuất khẩu như sau: Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…

Đối với thị trường Nhật Bản được đánh giá là một trong những thị trường xuất khẩu tro ̣ng điểm của Viê ̣t Nam ta ̣i châu Á . Trong những năm qua hai nước đ ã không ngừng tiến hành các hoa ̣t đô ̣ng mở rô ̣ng hợp tác cũng như đầu tư trên tất cả các lĩnh vực. Với sự ra đời của VJEPA càng ta ̣o điều kiê ̣n cho hai quốc gia bước

sang mô ̣t giai đoa ̣n mới cho hợp tác và phát triển quan hê ̣ kinh tế. Dựa trên những lợi thế do hiê ̣p đi ̣nh mang la ̣i, các ngành cũng như các doanh nghiệp thuộc ngành không ngừng tăng trưởng kim nga ̣ch xuất khẩu các mă ̣t hàng có lợi thế ca ̣nh tranh của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong những năm tiếp theo để tiếp tu ̣c tâ ̣n du ̣ng lợi thế do hiê ̣p đi ̣nh mang la ̣i cũng như mối quan hê ̣ và kim nga ̣ch xuất khẩu các mă ̣t hàng của Việt Nam trong những năm qua, chính phủ cũng các bộ ngành đã xây dựng đi ̣nh hướng cho hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Đi ̣nh hướng này cũng được chi tiết cho các mă ̣t hàng xuất khẩu.

Viê ̣c xây dựng đi ̣nh hướng xuất khẩu các mă ̣t hàng sang Nhâ ̣t Bản được dựa trên chiến lược phát triển của ngành và có sự chú trọng trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thi ̣ hiếu cũng như xu hướng phát triển của loa ̣i sản phẩm.

Viê ̣c xây dựng đi ̣nh hướng kim nga ̣ch xuất khẩu các mă ̣t hàng sẽ ta ̣o điều kiê ̣n cho các doanh nghiê ̣p của Viê ̣t Nam tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Dựa vào những dự báo của thi ̣ trường, các thông tin về hoạt động xuất khẩu, tiềm năng của thi ̣ trường, mức đô ̣ ca ̣nh tranh của doanh nghiê ̣p trong và ngoài nước, các doanh nghiệp tự tiến hành điều chính chiến lược kinh doanh, tiếp câ ̣n thi ̣ trường, cải tiến sản phẩm của mình để có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Đi ̣nh hướng về kim nga ̣ch xuất khẩu cũng sẽ giúp các doanh nghiê ̣p có đô ̣ng lực cho viê ̣c huy đô ̣ng vốn đầu tư cho mở rô ̣ng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiê ̣p mình. Để thực hiê ̣n được đi ̣nh hướng kim nga ̣ch xuất khẩu cần có sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp và của từng ngành.

Căn cứ vào chiến lược phát triển cơ cấu mă ̣t hàng xuất khẩu của Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n tới, chiến lược tăng trưởng kim nga ̣ch xuất khẩu của các ngành hàng của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (đã được đề câ ̣p ta ̣i mu ̣c 3.1.1), kim nga ̣ch xuất khẩu các mă ̣t hàng ước tính năm 2014 và xu hướng tăng trưởng bình quân kim

ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Nhật Bản trong những năm vừa qua, ta có thể tính toán và xác đi ̣nh được giá tri ̣ kim ngạch xuất khẩu của một số các mặt hàng sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. Cụ thể:

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng dê ̣t may: Năm 2015: 3.213 triê ̣u USD; Năm 2016: 3.856 triê ̣u USD; Năm 2017: 4.627 triê ̣u USD; Năm 2018: 5.552 triê ̣u USD; Năm 2019: 6.663 triê ̣u USD; Năm 2020 là 7.996 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng thuỷ sản: Năm 2015: 1.159 triê ̣u USD; Năm 2016: 1.718 triê ̣u USD; Năm 2017: 2.062 triê ̣u USD; Năm 2018: 2.475 triê ̣u USD; Năm 2019: 2.970 triê ̣u USD; Năm 2020 là 3.950 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng rau quả: Năm 2015: 84 triê ̣u USD; Năm 2016: 101 triê ̣u USD; Năm 2017: 121 triê ̣u USD; Năm 2018: 145 triê ̣u USD; Năm 2019: 175 triê ̣u USD; Năm 2020 là 210 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng cà phê: Năm 2015: 221 triê ̣u USD; Năm 2016: 265 triê ̣u USD; Năm 2017: 318 triê ̣u USD; Năm 2018: 382 triê ̣u USD; Nnăm 2019: 458 triê ̣u USD; Năm 2020 là 550 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng phương tiê ̣n vâ ̣n tải và phu ̣ tùng : Năm 2015: 2.657 triê ̣u USD; Năm 2016: 3.454 triê ̣u USD; Năm 2017: 4.490 triê ̣u USD; Năm 2018: 5.837 triê ̣u USD; Năm 2019: 7.589 triê ̣u USD; Năm 2020 là 9.865 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng dầu thô : Năm 2015: 1.537 triê ̣u USD; Năm

2016: 1.229 triê ̣u USD; Năm 2017: 983 triê ̣u USD; Năm 2018: 786 triê ̣u USD; Năm 2019: 629 triê ̣u USD; Năm 2020 là 503 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng máy móc, thiết bi ̣, dụng cụ phụ tùng khác: Năm 2015: 1.464 triê ̣u USD; Năm 2016: 1.684 triê ̣u USD; Năm 2017: 1.936 triê ̣u USD;

Năm 2018: 2.227 triê ̣u USD; Năm 2019: 2.561 triê ̣u USD; Năm 2020 là 2.945 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng túi xách , ví, vali, mũ và ô dù: Năm 2015: 459

triê ̣u USD; Năm 2016: 665 triê ̣u USD; Năm 2017: 965 triê ̣u USD; Năm 2018: 1.399 triê ̣u USD; Năm 2019: 2.029 triê ̣u USD; Năm 2020 là 2.942 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng dây điện và dây cáp điện: Năm 2015: 280 triê ̣u USD; Năm 2016: 392 triê ̣u USD; Năm 2017: 549 triê ̣u USD; Năm 2018: 769 triê ̣u USD; Năm 2019: 1.077 triê ̣u USD; Năm 2020 là 1.507 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm gỗ: Năm 2015: 1.159 triê ̣u USD; Năm 2016: 1.332 triê ̣u USD; Năm 2017: 1.533 triê ̣u USD; Năm 2018: 1.764 triê ̣u USD; Năm 2019: 2.028 triê ̣u USD; Năm 2020 là 2.332 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo: Năm 2015: 598 triê ̣u USD; Năm 2016: 718 triê ̣u USD; Năm 2017: 861 triê ̣u USD; Năm 2018: 1.033 triê ̣u USD; Năm 2019: 1.240 triê ̣u USD; Năm 2020 là 1.488 triê ̣u USD.

Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng giày dép các loa ̣i: Năm 2015: 555 triê ̣u USD; Năm 2016: 667 triê ̣u USD; Năm 2017: 800 triê ̣u USD; Năm 2018: 960 triê ̣u USD; Năm 2019: 1.152 triê ̣u USD; Năm 2020 là 1.383 triê ̣u USD.

3.2. Giải pháp phát huy lợi ích của VJEPA đôí với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản được ký kết và đi vào thực thi là một cơ sở vô cùng thuận tiện cho cả hai nước phát triển và đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư vào thị trường của nhau. Riêng đối với Việt Nam, việc thu hút được nhiều hơn và sử dụng một cách hiệu quả hơn FDI cũng như ODA của Nhật Bản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta cũng như thực hiện

đúng mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam không chỉ trong phạm vi liên kết kinh tế Đông Á mà còn tiến tới phạm vi Châu Á và toàn cầu.

Để quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sôi động hơn nữa, góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu đặt ra trên đây, tác giả xin được đưa ra một số nhóm giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu

Cơ cấu hàng hóa trao đổi của Việt Nam trong thương mại với Nhật Bản hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế mặc dù nó phản ánh giai đoạn phát triển hiện tại của nền kinh tế Việt Nam với những lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động. Hàng hóa xuât khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô như nguyên liệu, đặc biệt là dầu thô, chiếm tới 35% kim ngạch xuất nhập khẩu Nam - Nhật Bản, ngoài ra là các loại hàng hóa có mức độ gia công chế biến thấp là sản phẩm của các ngành công nghiệp nhe ̣ sử dụng nhiều lao động (như hàng thủy, hải sản trên 19%, quần áo may mặc 21%, còn lại 25% là than, cà phê, gỗ….). Cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành đươc những mặt hàng chủ lực chế biến sâu và tinh để có thể xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản trên đây cũng phản ánh thực trạng chung về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường, bạn hàng trên thế giới hiện nay. Cơ cấu này, trước mắt có thể trong giai đoạn ngắn từ 3- 5 năm tới còn có thể được chấp nhận song nếu tiếp tục kéo dài trong tương lai chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất lợi cho Việt Nam. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, những thặng dư thương mại của Việt Nam nhờ xuất siêu hoặc ít nhất là sự chênh lệch cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản hiện giữ được ở mức tương đối thấp như hiện nay nếu xét về thực chất hoàn toàn không phải là sự

phản ánh sự tăng trưởng phồn vinh của một nền kinh tế, cũng như thế mạnh của Việt Nam trong hoạt động ngoại thương với Nhật Bản mà nó cho thấy tình trạng kém phát triển của một nền kinh tế hoàn toàn dựa vào hoạt động “mua đắt bán rẻ” tài nguyên và lao động.Và đây chính là sự thua thiệt của Việt Nam về giá trị xuất khẩu thu được trong khi lại phải trả giá cho việc nhập khẩu các sản phẩm cao cấp từ bên ngoài mà một phần lớn trong số các sản phẩm này được làm ra từ nguồn nguyên liêu thô được xuất đi với giá “rẻ”.

Vấn đề đặt ra là hiện tại, cùng với việc phải chấp nhận một cơ cấu xuất khẩu như vậy, song để rút ngắn cái giá phải trả vì bị thua thiệt do một cơ cấu xuất khẩu “bán rẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên” như vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải tận dụng các nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài…. để nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật mới cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại để phát triển nhanh các ngành công nghệ chế tạo, chế biến phục vụ kịp thời cho việc sản xuất, chế biến mang tính chiều sâu các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ như việc thay vì xuất khẩu nhiều dầu thô như hiện nay trong khi hàng năm chúng ta lại phải nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu đã qua chế biến sâu từ Nhật Bản, ta tiến hành nhập khẩu các máy móc, thiết bị kỹ thuật mới, các dây chuyền công nghệ hiện đại từ Nhật Bản hay từ các nước phát triển khác để từ đó hình thành nên các nhà máy lọc và chế biến dầu của Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất là một ví dụ điển hình, để qua đó không những ta có thể cung cấp lượng dầu tinh phục vụ cho nhu cầu thị trường nội địa mà còn tích trữ lượng dầu dư thừa phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Với các mặt hàng thô nông- lâm sản như gạo, ngũ cốc khác và mặt hàng thủy hải sản….. Cũng tương tự, ta cần tiến tới sản xuất để có thể xuất khẩu các sản phẩm đó sau khi đã trải qua công nghệ chế biến thực phẩm và từ đó sẽ thu được giá trị xuất khẩu cao hơn.

Vấn đề đặt ra ở đây là các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm điều gì và các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những điểm gì để đạt được hiệu quả cao nhất khi xuất khẩu hàng vào thị trường này. Dưới đây là một số lưu ý liên quan tới xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản:

3.2.2.1. Quan tâm đến một số luật lệ thương mại của Nhật Bản

Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Một số hàng hoá bị điều tiết theo quy chế sản phẩm, nghĩa là sản phẩm muốn nhập khẩu vào thị trường Nhật phải được các bộ ngành có liên quan của nước này cho phép, đặc biệt phải tuân thủ các hệ thống nguyên tắc áp dụng đối với các loại hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp, hay thực phẩm chế biến v.v… Hiện Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Nhưng các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước hay nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo.

Sau đây là một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá, nhất là đối với các sản phẩm có thế

mạnh mà Việt Nam cóthể thâm nhập vào thị trường Nhật mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý.

- Luật Trách nhiệm sản phẩm

Luật Trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này được ban hành vào tháng 7- 1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy định rằng nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.

- Luật Vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản. Hàng hoá được phân chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc.

3.2.2.2. Hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật Bản

Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng hàng hoá có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật Bản từ sản xuất đến bán buôn,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)