Trong những năm qua kim nga ̣ch xuất khẩu các sản phẩm của Viê ̣t Nam sang Nhâ ̣t Bản có xu hướng tăng ma ̣nh, nó giúp cải thiện cán thương mại nhập siêu giữa Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản, tạo ra được nguồn ngoại tệ lớn phục vụ cho việc nhập khẩu máy móc, công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i mà trong nước chưa sản xuất được ta ̣o điều kiê ̣n cho quá trình công nghiệp hoá, hiê ̣n đa ̣i hoá của Viê ̣t Nam. Trên đà tăng trưởng đó, cùng với chính sách ưu đãi do ký kết hiê ̣p đi ̣nh kinh tế, thương ma ̣i, các ngành nghề cũng như các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam không ngừng đẩy ma ̣nh các giải pháp để tăng lượng hàng hoá xuất khẩu sang thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản.
Trong những năm vừa qua, tốc đô ̣ tăng trưởng bình quân của kim nga ̣ch xuất khẩu các mă ̣t hàng của Viê ̣t Nam sang thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản là 9%/năm. Đồng thời trong chiến lược xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 – 2020, đi ̣nh hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyê ̣t cũng đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2016- 2020 tốc đô ̣ tăng trưởng kim nga ̣ch xuất khẩu của Viê ̣t Nam sang các thi ̣ trường là 10%. Từ những căn cứ này cùng với giá tri ̣ kim nga ̣ch xuất khẩu sang Nhâ ̣t Bản ước tính năm 2014, ta có thể đưa ra đi ̣nh hướng về kim nga ̣ch xuất khẩu của Viê ̣t Nam sang Nhâ ̣t Bản những năm tới như sau: năm 2015 đa ̣t 15,923 tỷ USD, năm 2016 đa ̣t 18,667 tỷ USD, năm 2017 đa ̣t 22,236 tỷ USD, năm 2018 đa ̣t 26,824 tỷ USD, năm 2019 đa ̣t 32,695 tỷ USD và năm 2020 đa ̣t 40,199 tỷ USD.
Để thực hiê ̣n được đi ̣nh hướng này thì các ngành có sản phẩm xuất khẩu sang thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản cũng có những cơ hô ̣i và đi ̣nh hướng phát triển cu ̣ thể.
Với ngành rau quả : Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (JETRO), Ông Hirotaka Yasuzumi cho biết, các sản phẩm trái cây tươi và gạo của Việt Nam hiện là những mặt hàng nổi tiếng và được yêu thích tại Nhật Bản. Các chuyên gia dự báo, thời gian tới, Nhật Bản dự kiến sẽ tăng cường nhập khẩu bột gạo, bởi xu hướng ưa chuộng các sản phẩm làm từ bột gạo của người dân Nhật Bản đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương mại cũng khẳng định, ngành nông nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản có tính bổ trợ cho nhau, tiềm năng hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu là rất lớn. Trong tương lai, tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam là rất lớn bởi thị trường Nhật Bản luôn có nhu cầu cao về trái cây tươi, rau xanh và nhiều mặt hàng nông, thủy sản.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của nước ta bởi Việt Nam có lợi thế so sánh về điều kiện phát triển các sản phẩm nông sản so với Nhật Bản. Trên thực tế, một số giống rau xanh người Nhật ưa chuộng được các chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu, áp dụng và trồng thành công tại Đà Lạt, đặc biệt là dự án trồng rau xà lách giống Hoa Kỳ áp dụng quy trình, kỹ thuật như tại làng Kawakami Mura - ngôi làng của những người nông dân có mức thu nhập thuộc hàng cao nhất tại Nhật Bản nhờ trồng rau xà lách. Thêm vào đó, hoạt động hợp tác phát triển nông nghiệp giữa hai nước đã được quan tâm, chú trọng hơn. Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã chính thức được phê duyệt.
Theo đó, tiến hành hợp tác phát triển một số mặt hàng nông, thủy sản như lúa gạo, tôm, cà phê, chè, rau quả, và cá ngừ đại dương. Có thể thấy, Nhật Bản luôn được biết đến như một trong những thị trường khó tính, đòi hỏi các tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu biết tận dụng cơ hội và tăng cường bảo đảm tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và an toàn thực phẩm, đây chính là thị trường tiềm năng lớn đối với mặt hàng nông, thủy sản của nước ta trong tương lai. Theo định hướng, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta vào Nhật Bản sẽ đạt 77 triệu USD và đến năm 2020 đạt 135 triệu USD.
Ngành thuỷ sản: lượng tiêu thu ̣ mă ̣t hàng thuỷ sản của Viê ̣t Nam trên thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản những năm gần đây tăng nhanh , đă ̣c biê ̣t là người tiêu dùng Nhâ ̣t Bản hiê ̣n nay quan tâm tới mă ̣t hàng thuỷ sản giá giá nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Để có thể tiếp tu ̣c tăng trưởng kim nga ̣ch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp càng phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng theo quy đi ̣nh của thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản. Về phía N hà nước cũng như bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có những biê ̣n pháp để xử lý nghiêm các doanh nghiê ̣p vi pha ̣m ta ̣o lại uy tín cho thương hiệu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam . Có như vậy mặt hàng này mới có thể đ ạt được định hướng xuất khẩu đến năm 2020 hàng năm tốc đô ̣ tăng trưởng 15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đa ̣t 3.950 triê ̣u USD.
Đối với ngành dệt may : Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Bộ Công thương phê duyệt với mục tiêu xây dụng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu đùng trong nước ngày càng cao...Về mục tiêu cụ thể, Quy hoạch chỉ rõ, giai đoạn 2013 - 2015 tốc độ tăng trưởng về giá
trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 11% đến 12%/năm, ngành may tăng 13% đến 14%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 10% đến 11%/nãm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 9% đến 10%/năm. Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 10% đến 12%/năm; Giai đoạn 2021 đến 2030: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong đó ngành dệt tăng 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 8% đến 9%/năm;