.9 Thống kê độ tin cậy và thống kê tổng số mục hỏi

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ SỬ DỤNG SINH VIÊN LÀM CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 33)

Cronbach's Alpha=0.794 Hệ số tải nhân tố Giá trị trung bình Sai số chuẩn

Vai trò của truyền thông trong việc phát triển thương hiệu và tuyển sinh của

BUH (TT) 0.813 6.115 1.0052

Vai trò của năm học của sinh viên khi tham gia làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt

động truyền thông của BUH (NH) 0.791 5.905 1.024 Vai trò của giảng viên đối với sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt

động truyền thông của BUH (GV) 0.770 5.304 1.4054 Vai trò được tập huấn, hướng dẫn quy trình và nội dung công việc đối với sử

dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH (TH) 0.754 5.689 1.1489 Vai trò của thù lao đối với sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt

động truyền thông của BUH (TL) 0.639 5.831 1.0244 Sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH

(SV) 0.513 5.149 1.3397

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.

Như vậy, các nhân tố dự báo có tác động đến sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông tại BUH, bao gồm các yếu tố (TT, NH, GV, TH, TL).

2.2 Tính mới

2.2.1 Xác định đƣợc phạm vi hoạt động truyền thông của BUH

 Hoạt động truyền thông của BUH tập trung vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quảng bá thương hiệu, chiến lược truyền thông cấp độ đối nội và và truyền thông cấp độ đối ngoại trên các kênh truyền thông đại chúng truyền thống và kênh truyền thông đại chúng trực tuyến cũng như bảo đảm nội dung, hình thức thông tin tuyên truyền theo đúng quy định của pháp luật.

- Hành chính văn phòng (dịch thuật, in ấn, scan, soạn thảo văn bản, v.v.)

nhằm (1) thiết lập, quản lý và lưu trữ văn bản, dữ liệu truyền thông của BUH; (2) chủ trì soạn thảo các diễn văn cho các buổi họp, ngày lễ, ngày kỷ niệm, thông cáo báo chí; (3) quản lý và giám sát việc thực hiện quy định về các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên hệ thống mạng; (4) hỗ trợ và phối hợp các đơn vị thuộc BUH đẩy mạnh hoạt động truyền thông đối nội và đối ngoại; (5) quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông của BUH; (6) tổng hợp, thống kê và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình trạng hoạt động truyền thông; (7) phát triển và quản lý mối quan hệ với các Bộ/Ban/Ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp v.v.; (8) tư vấn, cung cấp hồ sơ cho các đơn vị thuộc BUH vận động tài trợ định kỳ và theo sự kiện cũng như tiếp nhận, lập kế hoạch phân bổ nguồn tài trợ cho các hoạt động của BUH.

- Tổ chức sự kiện (tham gia lập kế hoạch và tổ chức sự kiện, MC dẫn chƣơng trình, v.v.) đối với các hoạt động (1) văn hóa, nghệ thuật, xã hội được dư luận quan tâm; (2) quảng bá hoạt động đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động nổi bật của BUH; (3) Ngày hội nghề nghiệp sinh viên nhằm tăng cường hoạt động quan hệ doanh nghiệp; (4) kết nối cựu sinh viên; (5) công tác tuyển sinh, tổ chức lễ khai giảng, tốt nghiệp các khóa học.

- Thiết kế (đồ họa, thiết kế Poster, Banner, Bandroll, v.v.; thực hiện các trailer, clip, v.v.) nhằm tham gia tổ chức và phát hành các ấn phẩm truyền thông của BUH và các đơn vị thuộc BUH bao gồm phim tài liệu, clip, video và các ấn phẩm khác theo đúng quy định của pháp luật về hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền.

- Phát triển nội dung (viết nội dung bài đăng, quản lí fanpage, v.v.) nhằm (1) phối hợp các đơn vị thuộc BUH duy trì hoạt động trang thông tin điện tử tiếng Việt và tiếng Anh (website, fanpage chính thức của BUH và các đơn vị thuộc BUH) theo đúng quy định của pháp luật về hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền và (2) quản lý các tài khoản trên mạng, theo dõi các sự kiện liên quan đến hoạt động của BUH.

- Công tác tƣ vấn tuyển sinh (giới thiệu và tƣ vấn về các chƣơng trình đào tạo, v.v.), cụ thể trong việc (1) xây dựng chiến lược, kế hoạch tư vấn tuyển sinh của Trường; (2) chủ trì và phối hợp với các đơn vị của BUH tuyên truyền về các hoạt động học tập, nghiên cứu và các hoạt động khác của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trên các kênh truyền thông; (3) đơn vị phụ trách truyền thông phối hợp với Phòng Đào tạo và các đơn vị liên quan của BUH trong công tác tổ chức tuyển sinh hàng năm; (4) triển khai hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ các vấn đề về học vụ của người học đối với tất cả các bậc, hệ đào tạo của BUH. - Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên để (1) thu thập tin tức, đưa tin về các hoạt động của BUH trên mạng truyền thông nội bộ và các kênh truyền thông đại chúng; (2) tiến hành tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ, sinh viên, học viên của BUH; (3) tổ chức và quản lý mạng lưới cộng tác viên về công tác truyền thông của BUH.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi đƣợc Hiệu trƣởng giao.

2.2.2 Xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH

Dựa vào kết quả kiểm tra độ tương quan, 5 biến độc lập (TT, NH, GV, TH, TL) đều có tương quan thuận với biến phụ thuộc (SDSV), hệ số tương quan Pearson dao động trong khoảng 0.228 đến 0.643 tại mức ý nghĩa 1% (Sig.< 0.01). Tại mức ý nghĩa 1%, biến TT có tương quan mạnh nhất với biến SDSV (hệ số tương quan 0.643) và biến TL tương quan yếu nhất với biến SDSV (hệ số tương quan 0.228).

Bảng 2.10 Ma trận tƣơng quan Pearson (N=296)

NH GV TH TL SDSV

TT Tương quan Pearson 0.299** 0.553** 0.519** 0.289** 0.643**

Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

NH Tương quan Pearson 1 0.485** 0.365** 0.286** 0.392**

Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000

GV Tương quan Pearson 0.485** 1 0.549** 0.327** 0.511**

Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000

TH Tương quan Pearson 0.365** 0.549** 1 0.312** 0.453**

Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000

TL Tương quan Pearson 0.286** 0.327** 0.312** 1 0.228**

Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000

SDSV Tương quan Pearson 0.392** 0.511** 0.453** 0.228** 1

Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.

Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của 5 biến độc lập (TT, NH, GV, TH, TL) đến biến phụ thuộc (SDSV). Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi quy là trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định Cronbach‟s Alpha và phương pháp EFA. Các biến được đưa vào cùng một lúc để phân tích chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có giá trị Sig.<0.05 được thực hiện bằng phương pháp Enter.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 3 biến độc lập (TT, NH, GV) có ảnh hưởng tới biến phục thuộc (SDSV) tại mức ý nghĩa 1%. Theo đó, giá trị R2

điều chỉnh bằng 0.685 chứng tỏ các biến độc lập giải thích được 68.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghiên cứu thực hiện kiểm tra tương quan chuỗi bậc nhất bằng kiểm định Durbin Watson cho thấy mô hình không có tự tương quan (1<d=2.000<3). Kiểm định F có Sig.=0.000 ≤ 0,05 chứng tỏ mô hình sử dụng là phù hợp. Tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi quy có giá trị VIF từ 1.310 đến 1.719 đều nhỏ hơn 2, do đó nghiên cứu kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance>0.5). Kết quả của kiểm định t chỉ có biến Constant, TT, NH, GV đều có giá trị Sig.<0.05.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ SỬ DỤNG SINH VIÊN LÀM CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 33)