- Tiêu đề: mô tả tiêu đề cho cộng tác viên cảm nhận về danh tính để giúp cộng tác viên hiểu được vai trò được giao;
- Mục đích/mục tiêu: mô tả ngắn gọn mục đích cụ thể của vị trí cộng tác viên, liên quan đến sứ mệnh và mục tiêu của BUH;
- Vị trí: mô tả nơi cộng tác viên sẽ làm việc;
- Các trách nhiệm chính: Liệt kê các trách nhiệm chính của vị trí và xác định rõ ràng những gì cộng tác viên sẽ làm.
- Bằng cấp: Liệt kê rõ ràng các yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và độ tuổi, năm học, lưu ý nếu người khuyết tật có thể tiếp cận cơ hội và nếu cần phải kiểm tra lý lịch của cộng tác viên thì yêu cầu này sẽ được chỉ ra ở đây.
- Cam kết về thời gian: Lưu ý thời lượng của nhiệm vụ, số giờ mỗi tuần và/hoặc các yêu cầu đặc biệt khác.
- Tập huấn/hỗ trợ đƣợc cung cấp: Xác định bản chất và thời lượng của tất cả tập huấn đào tạo chung và theo vị trí cụ thể cần thiết cho nhiệm vụ cũng như liệt kê các nguồn lực và hỗ trợ khác có sẵn cho cộng tác viên.
- Quyền lợi: Mô tả các lợi ích dành cho cộng tác viên, chẳng hạn như bữa trưa, áo phông, cơ hội phát triển.
- Ngƣời giám sát cộng tác viên và thông tin liên hệ: Liệt kê tên và thông tin liên lạc của nhân viên hoặc trưởng nhóm cộng tác viên sẽ làm việc trực tiếp nhất với cộng tác viên.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả.
Nhóm tác giả lưu ý rằng bản mô tả cần phản ánh được chiều sâu vai trò của cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH cũng như cần linh hoạt để đáp ứng tài năng và sở thích của sinh viên, do đó bản mô tả sẽ được điều chỉnh và sử dụng tùy theo nhu cầu thực tế tại từng bộ phận phòng ban, khoa của BUH. Sau đó, bộ phận phòng ban, khoa của BUH sẽ kết nối với các đầu mối để thông tin tuyển cộng tác viên này có thể đến được với sinh viên, trong đó có giảng viên.
2.3.1 Trƣờng hợp sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông tại Khoa Tài chính
- Tiêu đề: Tuyển 20 sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của Khoa Tài chính
Mục đích/mục tiêu: Tham gia thực hiện clip giới thiệu về Khoa Tài chính nhằm phục vụ công tác quảng bá Khoa Tài chính, làm minh chứng phục vụ công tác đánh giá ngoài đối với chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN- QA.
- Vị trí: Khoa Tài chính
- Các trách nhiệm chính: 20 sinh viên mặc đồng phục quay ngoại cảnh, trong đó có 01 sinh viên phát biểu, 01 cựu sinh viên.
- Bằng cấp: Sinh viên thuộc Khoa Tài chính (mỗi năm học chọn đại diện 5 sinh viên), năng động, hoạt bát, có thành tích học tập và hoạt động tốt là một lợi thế.
Cam kết về thời gian: Thực hiện việc quay clip trong ngày và phỏng vấn theo kế hoạch triển khai minh chứng phục vụ công tác đánh giá ngoài đối với chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA, tổng cộng 02 ngày cộng tác. - Tập huấn/hỗ trợ đƣợc cung cấp: Sinh viên được hướng dẫn các yêu cầu và quy
định về nội dung và hình thức bài viết.
- Quyền lợi: Sinh viên được trả thù lao là 100.000 VND/người/ngày, được ghi nhận trong danh sách tham dự và ký nhận tại Khoa Tài chính.
- Ngƣời giám sát cộng tác viên và thông tin liên hệ: ThS. Trần Minh Tâm - ThS. Lê Thị Khuyên, địa chỉ email: tamtm@buh.edu.vn và khuyenlt@buh.edu.vn.
2.3.2 Trƣờng hợp sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông tại Khoa Ngoại ngữ
- Tiêu đề: Tuyển sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của Khoa Ngoại ngữ
- Mục đích/mục tiêu: nhằm duy trì hoạt động trang thông tin điện tử (website, fanpage chính thức của Khoa Ngoại ngữ) và theo dõi các sự kiện liên quan đến hoạt động của sinh viên Khoa Ngoại ngữ, từ đó góp phần phát triển thương hiệu của Khoa, Trường.
- Vị trí: Khoa Ngoại ngữ
Các trách nhiệm chính: Viết nội dung bài đăng trên trang tin điện tử (website, fanpage) của Khoa về các hoạt động của sinh viên
- Bằng cấp: Sinh viên thuộc Ban chấp hành Đoàn Khoa Ngoại ngữ, có theo dõi và tham gia các sự kiện dành cho sinh viên của Khoa, Trường, có kỹ năng viết bài đăng, có kỹ năng dịch thuật tiếng Anh là một lợi thế.
- Cam kết về thời gian: Viết bài theo sự kiện dành cho sinh viên của Khoa, Trường (tuyển sinh, khai giảng, v.v.)
- Tập huấn/hỗ trợ đƣợc cung cấp: Sinh viên được hướng dẫn các yêu cầu và quy định về nội dung và hình thức bài viết.
- Quyền lợi: Sinh viên được trả thù lao cho mỗi bài viết được duyệt đăng là 100.000 VND/bài, được ghi nhận trong sổ theo dõi và ký nhận tại Khoa Ngoại ngữ.
Ngƣời giám sát cộng tác viên và thông tin liên hệ: TS. Lưu Hớn Vũ, Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ, phụ trách quản lý trang tin điện tử của Khoa Ngoại ngữ, địa chỉ email: vulh@buh.edu.vn.
2.4 Tính hiệu quả
Xác định đƣợc phạm vi hoạt động truyền thông của BUH cũng nhƣ các công việc thuộc hoạt động truyền thông của BUH, từ đó góp phần xác định các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị liên quan trong hoạt động truyền thông của BUH.
Áp dụng bản mô tả vị trí cộng tác viên giúp thông tin về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên tham gia hỗ trợ công tác truyền thông được cụ thể, chính xác và dễ dàng thống kê, phân loại theo từng mục, cụ thể về (1) các công việc thực hiện; (2) mục tiêu; (3) vị trí làm việc, nơi tuyển dụng; (4) các yêu cầu kinh nghiệm và năm học của sinh viên; (5) thời gian làm việc; (6) các nội dung tập huấn, hỗ trợ được cung cấp; (7) các quyền lợi, bao gồm thù lao; (8) người quản lý, giám sát cộng tác viên.
Hiệu quả tài chính:
+ Đối với Trường: Tiết kiệm chi phí so với thuê dịch vụ bên ngoài
+ Đối với sinh viên: (1) nhận nhiều quyền lợi thiết thực như kỹ năng cần thiết thông qua tập huấn, (2) tạo thêm thu nhập tương xứng với khả năng khi tham gia làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của Trường.
Bảng 2.13 Hiệu quả kinh tế đối với Khoa Tài chính và Khoa Ngoại ngữ khi sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông
STT Công việc Dịch vụ thuê ngoài Sử dụng sinh viên
1
Phát triển nội dung (viết bài đăng lên trang tin điện tử của Khoa)
Thường theo gói, chi phí cao (thấp nhất vào khoảng 6.000.000
VNĐ/gói/tháng), không nhận riêng lẻ, giới hạn số lượng từ, số lượng tin, không tham gia trực tiếp vào các sự kiện của Trường, đòi hỏi phải gửi hình ảnh hoạt động để thực hiện, cách hành văn khác biệt về phong cách và văn hóa của Trường.
Tiết kiệm hơn do chi trả 100.000 VND/bài được duyệt đăng theo sự kiện dành cho sinh viên của Khoa, Trường diễn ra không thường xuyên (Số tiền chi nằm trong khoản hỗ trợ quản lý trang tin điện tử được Trường phân bổ cho Khoa là 2.000.000 VND/tháng).
2
Thực hiện clip, tham gia phỏng vấn
Thường theo gói, chi phí cao (thấp nhất vào khoảng 30.000.000 VNĐ/gói phỏng vấn, giới thiệu từ 3-5 phút)
Bắt buộc sử dụng sinh viên vì nội dung trực tiếp gắn liền với sinh viên nên không thể có nguồn lực nào khác thay thế được. Tiết kiệm hơn do chi trả 100.000 VND/người/ngày theo kế hoạch đã được duyệt của Khoa, Trường.
Minh chứng (Phụ lục 2)
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.
Hiệu quả xã hội:
+ Đối với Trường: (1) chủ động về mặt thời gian và con người khi sinh viên vừa là cộng tác viên tham gia hỗ trợ hoạt động truyền thông vừa là đối tượng cần thiết để thực hiện kế hoạch truyền thông cũng như hỗ trợ đội ngũ nhân sự chính thức của Trường trong các công việc đòi hỏi sự tập trung và tốn kém về mặt thời gian trong hoạt động truyền thông mang tính chất đặc thù yêu cầu tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, tinh thần hăng say, sáng tạo (tổ chức sự kiện, phát triển nội dung, thiết kế v.v.), từ đó thực hiện hiệu quả chiến lược truyền thông; (2) tận dụng được nguồn lực sinh viên từ bên trong cho hoạt động truyền thông đòi hỏi gắn liền với sinh viên nên không thể có nguồn lực nào khác thay thế được; (3) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chí được kiểm định, phát triển thương hiệu và tuyển sinh của Trường.
+ Đối với sinh viên: Với lợi thế (1) hiểu về Khoa, Trường nơi mình học tập, hiểu biết về các hoạt động phong trào và bạn bè; (2) thuận lợi trong việc đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng cộng tác viên của các đơn vị thuộc Trường, việc sử dụng sinh viên làm cộng tác viên tham gia hỗ trợ công tác truyền thông có hiệu quả xã hội tích cực, góp phần quảng bá thương hiệu và tuyển sinh của Trường, giúp sinh viên (1) cải thiện vấn đề tài chính; (2) trau dồi các kỹ năng cần thiết theo chương trình đào tạo của Trường; (3) phát triển bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện; (4) được cọ xát với môi trường làm việc; (5) khám phá công việc mới; (6) mở rộng mối quan hệ.
Bảng 2.14 Hiệu quả xã hội đối với sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH
Cronbach's Alpha=0.971 Hệ số tải nhân tố Giá trị trung bình Sai số chuẩn
Học được cách cư xử (ĐC 2) 0.867 5.297 1.2938 Giúp đỡ là quan trọng (ĐC 3) 0.859 5.233 1.3863 Khám phá ra điểm mạnh (ĐC 4) 0.858 5.068 1.3437 Có cái nhìn mới (ĐC 5) 0.843 5.250 1.2908 Đồng cảm (ĐC 6) 0.838 5.240 1.3704 Lựa chọn nghề nghiệp (ĐC 7) 0.831 5.024 1.3788 Học thêm nhiều điều (ĐC 8) 0.828 5.311 1.3447 Cảm thấy tốt hơn (ĐC 9) 0.826 5.064 1.2911 Thêm bạn mới (ĐC 10) 0.818 5.064 1.2938 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề (ĐC 11) 0.817 5.182 1.2435 Hoạt động quan trọng với mọi người (ĐC 12) 0.813 4.797 1.3776 Là việc cần thiết (ĐC 13) 0.807 5.111 1.5040 Thành công trong lựa chọn nghề (ĐC 14) 0.798 4.797 1.2485 Làm một số việc quan trọng (ĐC 15) 0.784 4.716 1.2890 Tránh phiền muộn (ĐC 16) 0.782 4.679 1.3181 Đề cao giá trị cộng đồng (ĐC 17) 0.760 4.777 1.3596 Tạo mới mối quan hệ (ĐC 18) 0.751 5.105 1.3970 Giúp quên việc tồi tệ (ĐC 19) 0.744 4.750 1.3698 Sự thích thú trong giúp đỡ cộng đồng (ĐC 20) 0.742 4.801 1.3445 Quan tâm đến ai ít may mắn hơn (ĐC 21) 0.738 4.980 1.3453 Ít cô đơn (ĐC 22) 0.722 4.787 1.3649 Giảm lỗi lầm (ĐC 23) 0.696 4.625 1.3218 Cảm thấy quan trọng (ĐC 24) 0.672 4.770 1.3076 Tốt cho lý lịch (ĐC 25) 0.662 4.841 1.3423 Thành thật quan tâm (ĐC 26) 0.630 4.672 1.2798 Trau dồi kĩ năng (ĐC 27) 0.598 5.159 1.2670 Mở rộng mối quan hệ (ĐC 28) 0.582 5.203 1.2727 Tăng lòng tự trọng (ĐC 29) 0.561 4.372 1.3987
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Sáng kiến phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha đối với nhóm yếu tố hiệu quả đem lại đối với sinh viên tham gia làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha là 0.971, hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.4 đạt yêu cầu và thích hợp đối với phân tích của sáng kiến.
2.5 Độ chính xác và tin cậy của kết quả
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, sáng kiến được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: (1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính để khám phá và bổ sung
các thang đo nhằm đo lường khái niệm nghiên cứu. Ngoài ra, sáng kiến còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với chuyên gia để kiểm tra sự phù hợp của câu hỏi; và (2) sáng kiến chính thức dùng phương pháp định lượng để kiểm định thang đo, phân tích dữ liệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Trong đó, các biến được mã hóa và được cấu thành từ các câu hỏi thành phần trong một bảng hỏi khảo sát với thang đo Likert 7 cấp độ.
Để đo lường các thái độ và các hành vi của một người thì thang đo Likert là cách phổ biến nhất. Một thang đo Likert cho phép nghiên cứu phát hiện ra những mức độ của ý kiến. Điều này có thể hữu ích cho các chủ đề nhạy cảm. Nếu có một phạm vi các phản hồi cũng sẽ giúp nghiên cứu dễ dàng xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Do được sử dụng một phương pháp tổng hợp thu thập dữ liệu nên thang đo Likert rất dễ hiểu cũng như dễ dàng rút ra kết luận, báo cáo, kết quả và đồ thị từ các kết quả phản hồi. Hơn thế nữa, vì thang đo Likert chỉ sử dụng một thang điểm đánh giá nên mọi người không cần phải đưa ra ý kiến của riêng mình, thay vào đó nó cho phép người được khảo sát chọn ý kiến trung lập. Các thang đo với các số lẻ có giá trị như 1-5, 1-7, 1-9 sẽ có một trung điểm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người được nhận câu hỏi gặp khó khăn để xác định quan điểm trên một thang đo lớn hơn thang điểm 7. Điều này có nghĩa là nếu nghiên cứu cung cấp hơn thang điểm 7 thì lựa chọn phản hồi, mọi người sẽ bắt đầu chọn một câu trả lời ngẫu nhiên mà có thể làm cho các dữ liệu nghiên cứu trở nên vô nghĩa. Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng thang điểm 5 hoặc 7 mục không nhất thiết đưa ra bất kỳ khuyến nghị tuyệt đối nào ủng hộ cách tiếp cận này hơn cách tiếp cận kia. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy sự ủng hộ nhẹ khi sử dụng thang điểm 7 ở những người trả lời có khả năng nhận thức tốt hơn (ví dụ như người trả lời là sinh viên) và sử dụng thang điểm 5 khi người trả lời là công chúng (Weijters, Cabooter & Schillewaert, 2010; Revilla, Saris & Krosnick, 2013). Trong nghiên cứu này, dữ liệu sơ cấp được sử dụng phân tích định lượng là dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát các sinh viên, ngoài ra còn có dữ liệu sơ cấp lấy ý kiến từ khối phục vụ và giảng viên. Đây là những người có khả năng nhận thức tốt hơn các vấn đề về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của trường Đại học mà họ đang theo học tập và làm việc hơn là công chúng phổ biến. Do đó các biến quan sát trong nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 7 cấp độ để xác định các mức
độ so sánh khác nhau, cụ thể như sau: Mức 1 - Hoàn toàn không quan trọng, Mức 2 - Rất không quan trọng, Mức 3 - Không quan trọng, Mức 4 - Bình thường, Mức 5 - Quan trọng, Mức 6 - Rất quan trọng, Mức 7 - Cực kỳ quan trọng.
Bên cạnh đó, sáng kiến còn sử dụng thang đo định danh (thường là các câu hỏi dạng đóng với nhiều sự lựa chọn dành cho người thực hiện khảo sát) và các thang đo thứ bậc để sàng lọc chính xác những đối tượng khảo sát phù hợp với các yêu cầu được đưa ra. Qua đó, các dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý để đảm bảo các kết quả chính xác nhất.
Đối với dữ liệu từ khảo sát sinh viên được sử dụng để phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có thời gian khảo sát từ tháng 7/2020 đến tháng 11/2020, không gian khảo sát tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH). Trong đó, số phiếu thu về là 297 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 1 phiếu, số phiếu hợp lệ là 296 phiếu.
Đối với khảo sát dành khối giảng viên, bộ phận phòng ban để tham khảo ý kiến trong vai trò chuyên gia nhằm thấy được quan điểm, định hướng về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên cho truyền thông của trường có thời gian khảo sát là từ tháng 7/2020 đến tháng 11/2020, không gian khảo sát tại BUH. Trong đó, số phiếu thu về là 84 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 1 phiếu, số phiếu hợp lệ là 83 phiếu.
Sau khi thu thập được các biến thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu tiến hành