Xác định đƣợc phạm vi hoạt động truyền thông của BUH cũng nhƣ các công việc thuộc hoạt động truyền thông của BUH, từ đó góp phần xác định các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị liên quan trong hoạt động truyền thông của BUH.
Áp dụng bản mô tả vị trí cộng tác viên giúp thông tin về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên tham gia hỗ trợ công tác truyền thông được cụ thể, chính xác và dễ dàng thống kê, phân loại theo từng mục, cụ thể về (1) các công việc thực hiện; (2) mục tiêu; (3) vị trí làm việc, nơi tuyển dụng; (4) các yêu cầu kinh nghiệm và năm học của sinh viên; (5) thời gian làm việc; (6) các nội dung tập huấn, hỗ trợ được cung cấp; (7) các quyền lợi, bao gồm thù lao; (8) người quản lý, giám sát cộng tác viên.
Hiệu quả tài chính:
+ Đối với Trường: Tiết kiệm chi phí so với thuê dịch vụ bên ngoài
+ Đối với sinh viên: (1) nhận nhiều quyền lợi thiết thực như kỹ năng cần thiết thông qua tập huấn, (2) tạo thêm thu nhập tương xứng với khả năng khi tham gia làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của Trường.
Bảng 2.13 Hiệu quả kinh tế đối với Khoa Tài chính và Khoa Ngoại ngữ khi sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông
STT Công việc Dịch vụ thuê ngoài Sử dụng sinh viên
1
Phát triển nội dung (viết bài đăng lên trang tin điện tử của Khoa)
Thường theo gói, chi phí cao (thấp nhất vào khoảng 6.000.000
VNĐ/gói/tháng), không nhận riêng lẻ, giới hạn số lượng từ, số lượng tin, không tham gia trực tiếp vào các sự kiện của Trường, đòi hỏi phải gửi hình ảnh hoạt động để thực hiện, cách hành văn khác biệt về phong cách và văn hóa của Trường.
Tiết kiệm hơn do chi trả 100.000 VND/bài được duyệt đăng theo sự kiện dành cho sinh viên của Khoa, Trường diễn ra không thường xuyên (Số tiền chi nằm trong khoản hỗ trợ quản lý trang tin điện tử được Trường phân bổ cho Khoa là 2.000.000 VND/tháng).
2
Thực hiện clip, tham gia phỏng vấn
Thường theo gói, chi phí cao (thấp nhất vào khoảng 30.000.000 VNĐ/gói phỏng vấn, giới thiệu từ 3-5 phút)
Bắt buộc sử dụng sinh viên vì nội dung trực tiếp gắn liền với sinh viên nên không thể có nguồn lực nào khác thay thế được. Tiết kiệm hơn do chi trả 100.000 VND/người/ngày theo kế hoạch đã được duyệt của Khoa, Trường.
Minh chứng (Phụ lục 2)
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.
Hiệu quả xã hội:
+ Đối với Trường: (1) chủ động về mặt thời gian và con người khi sinh viên vừa là cộng tác viên tham gia hỗ trợ hoạt động truyền thông vừa là đối tượng cần thiết để thực hiện kế hoạch truyền thông cũng như hỗ trợ đội ngũ nhân sự chính thức của Trường trong các công việc đòi hỏi sự tập trung và tốn kém về mặt thời gian trong hoạt động truyền thông mang tính chất đặc thù yêu cầu tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, tinh thần hăng say, sáng tạo (tổ chức sự kiện, phát triển nội dung, thiết kế v.v.), từ đó thực hiện hiệu quả chiến lược truyền thông; (2) tận dụng được nguồn lực sinh viên từ bên trong cho hoạt động truyền thông đòi hỏi gắn liền với sinh viên nên không thể có nguồn lực nào khác thay thế được; (3) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chí được kiểm định, phát triển thương hiệu và tuyển sinh của Trường.
+ Đối với sinh viên: Với lợi thế (1) hiểu về Khoa, Trường nơi mình học tập, hiểu biết về các hoạt động phong trào và bạn bè; (2) thuận lợi trong việc đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng cộng tác viên của các đơn vị thuộc Trường, việc sử dụng sinh viên làm cộng tác viên tham gia hỗ trợ công tác truyền thông có hiệu quả xã hội tích cực, góp phần quảng bá thương hiệu và tuyển sinh của Trường, giúp sinh viên (1) cải thiện vấn đề tài chính; (2) trau dồi các kỹ năng cần thiết theo chương trình đào tạo của Trường; (3) phát triển bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện; (4) được cọ xát với môi trường làm việc; (5) khám phá công việc mới; (6) mở rộng mối quan hệ.
Bảng 2.14 Hiệu quả xã hội đối với sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH
Cronbach's Alpha=0.971 Hệ số tải nhân tố Giá trị trung bình Sai số chuẩn
Học được cách cư xử (ĐC 2) 0.867 5.297 1.2938 Giúp đỡ là quan trọng (ĐC 3) 0.859 5.233 1.3863 Khám phá ra điểm mạnh (ĐC 4) 0.858 5.068 1.3437 Có cái nhìn mới (ĐC 5) 0.843 5.250 1.2908 Đồng cảm (ĐC 6) 0.838 5.240 1.3704 Lựa chọn nghề nghiệp (ĐC 7) 0.831 5.024 1.3788 Học thêm nhiều điều (ĐC 8) 0.828 5.311 1.3447 Cảm thấy tốt hơn (ĐC 9) 0.826 5.064 1.2911 Thêm bạn mới (ĐC 10) 0.818 5.064 1.2938 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề (ĐC 11) 0.817 5.182 1.2435 Hoạt động quan trọng với mọi người (ĐC 12) 0.813 4.797 1.3776 Là việc cần thiết (ĐC 13) 0.807 5.111 1.5040 Thành công trong lựa chọn nghề (ĐC 14) 0.798 4.797 1.2485 Làm một số việc quan trọng (ĐC 15) 0.784 4.716 1.2890 Tránh phiền muộn (ĐC 16) 0.782 4.679 1.3181 Đề cao giá trị cộng đồng (ĐC 17) 0.760 4.777 1.3596 Tạo mới mối quan hệ (ĐC 18) 0.751 5.105 1.3970 Giúp quên việc tồi tệ (ĐC 19) 0.744 4.750 1.3698 Sự thích thú trong giúp đỡ cộng đồng (ĐC 20) 0.742 4.801 1.3445 Quan tâm đến ai ít may mắn hơn (ĐC 21) 0.738 4.980 1.3453 Ít cô đơn (ĐC 22) 0.722 4.787 1.3649 Giảm lỗi lầm (ĐC 23) 0.696 4.625 1.3218 Cảm thấy quan trọng (ĐC 24) 0.672 4.770 1.3076 Tốt cho lý lịch (ĐC 25) 0.662 4.841 1.3423 Thành thật quan tâm (ĐC 26) 0.630 4.672 1.2798 Trau dồi kĩ năng (ĐC 27) 0.598 5.159 1.2670 Mở rộng mối quan hệ (ĐC 28) 0.582 5.203 1.2727 Tăng lòng tự trọng (ĐC 29) 0.561 4.372 1.3987
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Sáng kiến phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha đối với nhóm yếu tố hiệu quả đem lại đối với sinh viên tham gia làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha là 0.971, hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.4 đạt yêu cầu và thích hợp đối với phân tích của sáng kiến.