2.1.1 Thống kê mô tả
Về phía sinh viên
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ nữ (80,1%) tham gia trả lời chiếm gấp 4 lần tỷ lệ nam (19,9%), điều này xuất phát từ lý do tỷ trọng sinh viên nữ chiếm phần lớn trong tổng số sinh viên BUH. Sinh viên năm hai và năm ba hệ đào tạo chính quy tham gia khảo sát là chủ yếu (81,4%).
Bảng 2.1 Các yếu tố nhân khẩu học
Ngƣời trả lời Mô tả Tần suất
N=296 % Giới tính Nam 59 19.9 Nữ 237 80.1 Độ tuổi 18 4 1.4 19 21 7.1 20 215 72.6 21 35 11.8 Khác 21 7.1 Năm học Năm 1 17 5.7 Năm 2 66 22.3 Năm 3 175 59.1 Năm 4 29 9.8 Khác 9 3.0 Hệ đào tạo ĐH Chính quy chuẩn 198 66.9 ĐH Chính quy chất lượng cao 82 27.7 Khác (Liên thông, VB2) 16 5.4
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Bên cạnh việc khảo sát ý kiến của sinh viên, nghiên cứu còn tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của khối phục vụ và giảng dạy nhằm có được thông tin toàn diện về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên tham gia hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH. Vì khối phục vụ và giảng dạy tiếp xúc trực tiếp với sinh viên hàng ngày và cũng là đội ngũ chuyên môn quan trọng đóng vai trò là một bên liên quan đối với sự phát triển của trường, do đó ý kiến từ khối phục vụ và giảng dạy được xem là tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu của nhóm tác giả.
Bảng 2.2 Chức danh công tác của khối phục vụ và giảng dạy tham gia khảo sát
Chức danh công tác N=83 Tỷ lệ
Giảng viên 24 28.92%
Nhân viên 20 24.10%
Chuyên viên 20 24.10%
Quản lý 19 22.89%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Bảng 2.3 Thống kê số lƣợng phòng ban và khoa tham gia khảo sát
Chuyên viên Giảng viên Nhân viên Quản lý Tổng cộng
B.M. GDTC 1 1 B.M. TKT 1 1 K. KTQT 3 3 K. KTKT 2 1 3 K. LKT 1 1 2 K. NH 6 1 7 K. NN 1 1 K. QTKD 3 3 K. SĐH 1 1 2 K. TC 6 1 1 8 P. TCCB 1 1 P. CTSV 2 1 2 5 P. ĐT 5 3 1 9 P. KT&ĐBCL 2 1 3 P. TCKT 3 3 P. TT 1 1 2 P. TVTS&PTTH 1 1 2 P. QTTS 1 1 P. TV 2 2 1 5 TT. ĐTKTTCNH 1 1
TT. HTSV 2 1 3 TT. NNTH 2 2 4 VP 2 4 6 V. ĐTQT 1 2 3 V. NCKH & CNNH 3 1 4 Tổng cộng 20 24 20 19 83
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Dựa vào kết quả khảo sát bảng 2.4 cho thấy sinh viên và khối phục vụ và giảng dạy đều nhất trí đánh giá việc sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH là cần thiết và thật sự quan trọng; đồng thời các yếu tố sau đều đóng vai trò quan trọng đối với về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH, cụ thể là các yếu tố (1) hoạt động truyền thông trong việc phát triển thương hiệu và tuyển sinh của BUH; (2) số năm học tập tại trường; (3) giảng viên; (4) tập huấn; (5) thù lao.
Bảng 2.4 Đánh giá của sinh viên và khối phục vụ, giảng viên về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH
1 Hoàn toàn không quan trọng 2 Rất không quan trọng 3 Không quan trọng 4 Bình thƣờng 5 Quan trọng 6 Rất quan trọng 7 Cực kỳ quan trọng Vai trò của hoạt động truyền thông trong việc phát triển thƣơng hiệu và tuyển sinh của BUH
SV 0% 0.34% 0.34% 7.09% 18.58% 27.03% 46.62% K. PV&GD 0% 1.20% 0% 4.82% 16.87% 25.30% 51.81%
Vai trò của số năm học tập tại trƣờng đối với việc sử dụng sinh viên làm cộng tác viên truyền thông tại BUH
SV 3.38% 1.01% 3.72% 16.22% 25.68% 29.39% 20.61% K. PV&GD 1.20% 2.41% 2.41% 13.25% 39.76% 22.89% 18.07%
Vai trò của giảng viên trong việc giới thiệu sinh viên tham gia hoạt động truyền thông của BUH
SV 1.01% 0% 0.68% 13.85% 25.34% 30.07% 29.05% K. PV&GD 1.20% 2.41% 2.41% 8.43% 44.58% 20.48% 20.48%
Vai trò của việc đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn quy trình và nội dung công việc
SV 0% 0.68% 0.34% 8.45% 28.04% 30.74% 31.76% K. PV&GD 1.20% 1.20% 0% 3.61% 22.89% 42.17% 28.92%
Vai trò của thù lao khi tham gia làm cộng tác viên truyền thông của trƣờng
SV 2.03% 1.01% 6.08% 20.27% 30.41% 21.96% 18.24% K. PV&GD 0% 1.20% 8.43% 30.12% 26.51% 20.48% 13.25%
SV 0% 0% 1.01% 10.47% 19.93% 34.12% 34.46% K. PV&GD 0% 1.20% 1.20% 6.02% 25.30% 36.14% 30.12%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Theo bảng 2.5, khối phục vụ và giảng dạy cũng như sinh viên có quan điểm ngược nhau về nhận diện mức độ phổ biến của các kênh truyền thông hiện tại của BUH, cụ thể: (1) sinh viên tiếp cận hoạt động truyền thông của BUH thông qua câu lạc bộ đội nhóm, tiếp đến là bạn bè, Thầy/Cô rồi mới đến các kênh truyền thông trực tuyến trên Internet, website của trường; (2) trong khi đó, phía khối phục vụ và giảng dạy lại cho rằng sinh viên tiếp cận với những hoạt động truyền thông của trường theo kênh truyền thông trực tuyến (mạng xã hội, website của trường) rồi mới đến các các kênh truyền thông truyền thống như là câu lạc bộ đội nhóm, Thầy/Cô và bạn bè.
Bảng 2.5 Nhận diện các kênh truyền thông của BUH
Các kênh truyền thông của BUH đƣợc biết đến
Tần suất SV K. PV&GD N % N % Thầy/Cô 116 39.19 66 79.52 Bạn bè 182 61.49 65 78.31 Các CLB đội, nhóm 183 61.82 70 84.34 Website của trường 145 48.99 71 85.54 Các kênh truyền thông trên mạng xã hội (FB, Youtube) 167 56.42 72 86.75
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Theo bảng 2.6, khối phục vụ và giảng dạy cũng như sinh viên đánh giá về thời gian làm việc phù hợp với sinh viên khi sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hoạt động truyền thông của BUH là theo sự kiện của trường (hoạt động tuyển sinh, khai giảng, v.v.); sau đó mới đến làm việc theo ca (ca sáng và ca chiều).
Bảng 2.6 Thời gian làm việc phù hợp
Thời gian làm việc phù hợp
Tần suất
SV K. PV&GD
N % N % Theo ca (sáng hoặc chiều) 116 39.19 25 30.12 Theo ngày (2-3 ngày/tuần) 48 16.22 4 4.82 Theo sự kiện của trường (tuyển sinh, khai giảng, v.v.) 129 43.58 48 57.83
Khác 3 1.01 6 7.23
Theo bảng 2.7, khối phục vụ và giảng dạy cũng như sinh viên đánh giá về các công việc trong hoạt động truyền thông phù hợp với sinh viên khi sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hoạt động truyền thông của BUH là lĩnh vực tham gia tổ chức sự kiện (tham gia lập kế hoạch và tổ chức sự kiện, MC dẫn chương trình, v.v.). Bên cạnh đó, khối phục vụ và giảng dạy cũng bày tỏ nhu cầu cao về sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hoạt động truyền thông ở các công việc phát triển nội dung truyền thông (viết nội dung bài đăng, quản lí fanpage, v.v.), thiết kế (đồ họa, thiết kế Poster, Banner, Bandroll; thực hiện các trailer, clip, v.v.), tư vấn tuyển sinh (giới thiệu và tư vấn về các chương trình đào tạo của trường, v.v.), và hành chính văn phòng (dịch thuật, in ấn, scan, soạn thảo văn bản, v.v.), tuy nhiên sinh viên vẫn còn thiếu kỹ năng chuyên môn cho những lĩnh vực này nên mức độ tham gia chưa cao.
Bảng 2.7 Các công việc trong hoạt động truyền thông
Các công việc trong hoạt động truyền thông
Tần suất
SV K. PV&GD
N % N % Hành chính văn phòng (dịch thuật, in ấn, scan, soạn thảo văn bản, v.v.) 108 36.49 44 53.01 Tổ chức sự kiện (tham gia lập kế hoạch và tổ chức sự kiện, MC dẫn chương
trình, v.v.) 186 62.84 75 90.36 Thiết kế (đồ họa, thiết kế Poster, Banner, Bandroll, v.v.; thực hiện các trailer,
clip, v.v.) 95 32.09 66 79.52 Phát triển nội dung (viết nội dung bài đăng, quản lí fanpage, v.v.) 107 36.15 69 83.13 Tư vấn tuyển sinh (giới thiệu và tư vấn về các chương trình đào tạo, v.v.) 116 39.19 63 75.90
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Theo kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.8, sinh viên cũng như khối phục vụ và giảng dạy đánh giá đây là công việc đòi hỏi sinh viên cũng phải dành thời gian, công sức của mình nên cần phải có chế độ đãi ngộ tương xứng, do đó mức thù lao phù hợp nhất là mức thù lao được trả tùy theo đặc thù công việc đòi hỏi mức độ đầu tư chất xám và xử lí kĩ thuật. Bảng 2.8 Mức thù lao Mức thù lao Tần suất SV K. PV&GD N % N % Tùy theo đặc thù công việc 158 53.38 60 72.29 Theo giá thị trường 70 23.65 20 24.10
Không nhận thù lao 58 19.59 0 0
Khác 3 1.01 3 4.82
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
2.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Sáng kiến phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha đối với 5 yếu tố (TT, NH, GV, TH, TL) và yếu tố (SDSV) cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha là 0.794, hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.4 đạt yêu cầu và thích hợp đối với phân tích của sáng kiến.
Bảng 2.9 Thống kê độ tin cậy và thống kê tổng số mục hỏi
Cronbach's Alpha=0.794 Hệ số tải nhân tố Giá trị trung bình Sai số chuẩn
Vai trò của truyền thông trong việc phát triển thương hiệu và tuyển sinh của
BUH (TT) 0.813 6.115 1.0052
Vai trò của năm học của sinh viên khi tham gia làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt
động truyền thông của BUH (NH) 0.791 5.905 1.024 Vai trò của giảng viên đối với sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt
động truyền thông của BUH (GV) 0.770 5.304 1.4054 Vai trò được tập huấn, hướng dẫn quy trình và nội dung công việc đối với sử
dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH (TH) 0.754 5.689 1.1489 Vai trò của thù lao đối với sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt
động truyền thông của BUH (TL) 0.639 5.831 1.0244 Sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH
(SV) 0.513 5.149 1.3397
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Như vậy, các nhân tố dự báo có tác động đến sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông tại BUH, bao gồm các yếu tố (TT, NH, GV, TH, TL).
2.2 Tính mới
2.2.1 Xác định đƣợc phạm vi hoạt động truyền thông của BUH
Hoạt động truyền thông của BUH tập trung vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quảng bá thương hiệu, chiến lược truyền thông cấp độ đối nội và và truyền thông cấp độ đối ngoại trên các kênh truyền thông đại chúng truyền thống và kênh truyền thông đại chúng trực tuyến cũng như bảo đảm nội dung, hình thức thông tin tuyên truyền theo đúng quy định của pháp luật.
- Hành chính văn phòng (dịch thuật, in ấn, scan, soạn thảo văn bản, v.v.)
nhằm (1) thiết lập, quản lý và lưu trữ văn bản, dữ liệu truyền thông của BUH; (2) chủ trì soạn thảo các diễn văn cho các buổi họp, ngày lễ, ngày kỷ niệm, thông cáo báo chí; (3) quản lý và giám sát việc thực hiện quy định về các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên hệ thống mạng; (4) hỗ trợ và phối hợp các đơn vị thuộc BUH đẩy mạnh hoạt động truyền thông đối nội và đối ngoại; (5) quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông của BUH; (6) tổng hợp, thống kê và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình trạng hoạt động truyền thông; (7) phát triển và quản lý mối quan hệ với các Bộ/Ban/Ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp v.v.; (8) tư vấn, cung cấp hồ sơ cho các đơn vị thuộc BUH vận động tài trợ định kỳ và theo sự kiện cũng như tiếp nhận, lập kế hoạch phân bổ nguồn tài trợ cho các hoạt động của BUH.
- Tổ chức sự kiện (tham gia lập kế hoạch và tổ chức sự kiện, MC dẫn chƣơng trình, v.v.) đối với các hoạt động (1) văn hóa, nghệ thuật, xã hội được dư luận quan tâm; (2) quảng bá hoạt động đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động nổi bật của BUH; (3) Ngày hội nghề nghiệp sinh viên nhằm tăng cường hoạt động quan hệ doanh nghiệp; (4) kết nối cựu sinh viên; (5) công tác tuyển sinh, tổ chức lễ khai giảng, tốt nghiệp các khóa học.
- Thiết kế (đồ họa, thiết kế Poster, Banner, Bandroll, v.v.; thực hiện các trailer, clip, v.v.) nhằm tham gia tổ chức và phát hành các ấn phẩm truyền thông của BUH và các đơn vị thuộc BUH bao gồm phim tài liệu, clip, video và các ấn phẩm khác theo đúng quy định của pháp luật về hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền.
- Phát triển nội dung (viết nội dung bài đăng, quản lí fanpage, v.v.) nhằm (1) phối hợp các đơn vị thuộc BUH duy trì hoạt động trang thông tin điện tử tiếng Việt và tiếng Anh (website, fanpage chính thức của BUH và các đơn vị thuộc BUH) theo đúng quy định của pháp luật về hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền và (2) quản lý các tài khoản trên mạng, theo dõi các sự kiện liên quan đến hoạt động của BUH.
- Công tác tƣ vấn tuyển sinh (giới thiệu và tƣ vấn về các chƣơng trình đào tạo, v.v.), cụ thể trong việc (1) xây dựng chiến lược, kế hoạch tư vấn tuyển sinh của Trường; (2) chủ trì và phối hợp với các đơn vị của BUH tuyên truyền về các hoạt động học tập, nghiên cứu và các hoạt động khác của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trên các kênh truyền thông; (3) đơn vị phụ trách truyền thông phối hợp với Phòng Đào tạo và các đơn vị liên quan của BUH trong công tác tổ chức tuyển sinh hàng năm; (4) triển khai hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ các vấn đề về học vụ của người học đối với tất cả các bậc, hệ đào tạo của BUH. - Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên để (1) thu thập tin tức, đưa tin về các hoạt động của BUH trên mạng truyền thông nội bộ và các kênh truyền thông đại chúng; (2) tiến hành tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ, sinh viên, học viên của BUH; (3) tổ chức và quản lý mạng lưới cộng tác viên về công tác truyền thông của BUH.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi đƣợc Hiệu trƣởng giao.
2.2.2 Xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng sinh viên làm cộng tác viên hỗ trợ hoạt động truyền thông của BUH
Dựa vào kết quả kiểm tra độ tương quan, 5 biến độc lập (TT, NH, GV, TH, TL) đều có tương quan thuận với biến phụ thuộc (SDSV), hệ số tương quan Pearson dao động trong khoảng 0.228 đến 0.643 tại mức ý nghĩa 1% (Sig.< 0.01). Tại mức ý nghĩa 1%, biến TT có tương quan mạnh nhất với biến SDSV (hệ số tương quan 0.643) và biến TL tương quan yếu nhất với biến SDSV (hệ số tương quan 0.228).
Bảng 2.10 Ma trận tƣơng quan Pearson (N=296)
NH GV TH TL SDSV
TT Tương quan Pearson 0.299** 0.553** 0.519** 0.289** 0.643**
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
NH Tương quan Pearson 1 0.485** 0.365** 0.286** 0.392**
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000
GV Tương quan Pearson 0.485** 1 0.549** 0.327** 0.511**
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000
TH Tương quan Pearson 0.365** 0.549** 1 0.312** 0.453**
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000
TL Tương quan Pearson 0.286** 0.327** 0.312** 1 0.228**
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000
SDSV Tương quan Pearson 0.392** 0.511** 0.453** 0.228** 1
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả.
Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của 5 biến độc lập (TT, NH, GV, TH, TL) đến biến phụ thuộc (SDSV). Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi quy là trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định Cronbach‟s Alpha và phương pháp EFA. Các biến được đưa vào cùng một lúc để phân tích chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có giá trị Sig.<0.05 được thực hiện bằng phương pháp Enter.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 3 biến độc lập (TT, NH, GV) có ảnh hưởng tới biến phục thuộc (SDSV) tại mức ý nghĩa 1%. Theo đó, giá trị R2
điều chỉnh bằng 0.685 chứng tỏ các biến độc lập giải thích được 68.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghiên cứu thực hiện kiểm tra tương quan chuỗi bậc nhất bằng kiểm định Durbin Watson cho thấy mô hình không có tự tương quan (1<d=2.000<3). Kiểm định F có Sig.=0.000 ≤ 0,05 chứng tỏ mô hình sử dụng là phù hợp. Tất cả các biến độc lập