PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả sử dụng các tài liệu đang lưu trữ tại Ngân hàng về Hoạt động xử lý nợ xấu, cũng như các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết hàng năm tại Chi nhánh Sở giao dịch các số liệu và thông tin diễn biến trong 3 năm gần nhất 2015, 2016, 2017. Bên cạnh các số liệu, thông tin hiện đang lưu trữ tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch, tác giả thu thập thêm các thông tin trên internet, tạp chí ngân hàng, các luận văn có liên quan, các bài viết về chuyên đề xử lý nợ xấu của ngân hàng nhà nước, các hội thảo trong và ngoài ngành.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc trao đổi với các cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu tại Phòng tín dụng Agribank chi nhánh Sở giao dịch, cụ thể là các cán bộ chuyên trách làm công tác xử lý nợ xấu; thêm vào đó là các kinh nghiệm, trải nhiệm và công tác thực tế của tác giả tại Tổ xử lý nợ xấu Agribank chi nhánh Sở giao dịch đang thực hiện. Từ đó, đưa ra được các số liệu riêng để thực hiện đề tài luận văn của tác giả.

2.1.2. Phƣơng pháp phân tích

Để đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch tác giả tập trung phân tích các nguyên nhân gây ra nợ xấu; các giải pháp thu hồi nợ xấu; các tiêu chí đánh giá kết quả thu hồi nợ xấu (số tuyệt đối; số tương đối; các chi phí liên quan quá trình xử lý nợ xấu); đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu hồi nợ xấu như:

- Quy trình, cơ chế, quy chế… - Tính pháp lý hồ sơ vay - Tài sản bảo đảm

- Sự hợp tác của khác hàng

- Sự phối hợp của các tổ chức khác

- Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thu hồi nợ xấu - Các điều kiện về công nghệ, kỹ thuật

Trong quá trình phân tích các tiêu chí trên tác giả tính toán các chỉ tiêu để làm cơ sở phân tích về mặt định lượng như: Phân loại các nhóm nợ, Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế, phân loại nợ xấu theo nguyên nhân, Nợ xấu theo tài sản đảm bảo, Nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, nợ xấu phân theo ngành nghề, Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể các chỉ tiêu tác giả lựa chọn như sau

a. Phân loại các nhóm nợ:

Phân loại nợ là chỉ tiêu khá quan trọng khi xem xét tình hình nợ cho vay nói chung cũng như nợ xấu nói riêng. Việc phân loại nợ chính xác sẽ đưa ra các thông tin chính xác về nợ xấu, nếu phân loại nợ không chính xác sẽ dẫn tới sai lệch và không đúng về tình hình nợ xấu của một đơn vị. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tác giả xem xét việc phân loại nợ của Agribank chi nhánh Sở giao dịch đang áp dụng có đúng quy định hay không và trên cơ sở các số liệu tác giả thu thập trên hệ thống phần mềm core banking IPCAS và thực tế số liệu báo cáo qua các năm đưa ra đánh giá và tổng hợp số liệu trên các khía cạnh:

(i) Tổng dư nợ, trong đó phân loại theo các nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn- nhóm 1; nợ cần chú ý - nhóm 2; nợ dưới tiêu chuẩn - nhóm 3; nợ nghi ngờ - nhóm 4; nợ có khả năng mất vốn - nhóm 5.

(ii) Tổng nợ xấu: Bằng nợ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5. (iii) tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ.

(iv) Nợ xấu bao gồm ngoại bảng bằng Tổng nợ xấu nội bảng + nợ xấu ngoại bảng (nợ đã xử lý rủi ro; nợ bán cho VAMC).

(v) Tổng dư nợ bao gồm nợ ngoại bảng bằng Tổng dư nợ nội bảng + nợ ngoại bảng (nợ đã xử lý rủi ro; nợ bán cho VAMC).

(vi) Tỷ lệ nợ xấu thực tế bằng Nợ xấu bao gồm ngoại bảng/Tổng dư nợ bao gồm nợ ngoại bảng.

b. Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế: Nợ xấu được phân loại theo các thành phần như Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp, tỷ lệ giữa các nhóm khách hàng trong từng năm.

c.Nợ xấu phân theo nguyên nhân: Theo đó nợ xấu được phân theo các nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan; Nguyên nhân khách quan (thiên tai, cơ chế chính sách, phá sản…).

d. Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm: Tiêu chí này phân nợ xấu thành các nhóm có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm, tỷ lệ cơ cấu tài sản bảo đảm qua các năm.

e. Nợ xấu phân theo các tiêu chí khác: Nợ xấu phân theo cơ cấu loại Doanh nghiệp cho vay, tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch tỷ lệ nợ xấu khối DNNN chiếm tỷ trọng lớn, việc đưa chỉ tiêu này để có cái nhìn chân thực về bản chất nợ xấu. Nợ xấu phân loại theo ngành nghề cũng là một đặc trưng tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch, cho thấy ngành nghề nào chiếm tỷ trọng nợ xấu cao mà cụ thể ở đây là khối vận tải biển.

f. Về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Việc xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro tín dụng là một trong các biện pháp xử lý nợ. Hạn chế của biện pháp này là nguồn lực có hạn, ngân hàng không thể có đủ lợi nhuận để xử lý nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)