Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch (Trang 109 - 115)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần có biện pháp chỉ đạo thực hiện chế độ nghiệp vụ sát sao, các văn bản hướng dẫn thực hiện cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, xử lý kịp thời những vướng mắc của Chi nhánh.

Agribank cần thể hiện quyết liệt hơn trong việc xử lý nợ xấu cho các chi nhánh bằng các hành động cụ thể như ban hành các chính sách về xử lý tài sản bảo đảm, xử lý khoản nợ, bán nợ, miễn giảm lãi… một cách thiết thực nhất và tăng thẩm quyền hơn cho chi nhánh để tạo ra cú hích về xử lý

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót thông tin tín dụng cho các chi nhánh trong cùng hệ thống Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Sở giao dịch nói riêng. Agribank có ưu thế hơn so với các chi nhánh của mình trong việc thu thập, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng. Agribank cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành nghề như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống. Với những thông tin này sẽ giúp cho các chi nhánh của Agribank định hướng và nâng cao hơn chất lượng hoạt động tín dụng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh.

Coi trọng công tác cán bộ, Agribank tiếp tục đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ lẫn phẩm chất, tổ chức thêm nhiều buổi tập huấn nghiệp vụ thẩm định, kiến thức pháp luật…để chi nhánh cử cán bộ tham gia học tập nâng cao chuyên môn nhằm thực hiện tốt hơn công việc. Thực hiện tổng kết công tác tín dụng qua các năm, đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn và tổng hợp thành những bài học, phổ biến trong toàn ngành giúp các chi nhánh nghiên cứu học hỏi thêm.

Làm tốt công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro có sự liên lạc thường xuyên giữa thông tin phòng ngừa rủi ro với các Chi nhánh, hướng dẫn Chi nhánh thực hiện tốt công tác này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Từ việc đánh giá thực trạng cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó của công tác quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh Sở giao dịch, chương 4 hệ thống những giải pháp có tính khả thi cho Agribank chi nhánh Sở giao dịch, đồng thời có những kiến nghị với Chính phủ, với NHNN và các Bộ ngành liên quan có những biện pháp để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch.

KẾT LUẬN

Trước tình hình nợ xấu đang ở mức khá cao trong hệ thống Ngân hàng thương mại trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã xác định một phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được diễn ra an toàn. Không nằm ngoài xu hướng đó, Agribank chi nhánh Sở giao dịch phấn đấu trong năm 2018, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, đồng thời tiếp tục xử lý nợ xấu đã phát sinh trong những năm trước đó để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của Chính phủ, NHNN và bản thân Ngân hàng từ việc đảm bảo các điều kiện và trong môi trường hoạt động tín dụng. Việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm nợ xấu là yêu cầu tất yếu, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng nông nghiệp, giữ vững vị trí dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với tình hình thực tế tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch, luận văn đã khái quát những vấn đề chung về nợ xấu, nghiên cứu thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch.

Với các nội dung đã đề cập trong luận văn, tác giả hy vọng sẽ đóng góp những ý kiến, giải pháp xử lý nợ xấu nói chung và giải pháp xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch nói riêng, góp phần vào việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được NHNN Thành phố Hà Nội, NHNo & PTNT Việt Nam giao cho. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, do những hạn chế về

mặt thời gian cũng như hạn chế về kiến thức thực tế, trình độ chuyên môn khi thu thập và phân tích các số liệu nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, các nhà nghiên cứu kinh tế, các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp quan tâm đến lĩnh vực nợ xấu của hoạt động Ngân hàng để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank, 2014. Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. ngày 30/05/2014.

2. Agribank chi nhánh Sở giao dịch, 2016. Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh năm 2015, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh năm 2016. Hà nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016.

3. Agribank chi nhánh Sở giao dịch, 2017. Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh năm 2016, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh năm 2017. Hà nội, tháng 01 năm 2017.

4. Agribank chi nhánh Sở giao dịch, 2018. Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh năm 2017, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh năm 2018. Hà nội, tháng 02 năm 2018.

5. Mai Tuấn Anh, 2011. Một số suy nghĩ về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số 12, trang 49-51.

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng. Hà nội, ngày 22/4/2005.

7. Ngân hàng nhà nước, 2016. Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Hà nội, ngày 30/12/2016.

8. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Học Viện Tài Chính, Hà nội.

ngày 16/06/2010.

10.Quốc hội, 2017. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng. Hà nội, Ngày 21/06/2017.

11.Tô Ngọc Hưng, 2000, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng. Hà nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12.Trần Văn Hòe, 2008, Giáo trình ngân hàng thương mại. Hà nội:Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)