Thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch (Trang 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG THU HỒI NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH

3.2.3. Thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch

3.2.3.1. Các biện pháp thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch

Tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch các biện pháp thu hồi nợ xấu được áp dụng một cách linh hoạt và đồng bộ trong từng thời kỳ và với từng khoản nợ có tính chất khác nhau từ Đốn đốc nợ; miễn giảm lãi; cơ cấu nợ; bán tài sản bảo đảm; bán nợ; khởi kiện đều đạt được các kết quả nhất định.

(i) Về miễn giảm lãi: Đối với các khách hàng có khả năng trả nợ toàn bộ gốc và một phần lãi thì Agribank chi nhánh Sở giao dịch sẽ thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng với điều kiện phải chứng minh được là bị suy giảm về năng lực tài chính thực sự, không thể có biện pháp nào để thực hiện trả nợ và chứng minh được phương án trả nợ khả thi. Đa phần các khách hàng miễn giảm lãi tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch là các khách hàng cá nhân khoản vay còn lại nợ gốc từ vài trăm triệu đến một tỷ và có tình hình tài chính bị suy giảm thực sự so với lúc vay, tài sản bảo đảm là nhà ở, vì vậy họ đều mong muốn ngân hàng tạo điều kiện giữ lại tài sản để ở và chấp nhận thu xếp từ các khoản vay mượn khác để trả nợ cho ngân hàng. Tùy từng khách hàng mà Agribank chi nhánh Sở giao dịch thực hiện miễn giảm lãi ở mức hợp lý nhất từ 50% lãi.

(ii) Về bán tài sản bảo đảm: Từ năm 2016 đến năm 2017, Agribank chi nhánh Sở giao dịch thực hiện việc bán đấu giá tài sản của một số khách hàng

như: Công ty cổ phần Đông Thiên Phú (2 tài sản là tài sản bên thứ ba và tài sản là trụ sở công ty); Công ty sửa chữa Hàng hải Đông Đô thì tiến hành thu giữ tài sản theo nghị quyết 42 của Quốc hội và tiến hành bán đấu giá thu được hơn 40 tỷ năm 2017; bên cạnh đó một số tài sản của cá nhân cũng được triển khai đấu giá sang năm 2018. Việc bán tài sản bảo đảm thường phức tạp hơn do giá trị tài sản tại thời điểm đấu giá thường bị suy giảm so với thời điểm cho vay do thị trường bất động sản hiện nay so với thời điểm cho vay những năm trước 2010 có sự chênh lệch cao, đồng thời để đấu giá được phải tiến hành thu giữ tài sản hoặc bên vay phải hợp tác bàn giao tài sản cho Agribank chi nhánh Sở giao dịch.

Trong các khoản nợ của Agribank chi nhánh Sở giao dịch có khoản nợ của công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc với dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng tài sản bảo đảm là các con tàu trị giá tại thời điểm cho vay cũng hơn 1.000 tỷ đồng, giá trị nếu thực hiện bán đi hiện nay chỉ bằng 1/10 so với thời điểm cho vay, tức khoảng 100 tỷ đồng (ngang với giá sắt vụn). Nếu Agribank chi nhánh Sở giao dịch thực hiện xử lý tài sản sẽ dẫn tới khách hàng bị khó khăn vì không có tàu để hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới phải phá sản và đồng nghĩa với đó là Agribank chi nhánh Sở giao dịch bị mất vốn khoản 900 tỷ đồng. Như vậy, biện pháp thu hồi nợ hiệu quả nhất là để cho Công ty tiếp tục khai thác các con tàu và hàng tháng cân đối trả nợ cho ngân hàng, biện pháp bán tài sản sẽ được xem xét tại một thời điểm thích hợp như thị trường vận tải biển thuận lợi, giá tàu lên hoặc Agribank có cơ chế bán dưới giá gốc.

(iii) Về Bán nợ: Hiện tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch mới chỉ thực hiện bán nợ cho VAMC, cụ thể năm 2015 bán nợ hơn 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhược điểm của việc bán nợ này là không có dòng tiền về cho Agribank chi nhánh Sở giao dịch để thu hồi nợ mà chỉ nhận được về trái phiếu với mệnh giá bằng dư nợ bán cho VAMC, bản chất làm giảm nợ xấu

nội bảng và hạch toán sang tài sản là trái phiếu VAMC. Không có sự chuyển dịch khoản nợ sang VAMC và nhận về bằng tiền. Nhìn chung Agribank chi nhánh Sở giao dịch vẫn phải tiếp tục đôn đốc và thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã bán VAMC. Đối với một số khoản nợ DATC (thuộc Bộ tài chính) đề nghị mua như khoản nợ của công ty thiết bị điện giao thông vận tải với giá bằng 30% nợ gốc thì theo chủ trương của Agribank các khoản nợ bán dưới 100% nợ gốc phải được sự chấp thuận của tất cả những người tham gia vào cho vay ban đầu, trong số đó nhiều người đã chuyển công tác và nghỉ hưu, khi tiến hành họp để bán nợ dưới giá gốc thì hầu hết không ai đồng ý. Đây cũng là một hạn chế về cơ chế bán nợ của Agribank nói chung hay là những ngân hàng có nguồn vốn nhà nước nói riêng, việc xử lý khoản nợ dưới giá gốc thường rất khó khăn.

(iv) Về khởi kiện: Agribank chi nhánh Sở giao dịch hiện nay đã khởi kiện 2 khách hàng một khách hàng là Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp II từ năm 2012 , tòa đã thụ lý vụ án nhưng kéo dài đến nay chưa xét xử điều này gây khó khăn cho ngân hàng vì công ty Tổng hợp II gần như không hoạt động và có thể giải thể bất kỳ lúc nào. Năm 2016 Agribank chi nhánh Sở giao dịch khởi kiện Công ty ALCII và được tòa tuyên thắng và các tài sản của ALCII cũng được cơ quan thi hành án cho thi hành án giao cho Sở giao dịch. Tuy nhiên, đến nay do vướng mắc với Sở tài nguyên môi trường nên việc xử lý tài sản vẫn chưa thực hiện được. Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay rất không đồng bộ, cách hiểu luật và văn bản pháp quy mỗi bên một khác chưa thống nhất. Vì vậy, việc xử lý nợ của ngân hàng khi đi khởi kiện là rất phức tạp, tốn kém và mất thời gian.

Trên đây là một số biện pháp thu hồi nợ mà Agribank chi nhánh Sở giao dịch đang thực hiện, mỗi biện pháp đều mang lại những kết quả nhất định.

3.2.3.2. Kết quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch

a. Kết quả thu hồi nợ xấu theo số tuyệt đối

Để đánh giá được kết quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch ta xem xét các kết quả đạt được như sau:

Bảng 3.10: Kết quả thu hồi nợ xấu theo số tuyệt đối

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng nợ xấu

cuối năm 2,375 2,281 2,174

Số tiền thu hồi

nợ 32 94 107

(Nguồn sử dụng: Báo cáo diễn biến nợ xấu của Agribank Chi nhánh Sở giao dịch năm 2015-2016-2017) 0 500 1000 1500 2000 2500 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng nợ xấu Số tiền thu hồi nợ

Biểu đồ 3.7: Kết quả nợ xấu thu hồi theo số tuyệt đối

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch được thu hồi tăng đều qua các năm, đi cùng với đó là dư nợ xấu

tại các thời điểm cũng giảm tương ứng thể hiện được việc kiểm soát nợ xấu mới và thu hồi nợ xấu cũ có hiệu quả.

b. Kết quả thu hồi nợ xấu theo số tương đối

Đánh giá kết quả thu hồi nợ xấu ta xem xét hai tiêu chí là tỷ lệ thu hồi nợ xấu trên tổng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ như sau:

Bảng 3.11: Kết quả thu hồi nợ xấu theo số tƣơng đối

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng dư nợ 6,107 6,015 6,130

Tổng nợ xấu

cuối năm 2,375 2,281 2,174

Số tiền thu hồi

nợ 32 94 107 1.Tỷ lệ thu hồi/nợ xấu 1.35% 4.12% 4.92% 2.tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 38.89% 37.92% 35.46%

(Nguồn sử dụng: Báo cáo diễn biến nợ xấu của Agribank Chi nhánh Sở giao dịch năm 2015-2016-2017)

Từ năm 2015 đến năm 2017 , tỷ lệ thu hồi nợ xấu trên nợ xấu đều tăng, từ năm 2015 là 1.35% nợ xấu được xử lý đến năm 2016 là 4.12% và năm 2017 là 4.92%. Điều này thể hiện sự quyết liệt của Agribank chi nhánh Sở giao dịch trong việc thu hồi nợ xấu.

Đi kèm với tỷ lệ thu hồi nợ trên nợ xấu gia tăng thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm đều giảm tương ứng, cụ thể năm 2015 là 38.89% đến anwm 2016 là 37.92% và năm 2017 là 35.46%. Tỷ lệ nợ xấu giảm thể hiện việc kiểm soát gia tăng nợ xấu của Agribank chi nhánh Sở giao dịch tốt, nó

phản ảnh việc thu hồi nợ tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch đang có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, mức thu hồi nợ qua các năm chưa thực sự cao so với tổng nợ xấu.

c. Kết quả thu hồi nợ xấu trên các tiêu chí khác như về thời gian xử lý, nguồn nhân lực, chi phí xử lý nợ.

Hiện nay Agribank chi nhánh Sở giao dịch là một ngân hàng mà vốn nhà nước chiếm 100%, vì vậy việc quản lý các chi phí liên quan đến xử lý nợ cũng không được vượt định mức của Agribank. Chẳng hạn như các chi phí chìm không có hóa đơn, chứng từ thì rất khó để chi hợp lý, dẫn tới việc xử lý nợ bằng hình thức kiện ra tòa hay làm việc với các cơ quan chức năng nhà nước rất khó khăn. Nguồn nhân lực xử lý nợ hiện nay chủ yếu là trưng tập chưa có một bộ phận phòng chuyên môn về xử lý nợ nên còn nhiều hạn chế về mặt nhân sự, số lượng khách hàng nợ xấu tại Agribank chi nhánh sở giao dịch khoảng 45 khách hàng cả cá nhân và doanh nghiệp, trong khi đó bộ phận xử lý nợ lại nằm tại phòng khách hàng doanh nghiệp, điều đó có nghĩa cán bộ xử lý nợ doanh nghiệp phải làm cả công việc xử lý nợ khách hàng cá nhân do đó khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều trong khi nhân sự chỉ có 4 người được trưng tập.

d. Kết quả thu hồi nợ xấu theo các chỉ tiêu định tính

Đây là chỉ tiêu không lượng hóa được, nó thể hiện ở kết quả trong quá trình thu hồi nợ xấu thể hiện ở việc khách hàng có thiện chí hơn, hợp tác với ngân hàng trong quá trình trả nợ nợ. Thứ hai, nó còn thể hiện ở sự phục hồi của doanh nghiệp nợ xấu. Tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch có những khách hàng vay từ năm 1996 như Công ty XNK hợp tác Giao thông vận tải Tracimexco, qua quá trình làm việc lâu dài khách hàng bắt đầu hợp tác trở lại thể hiện trong biện pháp xử lý nợ như cán bộ quản lý khoản nợ kiểm tra hệ thống thông tin tín dụng phát hiện Công ty có vay nợ tại một chi nhánh khác

cùng hệ thống và làm việc với chi nhánh đó đề nghị phối hợp đôn đốc khách hàng trả nợ, trên cơ sở có sự tác động của chi nhánh bạn Công ty đã bắt đầu hợp tác trong việc cung cấp hồ sơ, đàm phán với Ngân hàng về khoản nợ. Đây cũng là một kết quả không lượng hóa được nhưng thể hiện tinh thần hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng, mà kết quả là sẽ có khả năng thu hồi được nợ.

3.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch

3.2.4.1. Quy trình, quy chế

Agribank chưa có một quy trình chuẩn đối với công tác xử lý nợ, các công việc liên quan tới xử lý nợ nhiều khi cần đến sự hướng dẫn của Agribank nhưng lại không có dẫn tới chậm trễ trong việc xử lý nợ. Về quy trình xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch:

Bước 1: Nhận biết các khoản vay có vấn đề - Kiểm tra hồ sơ khoản vay

- Kiểm tra hồ sơ TSBĐ - Định giá tài sản bảo đảm

- Xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung TSBĐ Bước 2: Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề Bước 3: Gặp gỡ khách hàng

Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện: Lên kế hoạch gửi Trưởng, phó phòng nghiệp vụ trình Giám đốc để có hướng dẫn bổ sung hoặc sự phê chuẩn cuối cùng.

Bước 5: Thực hiện kế hoạch: tiếp xúc với khách hàng, tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn.

Bước 6: Quản lý và theo dõi việc thực hiện kế hoạch Bên cạnh đó cơ chế còn nhiều bất cập như:

Hiện tại cơ chế của Agribank chưa cho phép bán khoản nợ dưới giá gốc, gây ra khó khăn trong quá trình xử lý nợ. Việc bán khoản nợ dưới giá

gốc phải được sự chấp thuận của những người cho vay trước đó là điều không thể thực hiện được.

Cơ chế miễn giảm lãi còn gò bó đưa ra hạn mức cho các chi nhánh theo số tiền nhất định. Tuy nhiên, đối với các khoản vay có dư nợ lớn thì số tiền lãi lại lớn hơn định mức của chi nhánh rất nhiều. Chi nhánh không được quyết miễn giảm lãi dẫn tới thu hồi nợ chậm trễ. Hạn mức miễn giảm lãi nên được tính theo một tỷ lệ nhất định theo dư nợ thì phù hợp hơn với thực tế.

Chưa có cơ chế chi phí cho công tác xử lý nợ, các khoản chi phí cho tòa án, cơ quan thi hành án, hoặc thuê tư vấn luật, thuê xử lý nợ chưa có một quy định cụ thể về định mức xử lý nợ, dẫn tới việc xử lý nợ không đạt tiến độ theo yêu cầu.

3.2.4.2. Tính pháp lý của hồ sơ vay

Một số hồ sơ vay vốn tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch hồ sơ pháp lý thường không đầy đủ, do cán bộ cho vay không thường xuyên cập nhật những thay đổi về địa chỉ kinh doanh của khách hàng, sự thay đổi cổ đông lớn của doanh nghiệp, nên đã gây ra khó khăn cho ngân hàng khi đi xác minh địa chỉ của khách hàng, chẳng hạn chư công ty 89 Bộ Quốc phòng là khoản vay từ những năm 1996, hiện tại các cán bộ xử lý nợ vẫn đang trong quá trình tìm kiếm địa chỉ công ty.

Bên cạnh đó, tính pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm không kém phần quan trọng. Hiện tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch có nhận thế chấp một khu đất thuê trả tiền hàng năm mà theo luật là không được thế chấp việc xử lý tài sản không thể tiến hành đấu giá được gây ra khó khăn cho công tác xử lý nợ. Đối với hợp đồng thế chấp bất động sản theo quy định phải đăng ký thế chấp, tuy nhiên có một số hợp đồng không được đăng ký thế chấp khi xử lý nợ các cơ quan đăng ký đất đai trả hồ sơ dẫn tới việc phải bỏ ra nhiều chi phí làm giấy tờ rất tốn kém.

3.2.4.3. Tài sản đảm bảo

Bảng 3.12: Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nợ xấu 2,375 2,281 2,174 Nợ xấu có TSBĐ 2,213 93.18% 2,113 92.63% 2,003 92.13%

(Nguồn sử dụng: Báo cáo diễn biến nợ xấu của Agribank Chi nhánh Sở giao dịch năm 2015-2016-2017) 1800 1900 2000 2100 2200 2300 2400 2500 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng nợ xấu Nợ xấu có TSBĐ

Biểu đồ 3.8: Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm

Qua bảng số liệu ta có thể thấy tỷ trọng nợ xấu có tài sản đảm bảo qua các năm 2015, 2017 là khá cao như năm 2015 là 93,18%; năm 2016 là 92,63%, năm 2017 là 92,13%. Tỷ lệ tải sản đảm bảo giảm một phần là do tổng nợ xấu giảm ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp, với tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo lớn. Còn lại là đối tượng khách hàng cá nhân vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo.

toàn của các khoản vay cũng như khả năng trả nợ của người vay. Đạt được điều này là do Chi nhánh đã thực hiện nghiêm theo sự chỉ đạo của Ngân hàng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)