CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HỒI NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CH
3.3.3. Nguyên nhân nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch
giao dịch ta theo dõi qua bảng số liệu chi tiết sau.
Bảng 3.14: Nợ xấu phân theo nguyên nhân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng dư nợ 6,107 6,015 6,130
Nợ xấu 2,375 2,281 2,174
1. Do nguyên nhân chủ quan 1 4 2
Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 0.04% 0.18% 0.09%
2. Do nguyên nhân khách quan 2,374 2,277 2,172
Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 99.96% 99.82% 99.91%
Do thiên tai, cơ chế chính sách 18 13 2
Do khách hàng vay vốn 2,341 2,250 2,169
- Kinh doanh thua lỗ 2,339 2,197 2,088
- Sử dụng vốn sai mục đích 2 3 1
- Khách hàng vay cố ý lừa đảo 0 0 0
- Khách hàng bị phá sản 0 50 80
Do nguyên nhân khác 15 14 1
(Nguồn sử dụng: Báo cáo diễn biến nợ xấu của Agribank Chi nhánh Sở giao dịch năm 2015-2016-2017)
Biểu đồ 3.10: Nợ xấu phân theo nguyên nhân
0 500 1000 1500 2000 2500
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chủ quan Khách quan
Qua bảng 3.14, biểu đồ 3.10 và các số liệu trên ta thấy rằng nợ xấu chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Còn về nguyên nhân chủ quan đã được hạn chế đến mức tối đa do quy trình nghiệp vụ được chặt chẽ, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng ngày càng được nâng cao, ràng buộc chặt chẽ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ tín dụng.
Về phía khách hàng, thông thường khách hàng không trả được nợ là do ba nguyên nhân chính: kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích, và do cố ý lừa đảo. Năm 2015-2017, tỷ lệ nợ xấu do khách hàng làm ăn thua lỗ ở mức cao lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, điều đó cũng phần nào phản ánh được tình hình khó khăn trong kinh doanh của nền kinh tế trong những năm gần đây. Cụ thể là một số đơn vị vận tải biển của nhà nước như Công ty cổ phần Biên Bắc (nợ xấu trên 1000 tỷ đồng), công ty Hàng hải đông đô, Công ty VTB Hà Ngọc, Công ty VDS...đều gặp khó khăn do điều kiện kinh doanh không thuận lợi, đội tàu già và thị trường vận tải biển không có dấu hiệu khởi sắc.
Năm 2016, 2017 Agribank chi nhánh Sở giao dịch có hai doanh nghiệp vay vốn bị phá sản là Công ty cổ phần Thái Thịnh và Công ty cho thuê tài chính II - ALCII. Các công ty đã được tòa xét xử và cho phá sản theo luật phá sản do mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Đặc biệt khoản cho vay ALCII là cho vay theo chỉ đạo của Agribank để ALCII có tiền đảm bảo thanh khoản trả nợ cho các khoản mà bảo hiểm xã hội gửi tại ALCII, khoản nợ xấu này không phải do Agribank chi nhánh Sở giao dịch gây ra mà thực hiện theo chỉ đạo của Agribank.
Ngoài các nguyên nhân trên, ta xem xét một số đặc thù về nợ xấu tại Agribank chi nhánh Sở giao dịch là đơn vị chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước, và nợ xấu lại chiếm tỷ trọng cao ở khối doanh nghiệp vận tải biển, cụ thể:
Bảng 3.15: Nợ xấu phân theo đối tƣợng cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền
Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số
tiền
Tỷ trọng Phân theo loại hình doanh nghiệp
Nợ xấu 2,375 2,281 2,174
Doanh nghiệp
nhà nước 1,880 79.16% 1,858 81.46% 1,711 78.70%
Phân theo ngành nghề
Nợ xấu 2,375 2,281 2,174
Khối vận tải biển 1,512 63.66% 1,505 65.98% 1,462 67.25%
(Nguồn sử dụng: Báo cáo diễn biến nợ xấu của Agribank Chi nhánh Sở giao dịch năm 2015-2016-2017)
Biểu đồ 3.11: Nợ xấu phân theo đối tƣợng cho vay
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy cơ cấu nợ xấu là các DNNN trong tổng nợ xấu chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình khoảng 80%, điều này cho thấy đặc điểm về dư nợ các doanh nhiệp nhà nước chiếm tỷ lệ lớn trong dư nợ của Agribank chi nhánh Sở giao dịch nói riêng cũng như Agribank nói chung.
0 500 1000 1500 2000 2500 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 T ổng nợ xấu DNNN 0 500 1000 1500 2000 2500 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 T ổng nợ xấu Khối vận tải biển
Về ngành nghề trong cơ cấu nợ xấu có thể thấy chiếm tỷ lệ cao là lĩnh vực vận tải biển, tỷ lệ nợ xấu trung bình 65%, chiếm một tỷ lệ khá cao khi mà Sở giao dịch giai đoạn trước năm 2009 tập trung vào cho vay các đơn vị vận tải biển, thời điểm ngành hàng hải đang được ưu tiên là mũi nhọn của chính phủ. Tuy nhiên, sau năm 2009 thị trường vận tải biển đi xuống đã kéo theo một loạt các doanh nghiệp nhà nước lâm vào khó khăn không thể trả nợ dẫn tới quá hạn tại các ngân hàng như: Công ty hàng hải đông đô, Công ty Vận tải Biển Bắc, Công ty Vinashin, Công ty Vinalines...
Tóm lại ta thấy tình hình nợ xấu của Agribank Chi nhánh Sở giao dịch trong 3 năm qua đã có những thay đổi đáng kể từ mức 38.89% năm 2015 xuống còn 35.47% năm 2017 với số tiền tuyệt đối là 201 tỷ đồng. Nợ xấu thu hồi được ghi nhận hoàn nhập vào lợi nhuận của ngân hàng đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng. Các khoản nợ phát sinh chủ yếu từ các năm trước và trong 2 năm gần đây do công tác cán bộ được cải thiện nhiều cũng như những thay đổi hợp lý trong chính sách của Ngân hàng mà nợ xấu phát sinh mới giảm đáng kể.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Có thể thấy Agribank chi nhánh Sở giao dịch có nợ xấu tập trung vào các khoản cho vay khối DNNN trước đây- tỷ lệ 80%, mà chủ yếu tỷ trọng lớn là khối Vận tải biển 65% là nguyên nhân chính gây ra nợ xấu cho đến thời điểm này.
Trong những năm gần đây đặc biệt trong 3 năm 2015-2016-2017, Agribank Chi nhánh Sở giao dịch đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là trong việc quản lý nợ xấu. Hiệu quả xử lý nợ có tăng lên, tuy nhiên các khoản nợ xấu tại khối DNNN dường như khó xử lý hơn cả, các khoản cho vay Vinalines, Công ty Biển Bắc… giá trị tài sản bảo đảm sụt giảm nhiều lần và khó phát mại.
Để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, Agribank chi nhánh Sở giao dịch cần tập trung đồng bộ và quyết liệt để đưa ra các phương hướng xử lý các khoản nợ thu hồi vốn cho nhà nước.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HỒI NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH