.9 Kết quả cho vay, thu nợ Tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 64)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 6/2015

Doanh số cho vay:

0 0 0 - Thủy sản - Đồ gỗ - Tàu biển Thu gốc 860 530 250 Thu lãi 16.476 0 0 Dư nợ 457.419 456.889 456.639 Tỉ lệ nợ quá hạn/dư nợ 5.2% 14.1% 14% Lãi được cơ cấu 133.326 107.171 38.330 Lãi treo 39.100 122.597 137.145

Nguồn số liệu: Báo cáo Tín dụng xuất khẩu – Chi nhánh Quảng Ninh 2013-6/2015

Cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2013 đến 6/2015 gặp rất nhiều khó khăn, Chi nhánh không

giải ngân do một số nguyên nhân chủ yếu như sau: Mă ̣t hàng thủy sản là mă ̣t hà ng chủ đạo cho vay xu ất khẩu, mặt khác các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của của một số trận bão dẫn đến nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định; nhà nhập khẩu không thực hiện hợp đồng dẫn đến Doanh nghiệp không xuất được hàng, lãi suất cao, các NHTM cho vay ra ít, thiếu vốn lưu động nên để phát sinh nợ quá hạn do đó năm 2013, 2014 và nửa đầu năm 2015 không có doanh số cho vay và khách hàng mới không đủ điều kiện vay vốn tại Chi nhánh. Nợ quá hạn tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản (Công ty TNHH Quan Minh, Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Cam Ranh,…), các đơn vị không tiếp tục được vay vốn từ năm 2009 đến nay nên ngưng trệ sản xuất, không có nguồn trả nợ. Lãi phải thu tập trung lớn nhất vào đơn vị đóng tàu biển là Công ty đóng tàu Hạ Long thuộc Tập đoàn Vinashin, đơn vị đóng tàu có uy tín nhất của Tập đoàn Vinshin và Việt Nam. Năm 2010, do sự quản lý tài chính bất cập trong nhiều năm trước, Tập đoàn Vinashine mất cân đối tài chính trầm trọng, biến động lớn về tổ chức gây khó khăn trực tiếp đến Công ty đóng tàu Hạ Long. Khoản tiền lớn Tập đoàn nợ Công ty từ doanh thu tàu xuất khẩu không thể hoàn trả. Khách hàng nước ngoài huỷ hàng loạt Hợp đồng đóng tàu và trừ tiền ứng trước của nhiều con tàu vào doanh thu tàu bán được. Số tiền ứng trước này Tập đoàn đã nhận và sử dụng hết nên Công ty không còn nguồn thu, không có năng lực trả nợ NHPT và nhiều NHTM khác. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh gi ữa các tổ chức tín dụng cao hơn, các Doanh nghiệp có uy tín với các tổ chức tín dụng, tình hình tài chính tốt, kim ngạch xuất khẩu lớn không muốn quan hệ với NHPT vì thủ tục, thời gian duyệt vay, thời gian giải ngân kéo dài, dịch vụ thanh toán không đa dạng, chỉ cho vay VNĐ không cho vay ngoại tệ... khiến thị phần cho vay bi ̣ ha ̣n chế , khách hàng truyền thống, có uy tín và doanh số lớn có chiều hướng chuyển sang quan hệ với NHTM. Tỷ lệ thu nợ gốc, lãi trên số gốc, lãi phải thu chiếm một phần rất nhỏ. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn đến thời điểm 30/6/2015 chiếm tỷ lê ̣ r ất cao (14%/ tổng dư nợ) do đó cũng kéo theo lãi đến hạn trả chưa trả cũng tăng mạnh qua các năm. Nhận định tình hình có biểu hiện bất

lợi, tùy vào mức độ mà Chi nhánh có biện pháp phù hợp: cung cấp thông tin và phân tích cảnh báo gửi hội sở; giảm cho vay và theo dõi chặt chẽ tình hình các khách hàng còn dư nợ mặt hàng đang cảnh báo, dừng cho vay với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích. Chi nhánh và hội sở chính cũng đã có nhiều lần cơ cấu lại gốc và lãi nhăm giảm bớt phần nào khó khăn cho doanh nghiệp nhưng đến thời điểm cuối Quý II/2015 sau khi đã cơ cấu lãi treo vẫn chiếm tỷ lệ lớn trên dư nợ (trên 137 tỷ đồng).

Cơ cấu cho vay xu ất khẩu có xu hướng giảm dần sang các sản phẩm công nghiê ̣p như cơ khí tro ̣ng điểm (đóng tàu biển ), thể hiện trong năm 2013, 2014 và 6/2015 chi nhánh không giải ngân cho mặt hàng đóng tàu và từ năm 2013 đến nay mặt hàng gỗ ghép thanh xuất khẩu và thủy cũng dừng giải ngân.

Trong giai đoạn cho vay kém phát triển Chi nhánh không giải ngân được và cũng kéo theo một loạt khó khăn khi mà nợ quá hạn và lãi treo ngày một tăng cao

Biểu đồ: 3.6 Nợ quá hạn và lãi treo từ năm 2013 – 6/2015

Mặc dù cho vay xuất khẩu luôn gắn liền với rủi ro, nhưng kết quả hoạt động cho vay để phát sinh nợ quá hạn và lãi phải thu kéo dài thể hiện đồng vốn tín dụng xuất khẩu chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, chưa thu hồi được đầy đủ để tái tạo nguồn cho vay.

0 100 200 300 400 500 600 700 2013 2014 Jun-15 Dư nợ Nợ quá hạn Lãi phải thu

Biểu đồ 3.7: Quan hê ̣ giƣ̃a doanh số cho vay và KNXK của tỉnh 2013-6/2015

Biểu đồ trên cho biết tỷ tro ̣ng vốn vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2013-6/2015 so vớ i kim nga ̣ch xuất khẩu của tỉnh hầu như không có so với tiềm năng xuất khẩu của tỉnh. Đây là một vấn đề lớn mà Chi nhánh phải chú trọng xem xét và tìm hiểu sâu hơn các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Như đã trình bày ở trên và qua báo cáo tổng kết của sở công thương các năm 2013 – Ư 2015 nhận thấy trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thì mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hải sản đông lạnh, tùng hương, than, quần áo các loại, sợi bông cotton. Các mặt hàng kể trên duy chỉ có hàng thủy sản trong nhóm hàng hải sản đông lạnh là thuộc mặt hàng TDXK nhưng do một số doanh nghiệp trên địa bàn là các doanh nghiệp thương mại không đủ điều kiện vay vốn Tín dụng ưu đãi hoặc một số ít doanh nghiệp có sản xuất hàng thủy sản nhưng họ không mặn mà với nguồn vốn TDXK của nhà nước vì các điều kiện nêu trên. Khối lượng hàng hải sản đông lạnh xuất khẩu có chiều hướng giảm qua các năm như: 2013 (3.463 tấn) ước đạt năm 2015 là (2.515 tấn). Qua đó nhận thấy rằng mặc dù tiềm năng xuất khẩu của tỉnh là rất lớn, chi nhánh và Ngân hàng phát triển Việt Nam muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cũng là một khó khăn thách thức lớn trong điều kiện giới hạn như hiện nay.

Qua bảng phân tích số liệu và các biểu đồ trên cho thấy khó khăn của các Doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn và của Chi nhánh Quảng Ninh ngày càng lớn.

0 500 1000 1500 2000 2013 2014 Ư 2015

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn của tỉnh (tr USD)

Đây cũng là khó khăn chung của toàn ngành trong giai đoạn vừa qua. Chính phủ và NHPT cũng đã có những biện pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, giải quyết nợ xấu như ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013, Công văn 305/NHPT-CĐKH ngày 31/1/2013 và một số biện pháp khác (cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, xóa lãi phạt trên lãi chậm trả...). Chi nhánh Quảng Ninh và NHPT trung ương đang tham gia dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 75/2011/NĐ-CP và ngày 18/6/2015 đã trình Thủ tướng Chính phủ qua đó tạo điều kiện cho vay xuất khẩu theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và sẽ sớm được đưa vào thực tế, phấn đấu từ nay đến hết năm 2015 đạt chỉ tiêu tăng trưởng Tín dụng và giảm nợ xấu.

3.2.3. Ðánh giá về những thành công đạt được và hạn chế trong cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 6/2015 * Thành tựu:(chủ yếu là trong giai đoạn cho vay đang phát triển 2010 – 2012)

Mă ̣c dù chính sách TDXK của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 75 mới đi vào cuô ̣c sống hơn ba năm nay nhưng đã được nhiều doanh nghiê ̣p xuất khẩu trên địa bàn tiếp câ ̣n sử du ̣ng và đánh giá là tương đ ối thông thoáng , linh hoa ̣t và tháo gỡ nhiều khó khăn cho các doanh nghiê ̣p xuất khẩu . Ngoài ra , sự mở rô ̣ng trong chính sách tín d ụng xuất khẩu , tăng tính linh hoa ̣t của cơ chế , phù hợp với cam kết gia nhâ ̣p WTO của nước ta , được thể hiê ̣n trong năm 2010 và 2011 đa ̣t kết quả tương đối khả quan th ể hiện sự tăng trưởng doanh số cho vay xu ất khẩu khá mạnh.

Hoạt động cho vay xuất khẩu tại Chi nhánh phù hợp với chủ trương của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu trong từng thời kỳ , góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiê ̣p khi duy trì thi ̣ trường xuất khẩu truyền thống và mở rô ̣ng xuất khẩu sang thi ̣ trường mới. Mă ̣c dù số vốn cho vay đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn nhưng việc tập trung chủ yếu nguồn vốn vào mô ̣t số mă ̣t hàng thuô ̣c diê ̣n ưu tiên cũng đã giúp các doanh nghiê ̣p tăng khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.

đươ ̣c thành lâ ̣p , song thông qua viê ̣c đầu tư nguồn vốn vào các lĩnh vực , mă ̣t hàng trọng điểm, khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động cho vay xuất khẩu đã giúp cho Chi nhánh nâng cao vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức tài chính , tín dụng và uy tín đối với các doanh nghiê ̣p trên địa bàn.

Vai trò tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh đối với kinh tế trên địa bàn thể hiện rõ nét qua tổng số khoản vay mà Chi nhánh đã thực hiện trong những năm qua cho 8 Doanh nghiệp lớn làm hàng SXKD vay vốn, tạo công ăn việc làm cho gần 5 nghìn lao động (riêng công ty đóng tàu hơn 3.000 lao động). Cụ thể:

- Về hiệu quả và tác động của tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp vay vốn

Bảng 3.10: Hiệu quả doanh thu và số lao động theo ngành hàng

Đơn vị: Triê ̣u đồng

2010 2011 2012

Tổng số vốn TDXK 459.498 241.656 51.500

1. Thủy sản 185.705 215.456 51.500

Doanh thu 981.908 1.609.201 1.017.792 Doanh thu xuất khẩu 890.878 1.518.463 813.087 Tỉ lệ DTXK/DT 90,73% 94,36% 79,89% Số lao động 1.055 1.100 752

2. Đóng tàu 242.473 0 0

Doanh thu 1.264.492 850.365 422.151 Doanh thu xuất khẩu 1.130.407 661.271 28.008 Tỉ lệ DTXK/DT 89,4% 77,76% 6,63% Số lao động 3.400 3.000 2.100

3. Đồ gỗ 31.320 26.200 0

Doanh thu 72.442 62.656 15.094 Doanh thu xuất khẩu 52.003 52.222 8.607 Tỉ lệ DTXK/DT 71,79% 83,35% 57,02%

Số lao động 230 210 150

Trong các đơn vị đã có quan hệ tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, có 01 doanh nghiệp đóng tàu biển xuất khẩu (Công ty đóng tàu Hạ Long), 1 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu (Công ty cổ phần chế biến lâm sản Quảng Ninh), các doanh nghiệp còn lại sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

+ Về doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu: Đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản: tỉ lệ này tương đối cao, chiếm từ 79,89% đến 94,36%, phần sản xuất nội địa thấp. Đối với doanh nghiệp chế biến gỗ, tỉ lệ này thấp hơn một chút từ 57,02% đến 83,35%. Doanh nghiệp đóng tàu thì có doanh thu xuất khẩu chiếm tỉ lệ từ 6,63% đến 89,4% trong tổng doanh thu. Nếu xét các năm mà doanh nghiệp được giải ngân vốn TDXK thì doanh thu xuất khẩu thường chiếm tỉ lệ cao và ổn định trong tổng doanh thu.

+ Về số lượng lao động sử dụng: Đối với doanh nghiệp đóng tàu thì số lượng lao động bình quân cao, trung bình từ 2.100 người đến 3.400 người. Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản và lâm sản có số lượng lao động bình quân tương đương, từ 150 người đến 1.100 người/năm.

Thông qua các số liệu tài chính, sản xuất kinh doanh thu thập được của một số khách hàng vay vốn tại Chi nhánh: tác giả đã xem xét một số chỉ tiêu đặc trưng cơ bản cho hiệu quả kinh tế vốn vay xuất khẩu của doanh nghiệp, cụ thể tác giả đã chọn ra 1 đơn vị tiêu biểu là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh như sau:

Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh 2010 - 2012 xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh 2010 - 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Các chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận (Triệu đồng) 13.774 15.750 3.158 Tỷ suất LN /DT (%) 7% 2% 1% Tỷ suất LN /Tổng CPSX (%) 8% 2% 1%

Tỷ suất doanh lợi = Lợi nhuận/vốn sản xuất (%) 17% 15% 3%

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng VCĐ = Tổng thu nhập/VCĐ 0,48 0,52 0,10 Hiệu quả sử dụng VLĐ = Tổng thu nhập/VLĐ 0,26 0,20 0,05

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Năng suất lao động = Giá trị thực tế tổng giá

trị hàng hoá/Số LĐbq 652 2.105 2.276 Hiệu quả sử dụng lao động = Tổng thu

nhập/Số lao động bình quân. 49,19 52,50 13,16

Nguồn: Báo cáo tài chính 2010-2012, Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh

Việc phát huy đồng vốn tín dụng xuất khẩu đã khiến Công ty duy trì sản xuất xuất khẩu, có doanh thu và lợi nhuận khá cao. Các chỉ tiêu hệ số lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động các năm 2010-2012 có phần giảm nhưng vẫn ổn định và đảm bảo.

- Về hiệu quả và tác động của tín dụng xuất khẩu đối với tỉnh Quảng Ninh

Bảng 3.12: Tăng trƣởng GDP toàn tỉnh

Đơn vị: tỷ đồng

2010 2011 2012

GDP 13.314 14.920 16.024 Tăng trưởng GDP (%) 12,33% 12,06% 7,4%

Nguồn số liệu: niên gián thống kê tỉnh Quảng Ninh- NXB thống kê

Bảng 3.13: Tỷ trọng GDP toàn tỉnh theo nhóm ngành

Đơn vị: tỷ đồng

Ngành 2010 2011 2012

Nông, lâm, thuỷ sản 732 762 779 Công nghiệp – Xây dựng 7.115 8.032 8.280

Dịch vụ 5.467 6.126 6.965

Bảng 3.14: Tăng trƣờng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh

2010 2011 2012

Kim ngạch XK (tr USD) 2.088 2.264 1.814 Tăng trưởng KNXK (%) 40,95% 8,43% -19,88%

Nguồn số liệu: niên gián thống kê tỉnh Quảng Ninh- NXB thống kê

Theo số liệu cho thấy, nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh có sự tăng trưởng theo từng năm. GDP tăng trưởng với tỉ lệ tăng trưởng trung bình đều trên 12% từ năm 2010 đến năm 2011; Năm 2012, do tác động khó khăn của nền kinh tế, GDP vẫn có tăng trưởng nhưng tốc độ chậm lại là 7,4%. Lĩnh vực thuỷ sản, tàu biển (thuộc công nghiệp nặng), đồ gỗ thì các thi ̣ trường mà các doanh nghiê ̣p xu ất khẩu hàng hoá sang đã có sự đóng góp của vốn tín du ̣ng xuất khẩu của NHPT Vi ệt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh. Viê ̣c sử dụng vốn tín dụng xuất khẩu đã giúp các doanh nghiê ̣p giảm chi phí đầu vào , tăng khả năng ca ̣nh tranh , tranh thủ thời cơ mở rô ̣ng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên trị trường quốc tế , tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững các thi ̣ trường truyền thống , khai thác các thi ̣ trường mới và tiềm năng, qua đó giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Bảng 3.15: Số lao động bình quân theo ngành

Đơn vị: Người

2010 2011 2012 1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản

Toàn tỉnh Quảng Ninh 271.000 263.500 258.000 Các doanh nghiệp vay XK 1.285 1.310 902 Tỉ lệ lao động các DN vay XK trong tổng số LĐ

trong ngành của tỉnh 0,47% 0,50% 0,35%

2. Lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo (trong đó có đóng tàu)

Toàn tỉnh Quảng Ninh 51.000 50.250 48.900 Các doanh nghiệp được vay XK 3.400 3.000 2.100 Tỉ lệ lao động các DN vay XK trong tổng số LĐ

Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ lao động các DN vay XK trong tổng số LĐ cùng ngành tỉnh Quảng Ninh 2010-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)