Số liệu sơ cấp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 37 - 43)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Thu thập dữ liệu

2.1.2 Số liệu sơ cấp:

Để bổ sung căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp: tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát. Đối tượng điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tượng: khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh cùng với đó là các cán bộ Tín dụng của Chi nhánh.

Do các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thuộc đối tượng vay vốn khác nhau về địa bàn hoạt động, mặt hàng xuất khẩu, mức vốn được vay, hiểu biết về Ngân hàng Phát triển, … nên đánh giá của họ về vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cũng khác nhau. Để nắm bắt được ý kiến đánh giá của từng đối tượng khách hàng, qua đó có được những đánh giá khách quan về nhu cầu vay vốn, cảm nhận của khách hàng về chất lượng đáp ứng nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại Quảng Ninh, hoạt động phỏng vấn trực tiếp và qua phiếu điều tra đã được thực hiện. Luận văn đã sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả cho vay xuất khẩu căn cứ vào sự thoả mãn chung của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các cán bộ làm nghiệp vụ cho vay xuất khẩu. thông qua các cuộc điều tra bằng cách sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, được gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (khách hàng đã và chưa vay tín dụng xuất khẩu) và các cán bộ tín dụng. Đối với các cán bộ tín dụng còn thực hiện các cuộc phỏng vấn.

Mẫu khảo sát của luận văn có độ lớn như sau: 30 khách hàng có giao dịch và đang có hồ sơ xin vay lần đầu với tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh và 10 cán bộ trực tiếp làm tín dụng tại Chi nhánh Quảng Ninh.

Bước 1: Thiết kế bảng hỏi: căn cứ trên các nhân tố ảnh hưởng đến khản năng cho vay hỗ trợ xuất khẩu của ngân hàng phát triển và tham khảo thêm phiếu đánh giá khách hàng của Eximbank, tác giả đã xây dựng bảng hỏi cho nghiên cứu của luận văn. Các câu hỏi được xây dựng trên cơ sở đánh giá những yếu tố cần thiết, quy trình cần có để thực hiện một hoạt động cho vay hỗ trợ xuất khẩu. Phiếu điều tra có dạng tổng hợp, gồm thông tin liên quan đến doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu, sự hiểu biết của doanh nghiệp về vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, đánh

giá của khách hàng về sự tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, đánh giá của khách hàng về vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của khách hàng. Gồm các câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp, hiểu biết về NHPT và vốn TDXK, hình thức vốn tín dụng xuất khẩu được vay, sự đa dạng về các hình thức TDXK và thủ tục thời hạn được vay... Thông tin thu thập được từ những câu hỏi này sẽ góp phần đánh giá được vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu và cho ta thấy được độ tin cậy của các đánh giá mà khách hàng

Bước 2: phát phiếu và thu phiếu: tác giả thông qua 02 hình thức gửi thư xin ý kiến bằng email đối với những khác hàng đã có hoạt động vay tại Chi nhánh Quảng Ninh và phát phiếu trực tiếp cho những khác hàng đến Chi nhánh và các cán bộ tín dụng của Chi nhánh.

Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả phiếu điều tra

Đây là phần quan trọng nhất của phiếu điều tra, gồm 6 yếu tố đánh giá: Sự đa dạng của các loại hình nghiệp vụ ; Cơ chế chính sách của Ngân hàng Phát triển; thủ tục đề nghị thực hiện nghiệp vụ; Sự đáp ứng kịp thời cho doanh nghiệp; chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ; thái độ phục vụ khách hàng tại NHPTVN - Chi nhánh Quảng Ninh. Các yếu tố được xắp xếp theo từng loại hình tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu: Cho vay nhà xuất khẩu, cho vay nhà nhập khẩu, cho vay mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu. Phần đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của các loại hình tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu cũng được thiết kế thành bảng đáng giá. Trong đó có các mức đánh giá tương ứng với số điểm khác nhau: 5: Rất quan trọng; 4: Quan trọng; 3: Tương đối quan trọng; 2: Không quan trọng; 1: Hoàn toàn không quan trọng.

Bước 4: Tổng hợp kết quả điều tra thu được như sau: Phần I: Kết quả điều tra thực hiện đối với 30 khách hàng.

* Về quan hệ tín dụng với NHPT: Trong 30 doanh nghiệp:

- Có 7 doanh nghiệp đã và đang vay xuất khẩu, chiếm 23,3%. - Có 23 doanh nghiệp chưa có quan hệ vay XK, chiếm 76,7%

* Về lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu:

Trong 30 doanh nghiệp được hỏi:

- Có 20 doanh nghiệp sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản, chiếm 66,7%. - Có 03 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp (Nhựa, cáp điện, tàu biển) chiếm 10 %.

- Có 07 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm 23,3%

* Về địa bàn hoạt động doanh nghiệp:

Trong 30 doanh nghiệp được hỏi:

- Có 03 doanh nghiệp ở thị xã Quảng Yên, chiếm 10%. - Có 08 doanh nghiệp ở thành phố Hạ Long, chiếm 26,7%. - Có 04 doanh nghiệp ở Huyện Vân Đồn, chiếm 13,3%. - Có 03 doanh nghiệp ở thành phố Móng Cái, chiếm 10 %. - Có 05 doanh nghiệp ở huyện Đông Triều, chiếm 16,7%. - Có 03 doanh nghiệp ở huyện Hải Hà, chiếm 10%

- Có 02 doanh nghiệp ở thành phố Uông Bí, chiếm 6,7% - Có 01 doanh nghiệp ở huyện Tiên Yên, chiếm 3,3% - Có 01 doanh nghiệp ở thị xã Cẩm Phả, chiếm 3,3%

* Về thời gian hoạt động :

Trong 30 doanh nghiệp được hỏi:

- Có 16 doanh nghiệp đã hoạt động trên 10 năm, chiếm 53,4%. - Có 10 doanh nghiệp đã hoạt động từ 6 năm -10 năm, chiếm 33,3%. - Có 04 doanh nghiệp hoạt động dưới 6 năm, chiếm 13,3%.

* Về hình thức xuất khẩu chủ yếu :

Trong 30 doanh nghiệp được hỏi, có:

- 21 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch, chiếm 70%.

- 09 doanh nghiệp, xuất khẩu tiểu ngạch (chủ yếu qua đường biên giới Trung Quốc - Việt Nam), chiếm 30%.

* Về hình thức thanh toán chủ yếu của Nhà nhập khẩu :

- Có 15 doanh nghiệp, chiếm 50% : Thanh toán chủ yếu bằng điện chuyển tiền TTr. - Có 15 doanh nghiệp, chiếm 50%: Thanh toán qua L/C.

* Về doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu từ năm 2010-2012:(giai đoạn cho vay xuất khẩu đang phát triển)

Trong 30 doanh nghiệp được hỏi: - Có 06 doanh nghiệp chiếm 46%-88%. - Có 14 doanh nghiệp chiếm 90% -98%. - Có 10 doanh nghiệp, chiếm 68%-90%.

- Có 30 doanh nghiệp, chiếm 100% có doanh thu xuất khẩu năm 2012 thấp nhất trong 3 năm từ 2010-2012.

* Về sự hiểu biết của doanh nghiệp đối với vốn TDXK tại NHPT: Trong 30

doanh nghiệp được hỏi:

- Có 12 doanh nghiệp biết đến vốn TDXK, chiếm 40% (trong đó có 7 doanh nghiệp đã và đang vay vốn).

- Có 18 doanh nghiệp chưa biết đến vốn TDXK, chiếm 60%.

* Về dự kiến có ý định tiếp cận vay XK tại NHPT: Trong 30 doanh nghiệp

được hỏi:

- Có 6 doanh nghiệp đang vay TDXK, chiếm 20%.

- Có 8 doanh nghiệp có ý định sẽ tiếp cận vay vốn XK, chiếm 26,7%. - Có 16 doanh nghiệp chưa có ý định tiếp cận vay vốn XK, chiếm 53,3%.

* Về đánh giá hoạt động cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh Quảng Ninh: Có 18 doanh nghiệp, chiếm 60% không thực hiện

đánh giá, 12 doanh nghiệp trả lời:

- Sự đa dạng của các loại hình nghiệp vụ: Có 12 doanh nghiệp, chiếm 40% đánh giá 2 điểm: Trung bình.

- Cơ chế chính sách của Ngân hàng Phát triển: Có 12 doanh nghiệp, chiếm 40% đánh giá 3 điểm: Trung bình khá.

- Thủ tục đề nghị thực hiện nghiệp vụ: Có 6 doanh nghiệp, chiếm 20% đánh giá 3 điểm: Trung bình khá; Có 6 doanh nghiệp, chiếm 20% đánh giá 4 điểm: Khá.

3 điểm: Trung bình khá; Có 9 doanh nghiệp, chiếm 30% đánh giá 4 điểm: Khá.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ: Có 10 doanh nghiệp, chiếm 33% đánh giá 4 điểm: Khá; Có 2 doanh nghiệp, chiếm 7% đánh giá 3 điểm: Trung bình khá.

- Thái độ phục vụ khách hàng của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh: Có 3 doanh nghiệp, chiếm 10% đánh giá 5 điểm: Tốt; Có 9 doanh nghiệp, chiếm 30% đánh giá 4 điểm: Khá.

* Về đánh giá và cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ quan trọng của các

các loại hình tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu: Trong 30 doanh nghiệp được hỏi:

- Có 04 doanh nghiệp, chiếm 13% đánh giá mức 3: Tương đối quan trọng. - Có 14 doanh nghiệp, chiếm 47% đánh giá mức 4: Quan trọng.

- Có 12 doanh nghiệp, chiếm 40%, đánh giá mức 5: Rất quan trọng.

Phần II: Kết quả điều tra thực hiện đối với cán bộ nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh.

Phiếu điều tra gồm 2 thông tin: thông tin cán bộ và thông tin đánh giá về chất lượng nghiệp vụ cho vay mà Ngân hàng Phát triển hiện đang cung cấp tại Quảng Ninh.

- Thông tin về cán bộ tín dụng:

Phần thông tin này cho biết đặc điểm công việc nghiệp vụ mà cán bộ đang thực hiện, khối lượng công việc và đánh giá của cán bộ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Những thông tin thu thập được sẽ là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phát triển cho vay tín dụng xuất khẩu tại Quảng Ninh.

- Thông tin đánh giá về công tác cho vay xuất khẩu mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp:

Phần đánh giá này có nội dung và kết cấu đồng nhất với nội dung và kết cấu của phần đánh giá chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Tuy nhiên, bảng hỏi chỉ bao gồm các yếu tố thuộc về các nghiệp vụ mà Ngân hàng Phát triển hiện đang thực hiện.

Tương ứng với các phương án đánh giá của đối tượng điều tra các yếu tố sẽ được cho điểm dựa trên thang điểm đã xác định.Thang điểm để đánh giá là thang

điểm 5 tương ứng với 5 mức chất lượng:

Từ 1-2 điểm Yếu

Từ 2-3 điểm Trung bình Từ 3-4 điểm Khá

Từ 4-5 điểm Tốt

Dựa vào kết quả điều tra, mức độ thoả mãn của khách hàng cũng như các cán bộ tín dụng về chất lượng công tác cho vay xuất khẩu được đánh giá theo các mức tương ứng sau: Yếu - dưới xa mức trông đợi, Trung bình - dưới mức trông đợi, Khá - đáp ứng trông đợi ở mức độ khá, Tốt - đáp ứng trông đợi ở mức độ tốt

Kết quả điều tra được thực hiện đối với 10 cán bộ, cụ thể như sau:

* Về thời gian thực hiện nghiệp vụ cho vay xuất khẩu:

- Có 6 cán bộ đã thực hiện nghiệp vụ trên 5 năm, chiếm 60%. - Có 2 cán bộ thực hiện nghiệp vụ từ 3-5 năm, chiếm 20%. - Có 2 cán bộ thực hiện nghiệp vụ dưới 3 năm, chiếm 20%.

* Về số đơn vị vay vốn đã quản lý:

- Có 6 cán bộ đã quản lý 2 đơn vị, chiếm 60%. - Có 2 cán bộ đã quản lý 3 đơn vị, chiếm 20%. - Có 2 đã quản lý 1 đơn vị, chiếm 20%.

* Về số vốn TDXK đã và đang quản lý:

- Có 5 cán bộ đã quản lý từ 30 tỷ - 100 tỷ đồng, chiếm 50%. - Có 3 cán bộ đã quản lý trên 100 tỷ đồng, chiếm 30%. - Có 2 cán bộ đã quản lý dưới 30 tỷ đồng, chiếm 20%.

* Về đánh giá việc cho vay xuất khẩu tại NHPTVN - Chi nhánh Quảng Ninh:

Có 10 cán bộ đánh giá: Rất quan trọng, chiếm 100%.

* Về đánh giá công tác cho vay xuất khẩu tại NHPT - Chi nhánh Quảng Ninh:

- Sự đa dạng của các hình thức tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu: Có 10 cán bộ, chiếm 100% đánh giá 2 điểm: Trung bình.

- Chất lượng khách hàng (năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính): Có 8 cán bộ, chiếm 80% đánh giá 3 điểm: Trung bình khá; Có 2 cán bộ, chiếm 20%

đánh giá 4 điểm: Khá.

- Tổng số vốn giải ngân cho vay: Có 10 cán bộ, chiếm 100% đánh giá 3 điểm: Trung bình khá.

+ Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ vay: Có 10 cán bộ, chiếm 100% đánh giá 3 điểm: Trung bình khá.

+ Lãi phải thu chưa thu trên tổng số lãi phát sinh: Có 10 cán bộ, chiếm 100% đánh giá 3 điểm: Trung bình khá.

+ Cơ chế chính sách quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Có 10 cán bộ, chiếm 100% đánh giá 2 điểm: Trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)