Xuấ t Kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 92 - 107)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát

4.2.2. xuấ t Kiến nghị

* Kiến nghị với Chính phủ

- Chủ động áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực TDXK của Nhà nước

Viê ̣c áp du ̣ng các thông lê ̣ quốc tế nhằm tránh vi pha ̣m các nguyên tắc cơ bản của WTO thông qua việc tuân thủ các quy định trong Hiê ̣p đi ̣nh của WTO về trợ cấp và các biê ̣n pháp đối kháng SCM , Thoả thuận của OECD về TDXK như : lãi suất, mức cho vay , thời ha ̣n trả nợ . Chính phủ cần tránh hình thức tài trợ bị cấm theo quy đi ̣nh, sửa đổi cơ chế lãi suất , phí phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo duy trì sự hỗ trợ cần thiết với các doanh nghiê ̣ p xuất khẩu, đảm bảo khả năng xuất khẩu đươ ̣c hàng hóa và khả năng ca ̣nh tranh của sản phẩm Viê ̣t Nam trên thi ̣ trường quốc tế.

Lãi suất cho vay cần mở theo thị trường bao gồm lãi suất thương mại tối thiểu, rủi ro quốc gia tối thiểu, rủi ro của người đi vay/rủi ro của khoản vay nếu có. Theo đó, mức lãi suất cho vay có thể thấp hơn lãi suất thi ̣ trường vì nguồn vốn huy đô ̣ng qua các kênh có lãi suất huy đô ̣ng rẻ hơn lãi suất thi ̣ trường.

- Về danh mục mặt hàng vay vốn TDXK

Danh mu ̣c mă ̣t hàng vay vốn TDXK phù hợp với chiến lược phát triển xuất khẩu theo t ừng thời kỳ, theo hướng giảm tỷ lê ̣ các mă ̣t hàng xuất khẩu thô , tăng tỷ lê ̣ các mă ̣t hàng có giá tri ̣ gia tăng c ao, sản phẩm chế biến , chế ta ̣o, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao , tập trung vào nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có lợi thế và nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của đất nước. Về lâu dài khi nền sản xuất phát triển nên quy đi ̣nh tỷ lệ nội địa hóa và giá trị HĐXK để kích thích những giao di ̣ch lớn, tăng hàm lượng giá tri ̣ của hàng hóa Viê ̣t Nam trong giá tri ̣ hàng hóa xuất khẩu, tâ ̣n du ̣ng lợi thế trong nước . Bên cạnh đối tượng được hưởng chính sách

TDXK là hàng hóa cần bổ sung thêm đối tươ ̣ng là các di ̣ch vu ̣ xuất khẩu có tính mũi nhọn, có tiềm năng để khuyến khích khu vực này phát triển .

- Đa dạng hóa hình thức tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Đối với hoạt động bảo hiểm TDXK , thời gian trước mắt có thể chưa thực hiê ̣n được ngay vì điều kiê ̣n thực tế và tiềm lực tài chính của Viê ̣t Nam còn ha ̣n chế . Nhưng đến khi tiềm lực tài chính của nước ta đủ ma ̣nh và điều kiê ̣n thực tế cho phép, đề nghị Chính phủ hoặc cho phép NHPT được thực hiện thêm nghiệp vụ bảo hiểm TDXK bên ca ̣nh các nghiê ̣p vu ̣ TDXK mà NHPT đang được thực hiê ̣n hoă ̣c Chính phủ có thể nghiên cứu phương án thành lập một Công ty bảo hiểm tín dụ ng xuất khẩu đô ̣c lâ ̣p với NHPT.

- Hỗ trợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động nguồn vốn đảm bảo thực

hiện mục tiêu TDXK của Nhà nước hàng năm (thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế, bảo lãnh vay vốn cho NHPT vay các tổ chức tài chính quốc tế, …) để luôn chủ động được nguồn vốn dồi dào, ổn định, đáp ứng kịp thời cho công tác cho vay xuất khẩu đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

- Thực hiện các giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như:

+ Giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu

+ Có chính sách thúc đẩy sự hình thành các trung tâm cung ứng nguyên liệu, đóng vai trò là đầu mối cung ứng nguyên phụ liệu các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời với chi phí thấp.

+ Mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép các thành phần doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam như: dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ giao nhận, kho vận, bưu chính viễn thông, điện, kinh doanh cảng biển….để nâng cao hiệu quả hoạt động những lĩnh vực này và từ đó giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

+ Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu: thông qua các chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng năm do các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện, chú trọng khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các

chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ, ….; tập trung hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước vào các tổ chức chương trình lớn nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, đặc biệt là tới các thị trường nhập khẩu lớn thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế như CNN, BBC…

+ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất khẩu: xây dựng kế hoạch và tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường chăm lo, bảo vệ lợi ích người lao động, nâng cao mức thu nhập và điều kiện sống cho người lao động.

+ Tạo sự liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu. Chính phủ cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp chế biến sản xuất hàng xuất khẩu để gắn kết lợi ích người sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến sản xuất hàng xuất khẩu theo cơ chế đồng sở hữu, đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến một cách ổn định cả về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

* Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam

Để phát triển hoạt động cho vay xuất khẩu của Nhà nước, cần thiết phải xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn để Ngân hàng Phát triển Việt Nam trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp, hoạt động như một ngân hàng hiệu quả nhằm biến “nguồn lực có hạn” của Chính phủ thành “sự tăng trưởng kinh tế - xã hội” với cấp số nhân. Ngân hàng Phát triển chỉ thực hiện tài trợ và hoạt động trong những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển hiệu quả và bền vững của nền kinh tế - xã hội đất nước.

- Xây dựng đề án phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu nhằm chuẩn hoá

công tác cho vay xuất khẩu của NHPT.

+ Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

câ ̣p nhâ ̣t về đơn v ị xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thị trường nhâ ̣p khẩu. Xây dựng hoàn thiện các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng.

+ Thực hiê ̣n công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng và các ngân hàng trên toàn quốc.

+ Hoàn thành đề án và triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế:

+ Thiết lập hê ̣ thống quản lý nợ có vấn đề và phân loa ̣i nợ để phòng ngừa kiểm tra, phát hiện, xử lý, thu hồi nợ nhằm giảm thiểu mức đô ̣ rủi ro có thể xảy ra giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng có liên h ệ với quy đi ̣nh của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ vay.

- Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cho vay tạo hành lang pháp lý cho Chi

nhánh trong thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu.

Để thực hiê ̣n mu ̣c tiên phát triển bền vững của ngành , Ngân hàng phát triển Viê ̣t Nam cần triển khai và hoàn thiê ̣n công tác chuẩn hoá nghiê ̣p vu ̣:

+ Cho vay sau khi giao hàng

+ Cho vay nhà nhâ ̣p khẩu nước ngoài

+ Thanh toán chuyển trả tiền từ nước ngoài cho các hơ ̣p đồng xuất khẩu + Thực hiê ̣n giao di ̣ch mở, thanh toán L/C

+ Bảo hiểm xuất khẩu

+ Điều chỉnh các quy đi ̣nh nghiê ̣p vu ̣ phù hơ ̣p với quy đ ịnh của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu và pháp luật hiện hành.

+ Đề nghị NHPT nghiên cứu đề xuất với Chính phủ bổ sung thêm đối tượng vay vốn xuất khẩu theo hình thức đầu tư trung và dài ha ̣n.

+ Phân cấp cho Chi nhánh theo từng quyết định cho vay để xác định trách nhiệm độc lập, chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp Chi nhánh và cán bộ chuyên sâu hơn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công việc, giảm tiêu cực có thể xảy ra.

- Tăng cườ ng hoạt động trao đổi và hợp tác với các tổ chức tài chính tín

dụng quốc tế:

+ Các hoạt động tín dụng xuất khẩu Việt Nam còn ít nghiệp vụ chưa có nhiều kinh nghiê ̣m nên viê ̣c triển khai thực hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ mới c òn khó khăn nhất là nghiê ̣p vu ̣ cho vay bên mua, bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Do đó, viê ̣c hợp

tác và học tập kinh nghiệm của các Ngân hàng xuất nhập khẩu nư ớc ngoài là cần thiết. Đặc biệt là các tổ chức tài chí nh tín du ̣ng có hoa ̣t đô ̣ng tương đồng và hoa ̣t đô ̣ng như công cu ̣ của Chính phủ trong thực hiê ̣n chính sách tài trợ xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới.

+ Mở văn phòng đa ̣i diê ̣n ở nước người mua là cơ sở để thực hiê ̣n ngh iê ̣p vu ̣ cho vay nhà nhâ ̣p khẩu.

- Cải tiến phương thức đào tạo nghiệp vụ

+ Thay đổi cách thức đào ta ̣o từ thu ̣ đô ̣ng sang phương thức trao đổi thảo luận, trao đổi thực tế, học tập kinh nghiệm giữa các Chi nhánh, Hội sở chính.

+ Mở rô ̣ng đối tươ ̣ng đào ta ̣o tới các cán bô ̣ nghiê ̣p vu ̣ , thời gian đào ta ̣o phù hơ ̣p. Công tác đào tạo phải thực hiện định kỳ, thường xuyên;

- Tuyên truyền quảng bá các dịch vụ TDXK của Nhà nước: Phối hợp với các

Bộ, ngành, địa phương để chuyển tải được chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển tới mọi doanh nghiệp; Công khai các chính sách tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và thường xuyên cập nhật những thay đổi mới nhất.

* Kiến nghị đối với doanh nghiệp vay xuất khẩu

Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biến động của thị trường, lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Cần xây dựng củng cố mối liên kết với người cung ứng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu để có nguồn cung ứng ổn định, dồi dào, chủ động hơn trong sản xuất hàng xuất khẩu;

- Nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động.

Xây dựng phát triển thương hiệu và đăng ký thương hiệu hàng hóa. Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương

mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, quảng cáo… thông qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế để sẵn sàng đối phó với tranh chấp thương mại quốc tế. Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh như dịch vụ tư vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường, dịch vụ pháp lý…để nâng cao chất lượng ,hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sử dụng vốn vay TDXK đúng mục đích phương án sản xuất kinh doanh đề nghị vay vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng để phát huy hiệu quả đồng vốn, có doanh thu xuất khẩu trả nợ đầy đủ cho NHPT.

KẾT LUẬN

Vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước. Mô hình quản lý tín dụng xuất khẩu của Nhà nước có tính đặc thù và không đồng nhất ở tất cả các quốc gia. Vai trò của nguồn vốn này sẽ còn có ý nghĩa, còn tồn tại chừng nào các nước, các quốc gia trên thế giới của chúng ta chưa thật sự thành “thế giới phẳng” và sự điều tiết nền kinh tế của Nhà nước còn tồn tại. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh, vốn tín dụng xuất khẩu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tính với doanh số còn thấp, số lượng doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn còn rất nhỏ so với tiềm năng, thế mạnh về xuất khẩu của tỉnh. Điều đó đặt ra yêu cầu với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Quảng Ninh và các cơ quan, đơn vị liên quan phải quan tâm hơn tới việc phát huy hiệu quả kinh tế của nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống NHPT mà còn cả đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, cộng đồng ...trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Các kết quả nghiên cứu cơ bản mà đề tài luận văn “Cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh”đã đạt được bao gồm:

- Vận dụng các lý luận và thực tiễn về vốn tín dụng xuất khẩu, luận văn đã khái quát hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, xử lý và phân tích các số liệu thống kê thu thập được từ các cuộc điều tra. Đưa ra kết luận và một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng cho vay xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2010 – Quý II/2015. Luận văn đã phân tích và đánh giá và chỉ ra các mặt được, mặt tồn tại của công tác cho vay xuất khẩu, làm rõ các nguyên nhân của những tồn tại dẫn đến thực trạng cho vay xuất khẩu chưa được cao tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh.

- Luận văn đã đưa ra được các giải pháp cơ bản để phát triển cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, gồm các giải pháp như: Quảng bá hình ảnh , vị thế và vai trò của N gân hàng Phát triển Nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ chất lượng thẩm đi ̣nh ; Tăng cường công tác kiểm tra , kiểm soát ; Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ ; Đa da ̣ng hoá các hình thức tín du ̣ng xuất khẩu Nâng cao hiê ̣u quả tư vấn cho các doanh nghiê ̣p ; Triển khai nghiê ̣p vu ̣ thanh toán quốc tế ; Tham gia với tỉnh Qu ảng Ninh trong viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh chiến lược xuất khẩu của tỉnh ; Đẩy mạnh công tác thu hồi xử lý nợ, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng...

- Ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị cần thiết đối với các cấp hữu quan, gồm: Kiến nghị đối với Chính phủ; Kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Kiến nghị đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh; Kiến nghị với các doanh nghiệp vay vốn xuất khẩu. Trong mỗi nhóm kiến nghị trên bao gồm nhiều nội dung cụ thể gắn liền với những vấn đề hết sức cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 92 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)