1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2. Phƣơng pháp phân tích
Trên cơ sở các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được, luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống như:
- Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập
được ta tiến hành thống kê, đánh giá lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cho vay xuất khẩu tại NHPT Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2010 – 6/2015, đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo
từng ngành, từng loại hình kinh doanh, từng đối tượng khách hàng vay vốn) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.
Sau khi tổng hợp các số liệu, ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu cho vay xuất khẩu tại Chi nhánh Quảng Ninh từ năm 2010 – 6/2015. Việc sử dụng phương pháp so sánh cho phép đánh giá đúng đắn sự tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu cho vay xuất khẩu. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá mặt được, mặt chưa được của công tác cho vay xuất khẩu của Nhà nước tại Quảng Ninh.
- Phương pháp dự báo thống kê: Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua.
Luận văn dự báo sự biến động các chỉ tiêu nghiên cứu như: Số lượng khách hàng vay xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu ưu thế cần hỗ trợ, nhu cầu lao động trong các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, nhu cầu vốn vay xuất khẩu cho các ngành hàng cần vay xuất khẩu,…Dự báo xu hướng tăng trưởng vay vốn xuất khẩu tại địa bàn Quảng Ninh phải căn cứ vào chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh dựa vào số liệu thống kê đã thu thập được trong thời gian qua.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phương pháp thu thập dựa trên cơ sở
thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ, các cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp, ...thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ. Phương pháp này giúp Luận văn có được các thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng như các nhận định về vấn đề phát triển cho vay xuất khẩu, giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.
Phòng kế toán Phòng Hành chính Phòng kiểm tra Phòng Tín dụng Phòng tổng hợp Phó Giám đốc Phó Giám đốc CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHO VAY XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2015
Ở chương này tác giả sẽ đi sâu và phân tích bằng số liệu thực tế tại NHPTVN – Chi nhánh Quảng Ninh và chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn phát triển từ 2010- 2012, giai đoạn kém phát triển từ 2013 – 6/2015. Từ đó sẽ có những đánh giá chuẩn xác và chi tiết về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh trong lĩnh vực cho vay xuất khẩu.
3.1. Khái quát về NHPT Việt Nam - Chi Nhánh Quảng Ninh