Các hoạt động chính trong hệ thống giám sát của CDIC gồm: chuẩn bị và đệ trình báo cáo theo định kỳ để trao đổi thông tin kiểm tra, hiệu quả của kiểm tra; công bố tình hình tài chính và các chỉ số có liên quan của tổ chức tài chính trong nội dung báo cáo định kỳ quý của CDIC để tăng cường kỷ cương thị trường; yêu cầu tổ chức tham gia BHTG củng cố hoạt động nếu hệ thống cảnh báo sớm có thông báo hoặc kết quả kiểm tra cho thấy là cần thiết nhằm giảm rủi ro bảo hiểm; xác định các chỉ số liên quan tới kết quả kiểm tra để làm cơ sở cho việc ấn định phí rủi ro áp dụng cho từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát, cải thiện hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
28
- Hệ thống kiểm tra và đánh giá dữ liệu: tập trung đánh giá các chỉ tiêu sau: mức đủ vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, thu nhập, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm rủi ro thị trường và các chỉ số khác. Ngoài ra dựa vào đặc điểm của mỗi nhóm tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cùng hạng mức để lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi mục đánh giá lấy từ báo cáo kiểm tra của các cơ quan giám sát ngành ngân hàng qua các năm.
- Hệ thống xếp hạng tham chiếu báo cáo: sử dụng các hạng mức tham chiếu thống kê nhằm xây dựng mô hình phân tích. Hệ thống này thu thập dữ liệu từ các báo cáo giám sát hàng quý về các tổ chức tài chính và sử dụng phương pháp thử nghiệm thống kê nhằm lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá quan trọng về mặt thống kê nhưng ít có quan hệ với nhau. Các hạng mức tham chiếu cho từng chỉ tiêu đánh giá và các hạng mức tham chiếu hợp nhất được tính toán cho từng nhóm cùng hạng mức để phát hiện các tổ chức tài chính nào cần chú ý đặc biệt. Từ mức phân loại tổng hợp của mỗi nhóm tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, CDIC có thể so sánh tình trạng và xu hướng hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.