BHTGVN có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội và 6 chi nhánh BHTG khu vực (chi nhánh) tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước: chi nhánh Hà Nội trụ sở tại thành phố Hà Nội, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Đông Bắc Bộ trụ sở tại thành phố Hải Phòng, chi nhánh Bắc Trung Bộ trụ sở tại thành phố Vinh- Nghệ An, chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long trụ sở tại thành phố Cần thơ, chi nhánh Nam Trung bộ và Tây Nguyên trụ sở tại thành phố Nha Trang- Khánh Hòa.
34
BHTGVN bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền thông qua 6 hoạt động nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Cấp, thu hồi Chứng nhận và thu phí BHTG: Theo quy định tại Nghị định 89 và Nghị định 109, tất cả các TCTD và tổ chức không phải TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo Luật các Tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc. Tính đến cuối năm 2010, BHTGVN đã cấp chứng nhận BHTG và thu phí cho 1.160 tổ chức tham gia BHTG gồm 42 ngân hàng thương mại (NHTM), 5 ngân hàng liên doanh (NHLD), 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN), 12 TCTD phi ngân hàng, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 1.060 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Biểu 2.1. Số lượng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại BHTGVN
- Nghiệp vụ GSTX: Nghiệp vụ GSTX tổ chức tham gia BHTG được thực hiện trên cơ sở thông tin, báo cáo do tổ chức tham gia BHTG và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cung cấp. Trên cơ sở thông tin, báo cáo thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG để đưa ra các cảnh báo, kiến nghị đối với các đơn vị vi phạm quy định về BHTG, quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng để tổ chức tham gia BHTG có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng; theo dõi xu hướng biến động trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG.
- Nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ: Nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ được thực hiện theo các chức năng nhiệm vụ cụ thể bao gồm: kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG, bao gồm: quy định về công khai, minh bạch các chính sách về
35
BHTG; quy định về cung cấp cho BHTGVN những thông tin về tổ chức tham gia BHTG; quy định về tính và nộp phí BHTG; kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và kiểm tra khả năng khắc phục các khó khăn tạm thời của các tổ chức tham gia BHTG.
- Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính: Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính được thực hiện trong trường hợp tổ chức tham BHTG có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTGVN có thể hỗ trợ dưới các hình thức như cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm, bảo lãnh các khoản cho vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm, mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản đảm bảo hoặc BHTGVN chỉ tiến hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của tổ chức tham gia BHTG đó có vai trò quan trọng đối với sự bảo đảm an toàn của hệ thống và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.
- Nghiệp vụ xử lý nợ: Theo quy định tại Nghị định 109, BHTGVN trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả. BHTGVN được phép chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. BHTGVN được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nghiệp vụ đầu tư nguồn vốn: Nghiệp vụ đầu tư kinh doanh vốn của BHTGVN được thực hiện theo quy định của Chính phủ nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao, tăng cường năng lực tài chính để bảo đảm có đủ khả năng xử lý rủi ro và không cần đến sự hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ.