Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 41)

Từ kinh nghiệm quốc tế về hoạt động giám sát từ xa tại các tổ chức BHTG trên thế giới và những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG, có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về nhận thức, cần phải khẳng định hoạt động giám sát từ xa của

tổ chức BHTG là rất cần thiết và phải được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần có một quy chế, quy trình giám sát cụ thể mang tính khoa học.

Thứ hai, phải trao quyền cho tổ chức BHTG thực hiện đúng chức năng bảo

vệ người gửi tiền bằng các quy định pháp luật. Cụ thể hơn, việc ban hành Luật BHTG là cần thiết đối với một tổ chức BHTG để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức này và vị trí của nó trong mạng giám sát an toàn tài chính quốc gia.

Thứ ba, cần nhanh chóng xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi trong đó xác

định rõ chức năng giám sát của BHTGVN, phạm vi giám sát và thẩm quyền xử lý. Nội dung của Luật đề nghị quy định BHTGVN hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro, đây là mô hình có tính ưu việt nhất và có xu hướng phát triển trên thế giới.

Thứ tư, cần tạo lập cơ chế chia sẻ thông tin định kỳ cũng như đột xuất một

cách kịp thời, chính thức hóa giữa BHTGVN với các cơ quan giám sát khác như Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Trung tâm thông tin tín dụng... để tăng cường hợp tác với nhau, đảm bảo cho công tác

30

cảnh báo được nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khía cạnh và thấy rõ được các rủi ro sớm hơn, chính xác hơn.

Thứ năm, trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi với nhiều rủi ro tiềm ẩn

tại nước ta hiện nay, quỹ BHTGVN cần được nâng cao tương ứng với rủi ro hệ thống và mức độ tăng trưởng huy động tiền gửi được bảo hiểm. Bên cạnh đó, BHTGVN cần được cung cấp một hạn ngạch tín dụng dự phòng và một cơ chế giải ngân nhằm nâng cao tính thanh khoản và khả năng can thiệp vào thị trường tài chính - ngân hàng.

Thứ sáu, BHTGVN cần được mở rộng đối tượng và loại tiền gửi được bảo

hiểm; mở rộng các hoạt động hỗ trợ tài chính; triển khai hoạt động tiếp nhận và xử lý; nghiên cứu chương trình kiểm toán công nghệ thông tin tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; xây dựng các chương trình bảo vệ người gửi tiền bằng các phương pháp tích cực và chủ động.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã luận giải những vấn đề cơ bản về hoạt động GSTX đối với NHTM của tổ chức BHTG, kinh nghiệm quốc tế về hoạt động giám sát tại các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho BHTGVN. Đây là những tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu những chương tiếp theo của luận văn.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Sự hình thành của BHTGVN liên quan trực tiếp đến bối cảnh trong nước và quốc tế. Ở trong nước, vào khoảng những năm 1988 đến 1990, hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Đặc biệt, niềm tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lấy lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh như vậy là yêu cầu quan trọng đặt ra để tránh tình trạng người dân có tích lũy không gửi tiền tại ngân hàng hoặc mua vàng cất giữ tại nhà và điều đó ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn phục vụ phát triển đất nước. Ngày 01/02/1994, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 101/TCQĐ - BH về việc “Ban hành quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDNN đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn”. Theo quyết định này, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ BHTG đầu tiên ở Việt Nam. Tính đến năm 1995 chỉ có 162 QTDNN tham gia BHTG; cuối quý I/1997 có 370 QTDNN tham gia với số tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm là 322 tỷ đồng. Như vậy hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện phát triển chậm, chỉ thu hút được một số lượng nhỏ khách hàng tham gia.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của Việt Nam nhưng cũng tác động đến hoạt động ngân hàng nước ta. Trong quá trình xử lý khủng hoảng tài chính ngân hàng thì BHTG là công cụ tài chính được một số Chính phủ ở Châu Á sử dụng hữu hiệu trong việc tái trúc hệ thống ngân hàng cũng như lấy lại niềm tin của công chúng. Đồng thời, nhiều quốc gia nhìn nhận rằng nếu có tổ chức BHTG thì có thể tránh cho quốc gia của họ được những cuộc khủng hoảng tài chính. Hơn thế nữa, cũng trong thời kỳ này, xu hướng phát triển hệ thống BHTG trên thế giới phát triển mạnh mẽ và xu hướng đó cũng tác động đến Việt Nam, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững cần có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các nghiệp vụ BHTG. Vì vậy, trong khoản 1 Điều 17, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 đã quy định "Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo hiểm

32

tiền gửi hoặc bảo hiểm tiền gửi". Điều đó là cơ sở quan trọng để tổ chức BHTG ra đời. Và điều đó có thể khẳng định BHTGVN ra đời là sản phẩm của nền kinh tế thị trường.

Để hoạt động BHTG phát huy được hiệu quả của nó, từ cuối năm 1999, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật về BHTG và tháng 7/2000, BHTGVN chính thức khai trương hoạt động. Đây là tổ chức duy nhất triển khai hoạt động và chính sách về BHTG tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. BHTGVN là công cụ tài chính được Chính phủ sử dụng để thay mặt Chính phủ bảo về người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng.

2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

BHTGVN được thành lập và hoạt động dựa trên các văn bản pháp luật sau: - Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG; - Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG;

- Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Quyết định 75/1999/QĐ-TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTGVN;

- Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với BHTGVN;

- Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP;

- Một số văn bản do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc BHTGVN ban hành làm cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, như: Quyết định số 217/QĐ-BHTG-HĐQT của Chủ tịch HĐQT ngày 19/8/2003 ban hành Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG, Quyết định số 87/2001/QĐ-BHTG ngày 28/5/2001 của Tổng giám đốc BHTGVN ban hành Quy định chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền của BHTGVN, Quyết định số 64/2001/QĐ-HĐQT ngày 29/8/2001 của Chủ tịch HĐQT BHTGVN ban hành Quy định về kiểm tra các tổ chức tham gia Bl ITG,...

33

sách BHTG tại Việt Nam. Tuy nhiên, văn bản pháp luật cao nhất mới ở mức Nghị định nên hiệu lực thi hành chưa cao, thiếu nhiều chế tài xử lý vi phạm, ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền.

Các quốc gia trên thế giới đều xây dựng Luật BHTG hoặc Luật bảo về người gửi tiền trước khi thành lập tổ chức BHTG. Thông lệ trên đã được áp dụng phổ biến từ các quốc gia có hệ thống BHTG phát triển lâu đời như Mỹ, Canada, các quốc gia Châu Âu đến các quốc gia Châu Á.

Dự án Luật BHTG tại Việt Nam đã được Quốc hội khóa XII đưa vào kế hoạch nhưng chưa thực hiện được. Việc chậm ban hành ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền.

2.1.3. Một số hoạt động nghiệp vụ chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

BHTGVN có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội và 6 chi nhánh BHTG khu vực (chi nhánh) tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước: chi nhánh Hà Nội trụ sở tại thành phố Hà Nội, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Đông Bắc Bộ trụ sở tại thành phố Hải Phòng, chi nhánh Bắc Trung Bộ trụ sở tại thành phố Vinh- Nghệ An, chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long trụ sở tại thành phố Cần thơ, chi nhánh Nam Trung bộ và Tây Nguyên trụ sở tại thành phố Nha Trang- Khánh Hòa.

34

BHTGVN bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền thông qua 6 hoạt động nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Cấp, thu hồi Chứng nhận và thu phí BHTG: Theo quy định tại Nghị định 89 và Nghị định 109, tất cả các TCTD và tổ chức không phải TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo Luật các Tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc. Tính đến cuối năm 2010, BHTGVN đã cấp chứng nhận BHTG và thu phí cho 1.160 tổ chức tham gia BHTG gồm 42 ngân hàng thương mại (NHTM), 5 ngân hàng liên doanh (NHLD), 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN), 12 TCTD phi ngân hàng, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 1.060 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Biểu 2.1. Số lượng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại BHTGVN

- Nghiệp vụ GSTX: Nghiệp vụ GSTX tổ chức tham gia BHTG được thực hiện trên cơ sở thông tin, báo cáo do tổ chức tham gia BHTG và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cung cấp. Trên cơ sở thông tin, báo cáo thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG để đưa ra các cảnh báo, kiến nghị đối với các đơn vị vi phạm quy định về BHTG, quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng để tổ chức tham gia BHTG có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng; theo dõi xu hướng biến động trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG.

- Nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ: Nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ được thực hiện theo các chức năng nhiệm vụ cụ thể bao gồm: kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG, bao gồm: quy định về công khai, minh bạch các chính sách về

35

BHTG; quy định về cung cấp cho BHTGVN những thông tin về tổ chức tham gia BHTG; quy định về tính và nộp phí BHTG; kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và kiểm tra khả năng khắc phục các khó khăn tạm thời của các tổ chức tham gia BHTG.

- Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính: Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính được thực hiện trong trường hợp tổ chức tham BHTG có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTGVN có thể hỗ trợ dưới các hình thức như cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm, bảo lãnh các khoản cho vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm, mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản đảm bảo hoặc BHTGVN chỉ tiến hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của tổ chức tham gia BHTG đó có vai trò quan trọng đối với sự bảo đảm an toàn của hệ thống và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.

- Nghiệp vụ xử lý nợ: Theo quy định tại Nghị định 109, BHTGVN trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả. BHTGVN được phép chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. BHTGVN được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nghiệp vụ đầu tư nguồn vốn: Nghiệp vụ đầu tư kinh doanh vốn của BHTGVN được thực hiện theo quy định của Chính phủ nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao, tăng cường năng lực tài chính để bảo đảm có đủ khả năng xử lý rủi ro và không cần đến sự hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ.

2.2. Thực trạng hoạt động giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại tạiBảo hiểm tiền gửi Việt nam Bảo hiểm tiền gửi Việt nam

Hoạt động GSTX của BHTGVN chính thức đi vào hoạt động sau khi thành lập Phòng giám sát từ xa năm 2002 với các hoạt động: Kiểm soát các hồ sơ pháp lý tham gia BHTG, giám sát thực trạng hoạt động trên cơ sở nguồn thông tin báo cáo, đánh giá theo định kỳ hàng quý đối với tất cả các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG; Giám sát việc chấp hành các quy định về BHTG cũng như việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; cảnh báo, kiến nghị các rủi ro và những sai phạm, yếu kém cần khắc phục đối với tổ

36

chức nhận tiền gửi. Hoạt động giám sát từ xa được xác định là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của BHTGVN nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng. Từ năm 2006, hoạt động GSTX các tổ chức tham gia BHTG của BHTGVN được chia thành hai đối tượng tách biệt: Giám sát từ xa đối với NHTM và giám sát từ xa đối với TCTD phi ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân. Sau hơn 8 năm triển khai nghiệp vụ này, cùng với việc ổn định, kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân định chức năng nhiệm vụ là việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Quy chế GSTX, các loại văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể và việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị liên quan để thu thập thông tin đầu vào làm cơ sở thực hiện giám sát. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, nghiệp vụ GSTX được thực hiện theo Quy chế giám sát của Hội đồng quản trị BHTGVN ban hành theo Quyết định số 217/QĐ -BHTG - HĐQT ngày 19/8/2003 và hướng dẫn số 314/CV - BHTG ngày 25/6/2004 của Tổng giám đốc.

2.2.1. Phương thức giám sát từ xa của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối vớingân hàng thương mại ngân hàng thương mại

Giám sát từ xa đối với NHTM của BHTGVN là hoạt động đánh giá và theo dõi những thay đổi về tình hình hoạt động của các NHTM, lịch sử rủi ro; cảnh báo kịp thời, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với việc chấp hành các

Một phần của tài liệu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w